YOMEDIA

Ôn tập các dạng câu hỏi lý thuyết cấp độ nhận biết, thông hiểu Hóa hữu cơ năm học 2019-2020

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Hóa học 12 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Ôn tập các dạng câu hỏi lý thuyết cấp độ nhận biết, thông hiểu Hóa hữu cơ năm học 2019-2020. Tài liệu được biên tập đầy đủ, chi tiết kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và rèn luyện thêm. Chúc các em học tốt

ATNETWORK
YOMEDIA

ÔN TẬP CÁC DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU HÓA HỮU CƠ NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A. CO2, CaCO3.                 B. CH3Cl, C6H5Br.        C. NaHCO3, NaCN.      D. CO, CaC2.

Câu 2: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?

A. Phản ứng thế.                B. Phản ứng cộng.         C. Phản ứng tách.          D. Phản ứng cháy.

Câu 3: Chất nào sau đây là ancol etylic?

A. C2H5OH.                       B. CH3COOH.              C. CH3OH.                    D. HCHO.

Câu 4: Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của ba chất sau:

Chất A, B, C lần lượt là:

A. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH                         B. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

C. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.                        D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

Câu 5: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3. Tên gọi của X là

A. propyl fomat.                 B. metyl axetat.             C. metyl acrylat.            D. etyl axetat.

Câu 6: Cacbohiđrat ở dạng polime là

A. glucozơ.                         B. xenlulozơ.                 C. fructozơ.                   D. saccarozơ.

Câu 7: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là

A. CH3CHO.                      B. CH3COOH.              C. CH3NH2.                   D. H2NCH2COOH.

Câu 8: Tơ lapsan thuộc loại tơ

A. poliete.                           B. vinylic.                      C. polieste.                     D. poliamit.

Câu 9: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, frutozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 2.                                    B. 5.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 10: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu đỏ

Y

Nước brom

Kết tủa màu trắng

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag trắng sáng.

T

Cu(OH)2

Dung dịch có màu xanh lam.

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. axit glutamic, anilin, glucozơ, saccarozơ.            B. axit axetic, anilin, glucozơ, xenlulozơ.

C. axit stearic, anilin, saccarozơ, glucozơ.                D. natri stearat, anilin, glucozơ, saccarozơ.

Câu 11: Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6 như sau:

Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên?

A. Xác định sự có mặt của O.                                   B. Xác định sự có mặt của C và H.

C. Xác định sự có mặt của H.                                   D. Xác định sự có mặt của C.

Câu 12: Trong các chất sau, chất nào là axetilen?

A. C2H2.                             B. C6H6.                         C. C2H6.                         D. C2H4.

Câu 13: Chất nào sau đây là ancol bậc 2?

A. HOCH­2CH2 OH.           B. (CH3)2CHOH.           C. (CH3)2CHCH­2OH.    D. (CH3)3COH.

Câu 14: Tr­­ước đây ng­­ười ta hay sử dụng chất này để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là

A. axeton.                                                                  B. fomon.

C. axetanđehit (hay anđehit axetic).                         D. băng phiến.

Câu 15: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?

A. Triolein.                         B. Metyl axetat.             C. Glucozơ.                   D. Saccarozơ.

Câu 16: Chất thuộc loại cacbohiđrat là

A. xenlulozơ.                      B. poli(vinylclorua).       C. protein.                      D. glixerol.

Câu 17: Chất tác dụng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím là

A. anđehit axetic.               B. tinh bột.                     C. xenlulozơ.                 D. peptit.

Câu 18: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là?

A. polietilen.                                                              B. nilon-6,6.

C. poli(metylmetacrylat).                                          D. poli(vinylclorua).

Câu 19: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là

A. metyl axetat, glucozơ, etanol.                              B. etanol, fructozơ, metylamin.

C. glixerol, glyxin, anilin.                                          D. metyl axetat, alanin, axit axetic

Câu 20: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

T

Dung dịch NaOH

Tạo chất lỏng không tan trong nước, lắng xuống

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, fructozơ, phenyl amoni clorua.

B. Lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua, hồ tinh bột, fructozơ.

C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua, fructozơ.

D. Hồ tinh bột, fructozơ, lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua.

Câu 21: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là:

A. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N,… thành các chất vô cơ dễ nhận biết.

B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm hiđro do có hơi nước thoát ra.

C. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen.

D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét.

Câu 22: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?

A. C3H8.                             B. CH4.                          C. C2H2.                         D. H2.

Câu 23: Ancol anlylic có công là

A. C2H5OH.                       B. C3H5OH.                   C. C6H5OH.                   D. C4H5OH.

Câu 24: Axit fomic không phản ứng với chất nào trong các chất sau?

A. C6H5OH.                       B. Na.                            C. Mg.                            D. CuO.

Câu 25: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là

A. C2H5COOCH3.              B. HCOOC3H7.             C. CH3COOC2H5.         D. HCOOC3H5.

Câu 26: Amilozơ được tạo thành từ các gốc

A. α-glucozơ.                      B. β-fructozơ.                C. β-glucozơ.                 D. α-fructozơ.

Câu 27: Dung dịch metylamin trong nước làm

A. quì tím hoá xanh.                                                  B. phenolphtalein không đổi màu.

C. quì tím không đổi màu.                                        D. phenolphtalein hoá xanh.

Câu 28: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là

A. tơ nilon-6,6.                   B. tơ tằm.                       C. tơ visco.                    D. tơ capron.

Câu 29: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là

A. 3.                                    B. 4.                               C. 5.                               D. 2.

Câu 30: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau :

Mẫu thử

Thí nghiệm

Hiện tượng

X

Tác dụng với Cu(OH)2

Hợp chất màu tím

Y

Quì tím ẩm

Quì đổi xanh

Z

Tác dụng với dung dịch Br2

Dung dịch mất màu và có kết tủa trắng

T

Tác dụng với dung dịch Br2

Dung dịch mất màu

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A. acrilonitrin, anilin, Gly-Ala-Ala, metylamin.        B. Gly-Ala-Ala, metylamin, anilin, acrilonitrin.

C. Gly-Ala-Ala, Metylamin, acrilonitrin, anilin.       D. metylamin, anilin, Gly-Ala-Ala, acrilonitrin.

Câu 31: Khi dùng phễu chiết có thể tách riêng hai chất lỏng X và Y. Xác định các chất X, Y tương ứng trong hình vẽ?

A. Dung dịch NaOH và phenol.                               B. H2O và axit axetic.

C. Benzen và H2O.                                                   D. Nước muối và nước đường.

Câu 32: Anken là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là

A. CnH2n+2 (n ≥1).               B. CnH2n (n ≥2).             C. CnH2n-2 (n ≥2).           D. CnH2n-6 (n ≥6).

Câu 33: Glixerol là ancol có số nhóm hiđroxyl (-OH) là

A. 4.                                    B. 3.                               C. 2.                               D. 1.

Câu 34: Dung dịch nào sau đây dùng để ngâm xác động vật?

A. HCHO.                          B. CH3CHO.                 C. CH3COOH.              D. CH3OH.

Câu 35: Tỉ khối hơi của một este đơn chức X so với khí cacbonic là 2. Công thức phân tử của X là

A. C2H4O2.                         B. C4H8O2.                     C. C3H6O2.                     D.  C4H6O2.

Câu 36: Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?

A. Tinh bột.                        B. Glucozơ.                   C. Xenlulozơ.                D. Saccarozơ.

Câu 37: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Xút.                               B. Xô đa.                       C. Nước vôi trong.        D. Giấm ăn.

Câu 38: Chất nào dưới đây khi tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành tơ nilon – 6?

A. C6H5NH2.                                                             B. H2N[CH2]5COOH.

C.  H2N[CH2]6COOH.                                              D. C6H5OH.

Câu 39: Trong các chất: triolein, saccarozơ, tinh bột, anbumin, glucozơ, glyxin, alanin, fructozơ. Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là

A. 7.                                    B. 4.                               C. 5.                               D. 6.

Câu 40: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bẳng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu hồng

Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag

T

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.              B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.              D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Ôn tập các dạng câu hỏi lý thuyết cấp độ nhận biết, thông hiểu Hóa hữu cơ năm học 2019-2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON