YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật Lý 9 năm 2021 - 2022 có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 9 tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật Lý 9 năm 2021 - 2022 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần lí thuyết và bài tập, lời giải chi tiết giúp các em tự ôn tập. chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 NĂM 2021 - 2022

 

I. Lý Thuyết

1: Phát biểu định luât Ôm. Viết công thức biểu diễn định luật Ôm.

* Định luât Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

* Công thức:

2: Điện trở là gì? Ý nghĩa của điện trở.

* Trị số \(R = \frac{U}{I}\) không đổi đối với mỗi dây dẫn, được gọi là điện trở của dây dẫn đó.

* Ý nghĩa của điện trở: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.  

Câu 3: Định luật Ôm cho các đoạn mạch:

1. Đoạn mạch nối tiếp: R1 nt R2 nt ... nt Rn

- Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp có giá trị như nhau tại mọi điểm.

I = I1 = I2 = ... = In

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.

U = U1 + U2 + ... + Un

- Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng các điện trở thành phần.

R= R1 + R2 + ... + Rn

* Hệ thức: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

2. Đoạn mạch song song:  R1 // R2 // ... // Rn

- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các đoạn mạch rẽ.

I = I1 + I2 + ... + I 

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch thành phần.

U = U1 = U2 = ... = Un

- Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song bằng tổng nghịch đảo các điện trở thành phần.

3. Đoạn mạch hỗn hợp:

4: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào những yếu tố của dây dẫn? Viết biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc ấy. Ý nghĩa của điện trở suất.

* Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

* Công thức:

* Ý nghĩa của điện trở suất:

- Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và có tiết diện là 1m2.

- Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

5: Định nghĩa công suất điện. Viết công thức tính công suất điện. Ý nghĩa của số vôn và số oát ghi trên dụng cụ điện.

* Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

* Công thức

Nếu đoạn mạch có điện trở R thì:  

* Ý nghĩa của số vôn và số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện:

- Số vôn ghi trên dụng cụ điện là hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó, nếu vượt quá hiệu điện thế này thì dụng cụ đó có thể bị hỏng.

- Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.

Ví dụ: Trên một bóng đèn có ghi 220V – 100W nghĩa là:

• 220V là hiệu điện thế định mức của đèn.

• 100W là công suất định mức của đèn (khi đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì công suất điện của đèn là 100W và khi đó đèn hoạt động bình thường).

6: Định nghĩa công của dòng điện. Viết công thức tính công của dòng điện. Ý nghĩa số đếm trên công tơ điện.

* Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.

* Công thức:

* Ý nghĩa số đếm trên công tơ điện:

Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilôoat giờ (1Kw.h = 1 số).

                        1 kW.h = 3 600 000J = 3,6.106 J

7: Phát biểu định luật Jun-Lenxơ. Viết công thức biểu diễn định luật.

* Định luật Jun-Lenxơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

* Công thức:

Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì:    Q = 0,24.I2.R.t             (1J = 0,24 cal)

8: Phát biểu quy tắc nắm tay phải.

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong ống dây

9: Nêu điều kiện sinh ra lực điện từ? Chiều của lực điện từ phụ thuộc yếu tố nào? Phát biểu qui tắc bàn tay trái.

* Điều kiện sinh ra lực điện từ: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.

* Chiều của lực điện từ phụ thuộc: Chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

* Qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đền ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ

10: Nêu nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động, sự biến đổi năng lượng của động cơ điện một chiều.

* Nguyên tắc: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên nguyên tắc tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

* Cấu tạo: Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

* Hoạt động: Khi khung dây dẫn đặt trong từ trường và cho dòng điện chạy qua thì dưới tác dụng của lực điện từ khung dây sẽ quay.

* Sự biến đổi năng lượng: Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.

 

II. Bài Tập

Câu 1. Nêu kết luận sự phụ thuộc của  cường độ dòng điện vào hiệu điện thế? 

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuân với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

Câu 2. Phát biểu định luật Ôm, viết công thức ( nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng có trong hệ thức)

- Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Công thức:     \(I = \frac{U}{R}\)

Trong đó:      U là hiệu điện thế (V);

I là cđdđ (A)

                      R là điện trở (Ω)

Câu 3. Nêu các đặc điểm về cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở tương đương cho đọan mạch mắc nối tiếp; đọan mạch mắc song song

* Với đoạn mạch gồm R1 nt R2 thì :

+ Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần: R = R1 + R2

* Với đoạn mạch gồm R1 song song R2

- Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I = I1+I2

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ : U = U1 = U2

- Điện trở tương đương của đoạn mạch song song:   

Câu 4. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Viết công thức tính điện trở ( nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức)

- Điện trở của một dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây , tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

- Công thức:  \(R = p \frac{l}{S}\)

Trong đó :  ρ  là điện trở suất (Ω.m)

                   l là chiều dài dây dẫn (m)

                   S là tiết diện dây dẫn (m2)

Câu 5. Số Oát ghi trên các thiết bị điện cho biết điều gì? Trên bóng đèn có ghi 220V-40W giải thích ý nghĩa các số liệu trên?

- Số oát ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.

- Ý nghĩa là cho biết :

+ Hiệu điện thế định mức của đèn là 220V

+ Công suất định mức của đèn là 40W. Nghĩa là : khi đèn mắc đúng vào hiệu diện thế 220V nó hoạt động bình thường và tiêu thụ một công suất điện bằng 40W.

Câu 6. Công suất điện của một đọan mạch được tính như thế nào? Viết công thức ( nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức)

- Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hđt giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó

- Công thức : P = U.I       

Trong đó:  P   là công suất (W)

                 U là hđt (V)

                  I là cđdđ (A)

 

----

-(Để xem tiếp nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật Lý 9 năm 2021 - 2022 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF