YOMEDIA

Tổng ôn Các mặt hạn chế của khu vực đồi núi với sự phát triển kinh tế-xã hội Địa lý 12

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Tổng ôn Các mặt hạn chế của khu vực đồi núi với sự phát triển kinh tế-xã hội Địa lý 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

CÁC HẠN CHẾ VỀ TỰ NHIÊN CỦA CÁC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

I. Lý thuyết

– Thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán ….

– Thủy triều xâm nhập làm đất đai bị mặn và phèn hóa.

– Khí hậu Trái Đất nóng lên làm băng ở cực tăng, nước biển dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt các đồng bằng châu thổ màu mỡ của nước ta.

- Hạn chế của từng khu vực đồng bằng:

   + ĐB sông Hồng: đất trong đê bạc màu, nhiều ô trũng ngập nước.

   + ĐB sông Cửu Long: diện tích đất phèn và đất mặn lớn

   + ĐB ven biển miền Trung: diện tích nhỏ, bị chia cắt, nghèo dinh dưỡng

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Ở đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do:

A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

B. Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc.

C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.

D. Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.

Đáp án: 

Vào mùa cạn, mực nước sông hạ thấp + địa hình thấp,  không có đê bao bọc

⇒ Nước biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Bắc.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Tây Nguyên

Đáp án: 

- Bão, lũ lụt, hạn hán là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng ⇒ loại trừ đáp án B. Tây Bắc

- Gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ (phía Nam của Tây Bắc chịu ảnh hưởng ít hơn). Khu vực “ĐBSH và Tây Nguyên” ít hoặc hầu như không chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.

→ Loại đáp án A, D

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển nước ta là:

A. Bão.

B. Sạt lở bờ biển.

C. Cát bay, cát chảy.

D. Động đất.

Đáp án: 

- Sạt lở bờ biển,cát bay, cát chảy xảy ra ở ven biển, không phải là thiên tai gây hậu quả nặng nề nhất ⇒ Sai

- Động đất không xảy ra thường xuyên, hằng năm ở nước ta ⇒ Sai

- Hằng năm nước ta đón 8 -10 cơn bão từ biển Đông, bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào ở nước ta hiện nay?

A. Vùng đồng bằng, ven biển.

B. Vùng đồi núi, ven biển.

C. Vùng trung du, đồng bằng.

D. Vùng trung du và miền núi.

Đáp án: 

Hằng năm nước ta đón 8 -10 cơn bão từ biển Đông, bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển ở nước ta hiện nay.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Đáp án: Vật liệu bào mòn từ miền núi được sông ngòi vận chuyển→ bồi đắp thành tạo nên các đồng bằng.

⇒ Quá trình này thể hiện mối quan hệ nhân - quả giữa miền núi  và đồng bằng

- Ý A là đặc điểm của đồng bằng và miền núi → Sai

- Ý B: là thế mạnh của miền núi và đồng bằng → Sai

- Ý D: là thể hiện dòng chảy của sông ngòi → Sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là:

A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.

B. Chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp

C. Gây ra hiện tượng ngập lụt nghiêm trọng, kéo dài.

D. Gây ra nhiều thiên tai mưa, bão, hạn hán.

Đáp án: 

Phương pháp loại trừ:

- Ý A: đồi núi giúp mở mang đồng bằng → tác động tích cực → Loại

- Ý B: ở miền Trung nước ta, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, gây khăn cho giao thông bắc - nam, phát triển kinh tế.

⇒ Đúng

- Ý C: ngập lụt vùng đồng bằng chủ yếu là do mưa lớn + địa hình đồng bằng thấp →  Loại

- Ý D: hiện tượng bão, lũ, hạn hán không phải do địa hình miền núi gây ra → Loại

⇒ Vậy tác động tiêu cực của địa hình miền núi là ăn lan ra sát biển, chia cắt đồng bằng (đồng bằng ven biển miền Trung).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7. Mỗi năm, nước triều lấn mạnh làm cho số diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn là:
A. 1/3.
B. 2/3.
C. 3/4.
D. 3/2.

Đáp án: B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Các mặt hạn chế của khu vực đồi núi với sự phát triển kinh tế-xã hội Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON