YOMEDIA

Luyện tập kiến thức Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Địa lí 9

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Luyện tập kiến thức Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Địa lí 9 bao gồm nội dung lý thuyết và các câu hỏi luyện tập do ban biên tập HỌC247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức trọng tâm để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kỳ sắp tới.

ATNETWORK

1. Lý thuyết

1.1. Các dân tộc ở Việt Nam

- Thành phần: Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 85,3% dân số cả nước - 2019).

- Đặc điểm

+ Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…

+ Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

1.2. Phân bố các dân tộc

- Dân tộc kinh: Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

- Các dân tộc ít người

+ Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. 

+ Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa các vùng.

Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.

2. Luyện tập

Câu 1: Dân số nước ta năm 2002 là

A. 79,7 triệu người               B. 81 triệu người             C. 74,5 triệu người          D. 70 Triệu người

Câu 2: Để giảm bớt tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp phải thực hiện chủ yếu là

A. Phân bố lại dân cư giữa các vùng.

B. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

C. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số.

D. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

Câu 3: Nói Việt Nam là một nước đông dân là vì

A. Dân số đứng thứ 13 trên thế giới                             B. Lãnh thổ hẹp, dân số nhiều.

C. Lãnh thổ đứng thứ 58 về diện tích.                         D. Việt Nam có 79,7 triệu người (2002)

Câu 4: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm

A. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.

C. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm

D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.

Câu 5: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt trong khoảng thời gian nào?

A. Những năm cuối thế kỉ XIX.                                  B. Những năm cuối thế kỉ XX.

C. Những năm đầu thế kỉ XIX.                                   D. Những năm đầu thế kỉ XX.

Câu 6: Nước ta có cơ cấu dân số

A. Cơ cấu dân số trẻ.                                                    B. Cơ cấu dân số già.

C. Cơ cấu dân số ổn định.                                            D. Cơ cấu dân số phát triển.

Câu 7: Trong khu vực Đông Nam Á , tính đến năm 2002, dân số nước ta đứng vào hàng thứ mấy

A. 3                                      B. 1                                  C. 4                                  D. 2

Câu 8: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ khi nào

A. Cuối những năm 40                                                 B. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX

C. Cuối những năm 60                                                 D. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 9: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh

A. Trung bình                                                                B. Tương đối thấp

C. Rất cao                                                                     D. Cao

Câu 10: Dân số thành thị tăng nhanh, không phải vì:

A. Nhiều đô thị mới hình thành                                   B. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ

C. Do di dân vào thành thị                                           D. Gia tăng tự nhiên cao

Câu 11: Tại sao ở những năm 50, tỷ lệ gia tăng dân số rất cao mà tổng dân số nước ta lại thấp?

A. Tỷ lệ tử nhiều                                                          B. Tổng số dân ban đầu còn thấp

C. Nền kinh tế chưa phát triển                                     D. Ý A, B đúng.

Câu 12: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với

A. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.

B. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.

C. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.

D. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.

ĐÁP ÁN

1

A

5

B

9

B

2

D

6

A

10

D

3

B

7

A

11

D

4

D

8

B

12

C

Trên đây là toàn bộ nội dung Luyện tập kiến thức Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Địa lí 9. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON