HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 12 năm học 2022-2023 bao gồm các kiến thức cơ bản về dao động cơ, sóng cơ,.... Ngoài ra, tài liệu còn có các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức sẽ giúp các em có thể rèn luyện kỹ năng làm bài của mình. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi học kì 1 sắp tới.
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Dao động cơ
a) Định nghĩa về dao động điều hòa
- Dao động là chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng.
- Dao động tuần hoàn là dao động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
- Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.
b) Các đại lượng dao động:
- Li độ: \(x = Acos\left( {\omega t + \varphi } \right)\)
- Vận tốc: \(v = x' = \omega Acos\left( {\omega t + \varphi {\rm{\;}} + \frac{\pi }{2}} \right)\)
- Gia tốc: \(a = v' = x'' = {\omega ^2}Acos\left( {\omega t + \varphi {\rm{\;}} + \pi } \right)\)
- Lực kéo về: \(F = ma = m{\omega ^2}Acos\left( {\omega t + \varphi {\rm{\;}} + \pi } \right)\)
c) Con lắc lò xo
- Con lắc lò xo là một hệ dao động điều hòa.
- Tần số góc, chu kì, tần số:
\(\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} ;T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} ;f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)
Với con lắc lò xo thẳng đứng \(\omega = \sqrt {\frac{g}{{\Delta {l_0}}}} ;T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta {l_0}}}{g}} \)
( \(\Delta {l_0} = \frac{{mg}}{k}\) là độ giãn của lò xo ở VTCB )
- Biên độ: \(A = {l_{\max }} - {l_{cb}};A = \frac{{{l_{\max }} - {l_{\min }}}}{2}\) với \({l_{cb}} = \frac{{{l_{\max }} + {l_{\min }}}}{2}\)
- Với con lắc lò xo nằm ngang thì lực kéo về và lực đàn hồi là một.
d) Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức
- Khi không có ma sát, con lắc dao động điều hòa với tần số riêng f0 chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của con lắc.
- Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian gọi là dao động tắt dần. Nguyên nhân làm tắt dần dao động là do lực ma sát và lực cản của môi trường.
- Dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ không đổi mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng gọi Là dao động duy trì. (ví dụ: dao động của đồng hồ quả lắc).
- Dao động chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn gọi là dao động cưỡng bức. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số f của lực cưỡng bức.
e) Tổng hợp dao động điều hòa
+ Biên độ dao động tổng hợp: \({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}{\rm{cos}}\left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\)
Điều kiện biên độ: \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right| \le A \le {A_1} + {A_2}\)
+ Pha: \(\tan \varphi {\rm{\;}} = \frac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}{\rm{cos}}{\varphi _1} + {A_2}{\rm{cos}}{\varphi _2}}}\) \(\left( {{\varphi _1} \le \varphi {\rm{\;}} \le {\varphi _2}} \right)\)
1.2. Sóng cơ và sóng âm
- Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.
- Sóng ngang là sóng trong đó các phần rử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. (trừ trường hợp sóng mặt nước, sóng ngang chỉ truyền đuợc trong chất rắn).
- Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
- Khi có sóng, các phần tử môi trường chỉ dao động tại chỗ, pha của dao động được truyền đi.
- Các phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua đều dao động cùng chu kì, tần số với nguồn phát dao động. Khi truyền từ môi trườg này sang môi trường khác chỉ có tần số không thay đổi.
- Tốc độ truyền sóng: là tốc độ lan truyền dao động, nó phụ thuộc vào bản chất môi trường (tính đàn hồi và mật độ vật chất môi trường). Đối với mỗi môi trường tốc độ có giá trị xác định.
- Bước sóng: là khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
- Bước sóng cũng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì \(\lambda = vT = \frac{v}{f}\)
b) Giao thoa sóng
- Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số) và có hiệu số pha không thay đổi theo thời gian. Hai nguồn kết hợp có cùng pha là hai nguồn đồng bộ.
- Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra là hai sóng kết hợp.
- Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
c) Sóng dừng
Sóng dừng là kết quả giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. Sóng tới và sóng phản xạ nếu truyền theo cùng một phương, thì có thể giao thoa với nhau, và tạo ra một hệ sóng dừng.
Trong sóng dừng có một số điểm luôn luôn đứng yên gọi là nút, và một số điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại gọi là bụng.
+ Khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liền kề của sóng dừng là \(\frac{\lambda }{2}\).
+ Khoảng cách giữa nút và bụng liền kề là \(\frac{\lambda }{4}\) .
+ Khoảng cách giữa hai nút (bụng, múi) sóng bất kỳ là : \(k\frac{\lambda }{2}\)
d) Sóng âm
- Các đặc trưng vật lí của âm
+ Tần số \(f\)
+ Cường độ âm: \(I = \frac{{\rm{W}}}{{St}} = \frac{P}{S} = \frac{P}{{4\pi {r^2}}}\)
+ Mức cường độ âm: \(L = \log \frac{I}{{{I_0}}}\left( B \right) = 10\log \frac{I}{{{I_0}}}\left( {dB} \right)\)
- Các đặc trưng sinh lí của âm
+ Độ cao: là một đặc trưng sinh lí phụ thuộc vào tần số âm, không phụ thuộc vào năng lượng âm.
+ Độ to: là 1 đặc trưng sinh lí phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm.
+ Âm sắc: là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt được các âm phát ra từ các nguồn khác nhau. Âm sắc liên quan đến đồ thị dao động âm.
1.3. Dòng điện xoay chiều
- Dòng điện xoay chiều được hiểu là dòng điện có cường độ là hàm số sin hay cosin của thời gian: \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
Trong đó:
i: cường độ dòng điện tức thời
I0: cường độ dòng điện cực đại (I0 > 0)
\(\omega \): tần số góc (rad/s)
\(\left( {\omega t + \varphi } \right)\): pha của dòng điệnn tại thời điểm t
- Chu kì: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\) (s); tần số \(f = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{1}{T}\) (Hz)
- Điện lượng qua tiết diện S trong thời gian t: q = i.t
- Điện lượng qua tiết diện S trong thời gian t1 đến t2: \(\Delta q = \int\limits_{{t_1}}^{{t_2}} {i{\rm{d}}t} \)
*Chú ý
- Khi tính toán, đo lường,… các đại lượng của mạch điện xoay chiều, người ta chủ yếu tính hoặc đo các giá trị hiệu dụng: \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }};U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}\)
- Trong một chu kì, dòng điện đổi chiều 2 lần.
- Người ta tạo ra dòng điện xoay chiều bằng máy phát điện xoay chiều, máy này hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, vật nặng khối lượng m. Chu kì dao động của vật được xác định bởi biểu thức
A. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
B. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)
C. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \)
D. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)
Câu 2. Phương trình dao động điều hòa của vật là x = 5cos(8pt + ) (cm), với x tính bằng cm, t tính bằng s. Chu kì dao động của vật là
A. 0,25 s.
B. 0,125 s.
C. 0,5 s.
D. 4 s.
Câu 3. Một sóng ngang truyền theo chiều dương của trục Ox, có phương trình sóng là u = 6cos(4pt – 0,02px); trong đó u và x tính bằng cm, t tính bằng s. Sóng này có tần số là :
A. 2 Hz.
B. 4.Hz
C. 1 Hz.
D. 5 Hz.
Câu 4. Đặt điện áp \(u=220\sqrt{2}c\text{os}\left( 100\pi t \right)\left( V \right)\) vào hai bản cực của tụ điện có điện dung \(10\ \mu F\). Dung kháng của tụ điện bằng
A. \(\frac{220\sqrt{2}}{\pi }\ \Omega \).
B. \(\frac{100}{\pi }\ \Omega \).
C. \(\frac{1000}{\pi }\ \Omega \).
D. \(\frac{220}{\pi }\ \Omega \).
Câu 5. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos(πt + \(\frac{\pi }{4}\)) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì
A. vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng là 8 cm/s.
B. lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox.
C. chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 8 cm.
D. chu kì dao động là 4 s.
Câu 6. Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kỳ 2 s. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A. \(x=4cos\left( 2\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\left( cm \right).\)
B. \(x=4cos\left( \pi t-\frac{\pi }{2} \right)\left( cm \right)\).
C. \(x=4cos\left( \pi t \right)\left( cm \right).\)
D. \(x=4cos\left( 2\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\left( cm \right).\)
Câu 7. Trong một mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện
A. sớm pha \(\frac{\pi }{2}\).
B. trễ pha \(\frac{\pi }{4}\).
C. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\).
D. sớm pha \(\frac{\pi }{4}\).
Câu 8. Trong một mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha j (với 0 < j < 0,5p) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó
A. gồm điện trở thuần và tụ điện.
B. gồm cuộn thuần cảm và tụ điện.
C. chỉ có cuộn cảm.
D. gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm.
Câu 9. Trong dao động điều hoà, độ lớn gia tốc của vật
A. Tăng khi độ lớn vận tốc tăng.
B. Không thay đổi.
C. Giảm khi độ lớn vận tốc tăng.
D. Bằng 0 khi vận tốc bằng 0.
Câu 10. Trong các công thức sau, công thức nào dùng để tính tần số dao động nhỏ của con lắc đơn
A. \(2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \)
B. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \)
C. \(2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
D. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)
Câu 11. Trong dao động điều hoà, vận tốc tức thời biến đổi
A. cùng pha với li độ.
B. lệch pha 0,5p với li độ.
C. ngược pha với li độ.
D. sớm pha 0,25p với li độ.
Câu 12. Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 64 cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy g = p2 (m/s2). Chu kỳ dao động của con lắc là
A. 0,5 s.
B. 1,6 s.
C. 1 s.
D. 2 s.
Câu 13. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là \({{I}_{0}}={{10}^{-12}}\)W/m2 . Mức cường độ âm tại điểm đó bằng
A. 70dB.
B. 60dB.
C. 50dB.
D. 80dB.
Câu 14. Âm sắc là
A. màu sắc của âm.
B. một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm
C. một đặc trưng sinh lí của âm.
D. một đặc trưng vật lí của âm
Câu 15. Một sóng âm có tần số 200 Hz lan truyền trong môi trường nước với vận tốc 1500 m/s. Bước sóng của sóng này trong nước là
A. 75,0 m.
B. 7,5 m.
C. 3,0 m.
D. 30,5 m.
............
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 12 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 12 năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 Môn Sinh học 12 năm 2022-2023
Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!