Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về địa lí của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với nội dung tài liệu Phương pháp khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ“ (tr.13) Địa lí 12 đồng thời rèn luyện các kĩ năng làm bài với Atlat. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ” (TR. 13)
A. Kiến thức trọng tâm
1. Lý thuyết
- Nội dung được thể hiện trong bản đồ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là địa hình (bao gồm các yếu tố: hướng, độ cao) và yếu tố có liên quan chặt chẽ với địa hình là sông ngòi.
- Địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp đường bình độ kết hợp với phương pháp phân tầng độ cao nhằm làm nổi bật sự khác nhau của các miền địa hình. Trên bản đồ còn thể hiện rõ phần bờ biển, phần thềm lục địa và các đảo, quần đảo ven bờ thuộc các miền tự nhiên này.
- Ngoài ra trên bản đồ các miền tự nhiên còn thể hiện các ngọn núi bằng phương pháp điểm độ cao với các kí hiệu hình tam giác và trị số độ cao bên cạnh.
2. Các câu hỏi thường gặp
– Xác định các khu vực phân bố của đồng bằng, miền núi nước ta ? Độ cao trung bình của các khu vực ?
– Tìm hiểu đặc điểm các dãy núi : vị trí địa lí, chiều dài, rộng, hướng chạy, độ cao trung bình, đỉnh cao nhất, đặc điểm hình thái.
– Tìm hiểu đặc điểm các cao nguyên, sơn nguyên : vị trí địa lí, độ cao trung bình, mức độ chia cắt…
– Tìm hiểu đặc điểm các đồng bằng : diện tích, vị trí địa lí, độ cao trung bình, đặc điểm hình thái…
– Tìm hiểu dạng bờ biển, thềm lục địa, dòng biển…
– Hiểu lát cắt địa hình.
Lưu ý khi phân tích lát cắt địa hình:
- Quan sát lát cắt thể hiện khu vực địa hình nào, điểm bắt đầu và điểm kết thúc của lát cắt; đối chiếu lát cắt với bản đồ để thấy rõ khu vực địa hình mà lát cắt đi qua.
- Đặc điểm chung của địa hình khu vực về hướng nghiêng, độ cao trung bình trên toàn khu vực, đỉnh cao nhất, thấp nhất.
- Tên các phân khu địa hình, các đỉnh núi, cao nguyên, sơn nguyên, sông hồ, thung lũng, đồng bằng mà lát cắt đi qua. Đặc điểm địa hình: độ cao, hình thái của tưng phân khu.
- Giải thích nguyên nhân thành tạo địa hình khu vực.
B. Bài tập minh họa
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Bến Hải đổ ra biển qua cửa nào sau đây?
A. Cửa Gianh. B. Cửa Nhượng. C. Cửa Hội. D. Cửa Tùng.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Pu Tha Ca. B. Kiều Liêu Ti. C. Phanxipăng. D. Tây Côn Lĩnh.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi Hoành Sơn thuộc khu vực đồi núi nào sau đây?
A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi Pha Luông có độ cao là
A. 1880m. B. 2405m. C. 1761m. D. 2051m.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết khu vực đồi núi Tây
Bắc theo lát cắt địa hình từ C đến D (C-D) có đặc điểm địa hình là
A. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
B. cao ở tây bắc thấp dần về đông nam.
C. cao ở đông bắc thấp dần về tây nam.
D. cao ở đông thấp dần sang tây.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc - đông nam?
A. Hoàng Liên Sơn. B. Con Voi. C. Đông Triều. D. Tam Đảo.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, theo lát cắt địa hình từ C đến D (C-D) cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao là
A. 1000m-1500m. B. 1500m. C. 1000m. D. 200-1000m.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết Đồng bằng Bắc Bộ thuộc miền tự nhiên nào sau đây?
A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
B. Miền Nam Trung Bộ.
C. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
D. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết vùng núi nào sau đây chạy theo hướng tây bắc - đông nam?
A. Đông Bắc và Tây Bắc. B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, lát cắt địa hình từ A đến B, yếu tố nào sau đây không thể hiện trong lát cắt địa hình A-B?
A. Dãy núi cánh cung Bắc Sơn.
B. Sơn nguyên Đồng Văn.
C. Hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam của vùng núi Đông Bắc.
D. Hướng núi của dãy con voi.
ĐÁP ÁN
1 D |
2 C |
3 D |
4 A |
5 B |
6 C |
7 A |
8 D |
9 B |
10 D |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !