YOMEDIA

Phương pháp giải dạng bài tập về nhận biết, tách chất môn Hóa học 12 năm 2021

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Phương pháp giải dạng bài tập về nhận biết, tách chất môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án chi tiết rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM

1. Phản ứng nhận biết

Phản ứng nhận biết phải là phản ứng đặc trưng, tức là phản ứng xảy ra:

- Nhanh (phản ứng xảy ra tức thời).

- Nhạy (một lượng nhỏ cũng phát hiện được).

- Dễ thực hiện (điều kiện nhiệt độ, áp suất thấp).

- Phải có dấu hiệu, hiện tượng dễ quan sát (tạo kết tủa, hòa tan kết tủa, thay đổi màu, sủi bọt khí, có mùi,...). Không được dùng phản ứng không có dấu hiệu, hiện tượng dễ nhận biết.

2. Cách trình bày bài giải bài tập nhận biết

+) Cách 1: Phương pháp mô tả

- Bước 1: Trích mẫu thử từ hóa chất cần nhận biết.

- Bước 2: Chọn thuốc thử (tùy theo yêu cầu của đề bài; thuốc thử tùy chọn không hạn chế, hay hạn chế, hoặc không dùng thuốc thử bên ngoài,...).

- Bựớc 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng xảy ra) rút ra kết luận đã nhận biết được hóa chất nào.

- Bước 4: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết.

+) Cách 2: Dùng phương pháp lập bảng

Cũng qua các bước như cách 1. Riêng bước 2 và 3 thay vì mô tả, gộp lại thành bảng: trình tự nhận biết.

Chú ý: Kí hiệu (-) quy ước: không có dấu hiệu gì xảy ra (mặc dù có thể có phản ứng), (///) chất đã nhận biết được.

Sau cùng phải viết các phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết, cần lưu ý sự khác nhau giữa nhận biết và phân biệt. Để phân biệt các chất X, Y, Z, T chỉ cần nhận biết các chất Z, Y, Z, chất còn lại đương nhiên là Z. Ngược lại, để nhận biết các chất X, Y, Z, T phải xác định đủ tất cả các chất này, không được bỏ qua chất nào.

3. Các kiểu bài nhận biết

a) Kiểu bài không hạn chế thuốc thử

Dạng này có thể dùng nhiều thuốc thử khác nhau để nhận biêt, miễn sao hợp lí.

b) Dùng thuốc thử hữu hạn

Dạng này chỉ được dùng những thuốc thử mà đề cho hay đề yêu cầu, dùng quá là sai. Để giải dạng toán này ta có một số điểm lưu ý sau:

- Có thể dùng chất đã nhận biết trở lại làm thuốc thử.

- Trong dung dịch các muối nhận biết có các ion Al3+, Zn2+, Cr3+, Sn2+, Pb2+, Cu2+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, NH4+  ta dùng kiềm.

- Trong các dung dịch nhận biết vừa có môi trường axit vừa có môi trường bazơ, ta dùng quỳ tím.

- Các dung dịch nhận biết có dung dịch muối HCO3-, HSO3- ta đun nóng nhẹ dung dịch để nhận biết thông qua hiện tượng có khí bay ra.

2HCO3- → H2O + CO32- + CO2

c) Không dùng thuốc thử

Dạng này không được dùng bất cứ một thuốc thử nào, có dùng là sai.

Để giải dạng toán này ta lưu ý một số điểm sau:

- Trong các dung dịch muối nhận biết có muối HCO3-, HSO3- ta đun nóng các mẫu dung dịch muối này, thông qua hiện tượng khí bay ra hay kết tủa để nhận biết, rồi dùng nó trở lại làm thuốc thử.

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

- Nguyên tắc chung để giải dạng toán này là cho các chất tác dụng lẫn nhau từng dôi một rồi lập bảng quan sát hiện tượng để kết luận (Qui tắc này gọi là qui tắc bóng đá vòng tròn).

d. Dạng nhận biết các chất cùng nằm trong một hỗn hợp:

Nguyên tắc để giải dạng toán này cũng như trên, chỉ lưu ý rằng là khi nhận biết được chất nào thường loại nó ra khỏi hỗn hợp và nhận biết đến cùng.

Lưu ý: Với dạng bài tách chất

- Có hỗn hợp nhiều chất trộn lẫn với nhau, dùng phản ứng hóa học kết hợp với sự tách, chiết, đun sôi, cô cạn để tách một chất ra khỏi hỗn hợp hay tách các chất ra khỏi nhau.

- Dạng toán này chỉ cần tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp, loại bỏ các chất khác, ta có một trong hai cách giải sau:

Cách 1: Dùng hóa chất phản ứng tác dụng lên các chất cần loại bỏ, còn chất cần tách riêng không tác dụng sau phản ứng được tách ra dễ dàng.

Cách 2: Dùng hóa chất tác dụng với chất cần muốn tách riêng tạo ra sản phẩm mới. sản phẩm dễ tách khỏi hỗn hợp và dễ tái tạo lại chất đầu.

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Cho ba dung dịch đựng trong ba lọ riêng biệt: CuSO4, Cr2(SO4)3 và FeSO4. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được cả ba lọ hóa chất trên?

A. HCl        

B. H2SO4        

C.NaOH        

D. Ba(OH)2

Hướng dẫn:

Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch NaOH lần lượt vào các mẩu thử.

- Mẩu thử tạo kết tủa màu xanh là CuSO4.

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

- Mẩu thử tạo kết tủa trắng xanh, sau đó hóa nâu đỏ là FeSO4.

FeSO4 + 2NaOH →Fe(OH)2 + Na2SO4

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

- Mẩu thử tạo kết tủa xanh rêu, sau đó tan trong kiềm dư là Cr2(SO4)3.

Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4

Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]

Bài 2: Cho 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch : KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3 và NH4Cl. Chỉ sử dụng duy nhất một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch trên

Hướng dẫn:

Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. cho dung dịch NaOH lần lượt vào các mẫu thử.

Mẫu thử tạo kết tủa xanh là Cu(NO3)2

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa nâu đỏ là FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Mẫu thử tạo kết tủa keo trắng tan trong kiềm dư là AlCl3

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Mẫu thử có khí mùi khai bay ra là NH4Cl

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

Bài 3: Có 5 bình mất nhãn đựng 5 dung dịch sau: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4, Ca(HCO3)2. Hãy nhận biết hình nào đựng dung dịch gì?(mà không dùng bất cứ thuốc thử nào)?

Hướng dẫn:

Đun nhẹ 5 mẫu dung dịch trong 5 ống nghiệm, mẫu nào có sủi bọt khí và có kết tủa là Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Dùng dung dịch Ca(HCO3)2 vừa nhận biết trở lại làm thuốc thử tác dụng với 4 mẫu dung dịch còn lại

Mẫu nào có khí bay ra không có kết tủa là HCl

Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Mẫu nào vừa có khí vừa có kết tủa là H2SO4

Ca(HCO3)2 + 2H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2

Mẫu nào chỉ có kết tủa không có khí là Na2CO3

Ca(HCO3)2 + 2Na2CO3 → CaCO3 + 2NaHCO3

Mẫu nào không có hiện tượng gì là BaCl2

Bài 4: Một loại muối ăn bị lẫn các tạp chất là Na2SO4, NaBr, MgCl2, CaCl2 và CaSO4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để thu được NaCl tinh khiết.

Hướng dẫn:

Hòa tan vào nước, thêm BaCl2 dư để loại muối SO42-

Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc cho thêm Na2CO3 dư để loại hết các cation Ca2+, Mg2+, Ba2+.

Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc sục Cl2 dư vào để loại anion Br-

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Vì chỉ có một lượng nhỏ Cl2 tác dụng với nước , do đó phải cho thêm dung dịch HCl dư để loại hết CO32-.

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

Cô cạn dung dịch được NaCl tinh khiết.

Bài 5: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ có nồng độ khoảng 0,1M. Nếu dùng dung dịch NaOH thì có thể nhận biết được mấy dung dịch?

A. 3        

B. 4        

C. 5        

D. 2

Hướng dẫn:

Đáp án B

Các phản ứng xảy ra:

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓ tủa trắng

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓ nâu đỏ

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + 3 OH- → [Al(OH)4]- tan

Nhận biết được 4 dung dịch.

Bài 6: Không dùng hóa chất hãy nhân biết 4 dung dịch sau trong bốn bình bị mất nhãn: HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2

Hướng dẫn:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử. Lấy ngẫu nhiên một mẫu thử rồi cho tác dụng lần lượt với các mẫu thử còn lại. ta có bảng sau.

Mẫu

HCl

H2SO4

Na2CO3

BaCl2

HCl

   

Kết tủa

 

H2SO4

   

Kết tủa

Kết tủa

Na2CO3

Kết tủa

Kết tủa

 

Kết tủa

BaCl2

 

Kết tủa

Kết tủa

 
 

Dựa vào bảng trên ta thấy

Chất tác dụng với 3 chất kia cho một kết tủa và hai khi là Na2CO3

Chất tác dụng với 3 chất kia cho hai kết tủa là BaCl2

Chất tác dụng với 3 chất kia cho một kết tủa, một khí là H2SO4

Chất tác dụng với 3 chất kia chỉ cho một khí là HCl

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + H2O + CO2

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Pb2+ + CO32- → PbCO3

Bài 7: Có 5 dung dịch mất nhãn gồm CuCl2, NaNO3, Mg(NO3)2; NH4NO3 và Fe(NO3)3. Có thể dùng kim loại nào sau đây để phân biệt cả 5 dung dịch?

A. Na        

B. Fe        

C. Cu        

D. Ag

Hướng dẫn:

Đáp án A

Dùng Na

Na + H2O → NaOH + ½ H2

Sau đó:

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ (xanh) + 2NaCl

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ (trắng) + 2NaNO3

NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O

Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaNO3

Bài 8: Có hai dung dịch (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết được cả hai dung dịch trên?

A. Dung dịch NaOH.        

B. Dung dịch Ba(OH)2.

C. Dung dịch KOH.        

D. Dung dịch HCl.

Hướng dẫn:

Đáp án B

Có khí mùi khai là (NH4)2S

Có khí mùi khai và kết tủa trắng là (NH4)2SO4

(NH4)2S + Ba(OH)2 → BaS + 2NH3↑ + 2H2O

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3↑ + 2H2O

Bài 9: Trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại được tất cả các muối trên?

A. NaOH        

B. Na2CO3        

C. NaHCO3        

D. K2SO4

Hướng dẫn:

Đáp án: B

Khi cho Na2CO3 vào loại nước trên thì sẽ tạo kết tủa trắng CaCO3 và MgCO3

Bài 10: Cho năm lọ mất nhãn đựng các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3 và NH4C1. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết chúng?

A. Dung dịch NaOH dư        

B. Dung dịch AgNO3

C. Dung dịch Na2SO4        

D. Dung dịch HC1

Hướng dẫn:

Đáp án A

Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch NaOH lần lượt vào các mẩu thử.

- Mẩu thử tạo kết tủa xanh là Cu(NO3)2.

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

- Mẩu thử tạo kết tủa nâu đỏ là FeCl3.

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

- Mẩu thử tạo kết tủa keo trắng tan trong kiềm dư là A1C13.

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

- Mẩu thử có khí mùi bay ra là NH4Cl.

NH4Cl+ NaOH → NaCl + NH3 + H2O

Bài 11: Cho ba hợp kim: Cu-Ag, Cu-Al, Cu-Zn. Thuốc thử nào sau đây có thể được dùng để phân biệt ba hợp kim trên?

A. HCl và NaOH

B. HNO3 và NH3

C. H2SO4 và NaOH

D. H2SO4 loãng và NH3

Hướng dẫn:

Đáp án D

Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẩu thử.

- Hợp kim nào không có khí là Cu-Ag.

- Cho dung dịch NH3 vào dung dịch thu được trong hai trường hợp còn lại.

+) Trường hợp tạo kết tủa keo trắng và không tan trong NH3 dư ⇒ hợp kim là Cu-Al.

3Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4

+) Trường hợp tạo kết tủa rồi tan trong NH3 dư ⇒ hợp kim ban đầu là Cu-Zn.

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

Bài 12: Để phân biệt hai khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch KMnO4

B. Dung dịch Br2

C. Dung dịch CuCl2

D. Dung dịch NaOH

Hướng dẫn:

Đáp án C

H2S tạo kết tủa đen với CuCl2.

H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl

C. LUYỆN TẬP

Câu 1. Cho ba dung dịch đựng trong ba lọ riêng biệt: CuSO4, Cr2(SO4)3 và FeSO4. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được cả ba lọ hóa chất trên?

A. HCl            

B. H2SO4

C.NaOH            

D. Ba(OH)2

Câu 2. Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ có nồng độ khoảng 0,1M. Nếu dùng dung dịch NaOH thì có thể nhận biết được mấy dung dịch?

A. 3            

B. 4

C. 5            

D. 2

Câu 3. Cần thêm vào bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50 ml dug dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH =2 ?

A. 36,5 ml             

B. 73ml

C. 22,4ml             

C. 300ml

Câu 4. Có thể phân biệt ba dung dịch loãng gồm KOH, HCl và H2SO4 bằng một thuốc thử là:

A. BaCO3            

B. Quỳ tím

C. Al             

D. Zn

Câu 5. Trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại được tất cả các muối trên?

A. NaOH             

B. Na2CO3

C. NaHCO3             

D. K2SO4

Câu 6. Lấy 25ml dung dịch A gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 rồi chuẩn độ bằng dung dịch hỗn hợp KMnO4 0,025M thì hết 18,10ml. Mặt khác, thêm lượng dư dung dịch NH3 vào 25ml dung dịch A thì thu được kết tủa, lọc kết tủa rồi nung đỏ trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, cân được 1,2g. Nồng độ mol/l của FeSO4 và Fe2(SO4)3 lần lượt là:

A. 0,091 và 0,25             

B. 0,091 và 0,265

C. 0,091 và 0,255             

D. 0,087 và 0,255

Câu 7. Có ba chất rắn Zn(OH)2, Ni(OH)2, Cu(OH)2. Có thể dùng dung dịch nào để hòa tan được cả ba chất trên?

A. Dung dịch NaOH.             

B. Dung dịch NH3.

C. Dung dịch NH4Cl.             

D. Dung dịch KOH.

Câu 8. Có 5 dung dịch, mỗi dung dịch nồng đọ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO4. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được dung dịch nào?

A. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2S.

B. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3.

C. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2SO4.

D. Ba dung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S.

Câu 9. Cho 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch : KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3 và NH4Cl. Chỉ sử dụng duy nhất một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch trên

A. HCl             

B. H2SO4

C. NaOH             

D. NH4+

Câu 10. Để xác định nồng đội dung dịch NaOH người ta tiến hành như sau: cân 1,26 gam axit oxalic ngậm nước (H2C2O4.2H2O) hòa tan hoàn toàn vào nước, định mức thành 100 ml. lấy 10 ml dung dịch này thêm vào đó vài giọt phenolphthalein, đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH đến xuất hiện màu hồng (ở pH = 9) thì hết 17,5 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ dung dịch NaOH đã dùng.

A. 0,114M             

B. 0,26M

C. 0,124M             

D. 0,16M

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phương pháp giải dạng bài tập về nhận biết, tách chất môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON