YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 12 năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện để chuẩn bị cho kì thi Học kì 1 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2022-2023. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Địa lí 12.

ADSENSE

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

- Nêu được biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới, ẩm, gió mùa qua các thành phần tự nhiên

- Giải thích được đặc điểm nhiệt đới, ẩm, gió mùa của các thành phần tự nhiên.

- Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.

- Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên đơn giản trong thực tế.

1.2. Thiên nhiên phân hóa đa dạng

- Trình bày được sự phân hóa thiên nhiên B-N, Đ-T và theo độ cao, đặc điểm cơ bản của ba miền tự nhiên nước ta.

- Giải thích được nguyên nhân tạo ra sự phân hóa thiên nhiên

- Đề xuất giải pháp thích ứng với sự phân hóa thiên nhiên trong thực tiễn đời sống, sản xuất

1.3. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Nhận biết được sự suy thoái một số loại tài nguyên thiên nhiên và nguyên nhân. Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

- Đề xuất giải pháp để bảo vệ tài nguyên, môi trường trong thực tiễn

1.4. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

- Biết được các thiên tai thường xảy ra ở nước ta

- Hiểu được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đối với sản xuất và đời sống.

- Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai ở địa phương.

2. Kĩ năng

2.1. Nhận xét bảng số liệu

Quy trình làm việc với bảng số liệu

a) Phân tích và xử lí số liệu theo cột dọc, hàng ngang

- Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (tấn, tạ, triệu, ha, tỉ kwh, tỉ đồng,…) hoặc đơn vị tương đối (%). Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tương đối để nhận xét và phân tích sâu hơn.

- Hầu hết các bảng số liệu đều có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ cấu của đối tượng.

+ Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của đối tượng.

+ Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên trong của đối tượng.

+ Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều thời gian.

b) Kết hợp số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích, giải thích

- Trong quá trình phân tích bảng số liệu cần kết hợp hai đại lượng (tương đối và tuyệt đối) để minh hoạ bài nhận xét, phân tích.

- Trong quá trình phân tích cần sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng, tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.

- Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.

- Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra những nguyên nhân, lý do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về phương diện thời gian và không gian của đối tượng.

c) Thực hiện nguyên tắc đi từ tổng quát đến chi tiết và từ khái quát đến cụ thể

- Thông thường các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lí được nêu ra trong bảng số liệu.

- Nhận xét, phân tích bảng số liệu: giá trị tổng thể, các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cực tiểu, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (tăng hay giảm, gấp bao nhiêu lần hoặc phần trăm so với tổng số).

d) Khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng

Trong quá trình phân tích cần phải khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng có trong bảng số liệu. Do đó cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng của bảng số liệu.

e) Một số lưu ý khi làm việc với bảng số liệu

- Cần xử lí và tính toán số liệu (nếu là số liệu tuyệt đối) trước khi nhận xét, phân tích.

- Tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tính toán, điều này sẽ làm mất thời gian làm bài.

- Tránh trường hợp chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu vì có nhiều mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí gắn với các nội dung của từng bài.

2.2. Nhận dạng biểu đồ và nêu tên biểu đồ

---(Để xem tiếp nội dung cách nhận dạng biểu đồ và nêu tên biểu đồ các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

3. Bài tập

Câu 1: Biển Đông có diện tích khoảng bao nhiêu?

A. 34,77 triệu km2.          B. 3,477 triệu km2.     C. 3,477 km2.            D. 3477 km2.

Câu 2: Trong các biển ở Thái Bình Dương, biển Đông có diện tích đứng thứ mấy?

A. 2.             B. 3.               C. 4.                 D. 5.

Câu 3: Địa hình ven biển: cồn cát, đầm phá, bãi cát phẳng thường thấy nhiều ở vùng biển nào của nước ta?

A. Miền Bắc.            B. Miền Nam.          C. Miền Trung.                D. Cả 3 miền.

Câu 4: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Nam Bộ của nước ta có diện tích khoảng bao nhiêu? 

A. 450 nghìn ha.       B. 400 nghìn ha.      C. 300 nghìn ha.           D. 500 nghìn ha.

Câu 5: Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác ở nước ta là bể nào?

A. Nam Côn Sơn và Sông Hồng.               B. Thổ Chu -Mã Lai và Sông Hồng.

C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.                 D. Đại Hùng và Bạch Hổ.

Câu 6: Trung bình mỗi năm nước ta có bao nhiêu cơn bão trực tiếp đổ bộ vào?

A. 9 - 10 cơn.           B. 2 - 3 cơn.                   C. 4 - 5 cơn.              D. 3 - 4 cơn.

Câu 7: Hiện tượng sạt lở bờ biển thường xảy ra ở vùng nào của nước ta?

A. Miền Trung.       B. Nam Trung Bộ.          C. Miền Bắc.       D. Miền Nam. 

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?

A. Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Biển Đông là biển tương đối kín, phía Nam và Tây Nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

C. Biển Đông là vùng biển rộng.

D. Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta mang đặc tính hải dương nên điều hòa hơn. 

Câu 9: Các rạn san hô tập trung nhiều ở những quần đảo nào của nước ta?

A. Phú Quốc –Phú Quý.                 B. Hoàng Sa –Trường Sa.

C. Cồn Cỏ -Cát Bà.                          D. Lý Sơn –Hoàng Sa. 

Câu 10: Để khai thác tổng hợp và phát triển kinh tế biển có hiệu quả, cần phải làm phải?

A. Sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển.

B. Phòng chống ô nhiễm biển.

C. Thực hiện biên pháp phòng tránh thiên tai

D. Tập trung phát triển đánh bắt xa bờ. 

Câu 11: Hiện nay rừng ngập mặn nước ta bị thu hẹp chủ yếu là do nguyên nhân nào?

A. Chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá          B. Cháy rừng.

C. Khai thác rừng quá mức.                                   D. Hạn chế trồng rừng mới.

Câu 12: Vùng biển nào ở nước ta thuận lợi làm muối nhất?

A. Bắc Trung Bộ.              B. Nam Bộ.        C. Bắc Bộ.               D. Nam Trung Bộ. 

Câu 13: Vịnh Vân Phong, Cam Ranh thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Bình Định.                B. Phú Yên.             C. Khánh Hòa.         D. Ninh Thuận. 

Câu 14: Huyện đảo nào ven bờ có giá trị về du lịch ở khu vực Nam Trung Bộ? 

A. Lý Sơn.                 B. Cồn Cỏ.                  C. Cát Bà.               D. Phú Quốc. 

Câu 15: Hạn chế lớn nhất của biển Đông là gì?

A. Tài nguyên sinh vật biển bị suy giảm nghiêm trọng.

B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.

C. Hiện tượng song thần do hoạt động của động đất và núi lửa.

D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc. 

Câu 16: Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta là khu vực nào?

A. Vịnh Bắc Bộ.                  B. Bắc Trung Bộ.

C. Vịnh Thái Lan.                D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 17: Biển Đông nằm trong vùng nào?

A. Nhiệt đới.                       B. Cận xích đạo.      

C. Nhiệt đới gió mùa.        D. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 18: Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta trong các lĩnh vực nào?

A. Sinh vật.           B. Khí hậu.           C. Địa hình.           D. Cảnh quan ven biển.

Câu 19: Hệ sinh thái trên đất phèn phổ biến nhất vùng nào của nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng                     B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng Bắc Trung Bộ                D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 20: Gần đây vùng biển nào ở Quảng Nam bị xâm thực mạnh?

A. Mỹ Khê.         B. Cửa Đại.             C. Hà My.                D. Tam Thanh.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21-40 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

C

C

D

A

B

B

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

D

C

A

D

D

D

B

B

B

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

A

A

A

A

A

A

A

A

A

A

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

D

D

B

C

A

D

A

C

C

B

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 12 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF