Phương pháp khai thác Atlat địa lí Việt Nam trang “khí hậu“ (tr.9) Địa lí 12 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm bài về khí hậu của Việt Nam. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “KHÍ HẬU” (TR. 9)
A. Kiến thức trọng tâm
1. Lý thuyết
Bản đồ khí hậu trong tập Atlat Địa lí Việt Nam được thiết kế với 7 bản đồ có thể sử dụng phối hợp với nhau.
– Trên bản đồ khí hậu chung thể hiện các yếu tố khí tượng và các miền khí hậu. Miền khí hậu được kí hiệu bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi miền khí hậu gắn với một màu với ba đặc điểm khác nhau:
+ Miền khí hậu phía Bắc có ranh giới phía Nam là dãy Hoành Sơn (180B) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn từ Hoành Sơn đến mũi Dinh (110B) có mùa mưa vào mùa thu đông.
+ Miền khí hậu phía Nam (bao gồm cả Nam Bộ và Tây Nguyên), có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
– Trên bản đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện bằng phương pháp định vị. Các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa kết hợp trên cùng một biểu đồ và các biểu đồ này được đặt vào vị trí các đài trạm lựa chọn tiêu biểu cho từng miền khí hậu.
– Chế độ gió (tần xuất, hướng gió) được biểu hiện bằng phương pháp biểu đồ định vị với biểu đồ hoa gió tháng 1 (màu xanh) và tháng 7 (màu đỏ) được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động bởi các véc tơ (mũi tên) thể hiện các loại gió và bão theo màu sắc và hình dạng của vectơ.
– Các bản đồ nhiệt độ và lượng mưa được thể hiện ở tỉ lệ 1:18.000.000, bằng phương pháp nền số lượng. Về bản đồ lượng mưa thể hiện lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng XI – IV, tổng lượng mưa từ tháng V – X. Về bản đồ nhiệt độ, thể hiện nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độ trung bình tháng 7.
2. Các loại bản đồ
Bản đồ khí hậu chung
Bản đồ nhiệt độ và lượng mưa
3. Các câu hỏi thường gặp
a. Nêu tên các trạm, xác định trạm đó thuộc vùng, miền khí hậu nào?
b. Nêu đặc điểm khí hậu của trạm :
– Về nhiệt độ :
+ Nhiệt độ trung bình năm (có thể lấy số liệu dựa vào nền nhiệt độ trung bình năm), nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, bao nhiêu, vào tháng mấy, biên độ nhiệt ?
+ Tiến trình nhiệt dạng chí tuyến hay cận xích đạo ?
+ Mùa nhiệt : mùa hè vào tháng nào, niệt độ trung bình bao nhiêu; mùa đông vào tháng nào, niệt độ trung bình bao nhiêu ?
– Về độ ẩm :
+ Lượng mưa trung bình năm (có thể dựa vào bản đồ Lượng mưa) ?
+ Mùa ẩm: mùa mưa (về thời gian), tháng mưa nhiều nhất, cường độ mưa; mùa khô (về thời gian), tháng kiệt nhất ?
– Về gió : loại gió thổi về hướng, thời gian, tần suất và tính chất ?
– Các đặc điểm khác.
* Bản đồ Nhiệt độ
– Nêu đặc điểm khái quát về nhiệt độ trung bình trên lãnh thổ nước ta, sự biến đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam, từ thấp lên cao ?
– Nêu thang bậc nhiệt độ từ cao nhất đến thấp nhất ? Nhiệt độ bao nhiêu, phân bố ở đâu ?
– Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó ?
* Bản đồ Lượng mưa
– Nêu đặc điểm khái quát nhất về lượng mưa trên toàn lãnh thổ nước ta ?
– Nêu thang bậc lượng mưa từ cao nhất đến thấp nhất (dựa vào bảng chú giải). Bao nhiêu ? Phân bố ở đâu?
* Phân tích hướng Gió
– Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai loại gió mùa rất đặc trưng.
– Hoa gió là loại biểu đồ định vị với các đường màu xanh, đỏ có độ dài ngắn khác nhau biểu hiện cho các loại gió về cường độ (mạnh, yếu), tính chất (nóng, lạnh), hướng và tần suất hoạt động (10-25%, 25-50%, >50%). Đường mũi tên biểu thị các loại gió mùa về hướng, tính chất và thời gian hoạt động.
+ Gió mùa mùa Hạ
- Có tính chất nóng ẩm, đem nhiều mưa đến cho nước ta. Gió có nguồn gốc từ vịnh Bengan và khối khí xích đạo (gió tín phong nam bán cầu vượt qua xích đạo). Cả 2 loại gió này đều có tính chất nóng ẩm, thổi theo hướng TN vào VN tạo nên gió mùa mùa hạ.
- Riêng khu vực Bắc Bộ gió mùa hạ có hướng Đông Nam là do địa hình và áp thấp Bắc Bộ hút làm cho gió đổi hướng.
- Trong mùa hạ còn có gió Phơn TN (gió Lào), tính chất khô, nóng hoạt động mạnh ở miền Trung và Tây Bắc vào các tháng 6,7,8. Đây là loại gió mùa TN nóng ẩm vượt qua núi gây ra hiện tượng Phơn.
+ Gió mùa mùa Đông
- Khối khí cực đới có nguồn gốc từ áp cao Xibia đến VN theo 2 hướng :
- Hướng Bắc, Tây Bắc qua lãnh thổ Trung Quốc vào VN hoạt động mạnh vào nữa đầu mùa đông đem theo không khí lạnh và khô, gọi là khối khí cực đới biến tính qua đất liền.
- Hướng Đông Bắc qua biển Nam Trung Hoa, vịnh Bắc Bộ vào VN gây nên dạng thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn, hoạt động mạnh vào nửa sau mùa đông, gọi là khối khí cực đới biến tính qua biển.
=> Cả 2 hướng gió trên tạo nên thời tiết đặc biệt cho mùa đông miền Bắc.
- Từ 160B trở vào Nam cũng có hướng ĐB, nhưng chủ yếu là gió Tín phong Bắc bán cầu, gió này hoạt động mạnh vào mùa đông gây nên dạng thời tiết hanh khô cho mùa đông Nam Bộ.
- Tuy nhiên cả khối khí cực đới biển, tín phong Bắc bán cầu, frong cực và dải hội tụ nội chí tuyến lại là nguyên nhân gây mưa chính cho DHMT vào mùa thu đông.
* Phân tích hướng Bão
– Bão thường xuất phát từ biển tây Thái Bình Dương hay từ biển Đông.
– Mùa bão từ tháng 5 đến tháng 12, bình quân hàng năm có từ 9 – 10 cơn bão đổ bộ vào VN.
+ Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam, tháng 6 -7 đổ bộ vào Bắc Bộ, tần suất 0,3 – 1 cơn bão/tháng, sau đó lùi dần xuống phía nam khu vực Ninh Bình – Thanh Hóa vào tháng 8, tần suất 1 – 1,3 cơn bão/tháng.
+ Khu vực hoạt động mạnh nhất vào tháng 9 là Bắc Trung Bộ, tần suất lên tới 1,3 – 1,7 cơn bão/tháng. Sau đó giảm dần, tần suất chỉ còn 1 – 1,3 cơn bão/tháng vào Huế, Đà Nẵng tháng 10, tháng 11 – 12 là 0,3 – 1 cơn bão/tháng ở DHNTB
+ Khu vực Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới.
* Phân tích Miền khí hậu
a. Nêu khái quát vị trí địa lí, lãnh thổ vùng miền khí hậu.
b. Nêu đặc điểm nhiệt độ :
– Nhiệt độ trung bình năm.
– Nhiệt độ tháng cao nhất, thấp nhất, biên độ.
– Biến trình nhiệt.
– Mùa nhiệt.
c. Nêu đặc điểm về ẩm:
– Lượng mưa trung bình năm.
– Mùa mưa và mùa khô từ tháng nào đến tháng nào, tháng mưa nhiều nhất, tháng mưa ít nhất (nguyên nhân mưa, kiểu mưa).
d. Về gió, bão
– Loại gió thổi thịnh hành về hướng, tính chất, thời gian, cường độ và nguyên nhân hình thành.
– Bão hoạt động vào thời gian nào, cường độ.
e. Các đặc điểm khác.
* So sánh các Trạm khí hậu, Miền khí hậu
a. Nêu vị trí trạm và đặc điểm khái quát các yếu tố khí tượng của trạm, từ đó nêu đặc điểm miền khí hậu.
b. Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau :
– Về nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, biên độ, mùa nhiệt, biến trình nhiệt…).
– Về ẩm (lượng mưa, tháng mưa nhiều, tháng mưa ít, mùa mưa, kiểu mưa, nguyên nhân mưa…).
– Về gió, bão (loại gió, đặc điểm gió, cường độ, thời gian và tần suất hoạt động…).
– Đặc điểm khác.
c. Giải thích nguyên nhân (dựa vào các bản đồ trong Atlat : xác định vị trí, địa hình, hoạt động biểu kiến của Mặt Trời và hoàn lưu khí quyển…).
B. Bài tập minh họa
---(Nội dung đề và đáp án phần bài tập minh họa của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: