YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 12 năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Nhằm mục đích cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 là tài liệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp bám sát nội dung chương trình Sinh học 12. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải trắc nghiệm Sinh 12 để làm bài kiểm tra chương và bài thi học kì 1 môn Sinh học 12 thật tốt Hi vọng tài liệu này giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ATNETWORK

A. LÝ THUYẾT

1. Di truyền học quần thể

1.1. Cấu trúc di truyền của quần thể

a. Khái niệm quần thể

-        Khái niệm: QT là một tập hợp cá thê cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau (QTGF).

-        Quần thể tự phối và quần thể giao phối

Tần số tương đối của các alen và kiểu gen

*   Vốn gen: Là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.

*   Đặc trưng cơ bản của của thể:

+ Vốn gen: Mỗi QT có 1 vốn gen nhất định. + Tần số tương đối của các alen, KG, KH.

* Cách tính: - TSTĐ alen:

+ Tỉ lệ giữa alen được xét dến trên tổng số alen thuộc một locut trong QT. + Bằng tỉ lệ % số giao tử mang alen đó trong quần thể.

- TSTĐ của 1 KG: bằng tỉ số cá thể có KG đó trên tổng số cá thể trong QT

b. Quần thể tự phối:

Khi xét 1 gen có 2 alen A, a, số KG là 3: AA, Aa, aa ; các kiểu tự phối: AA x AA; Aa x Aa;    aa x aa.

- Kiểu tự phối AA x AA; aa x aa → con cháu có luôn có KG giống thế hệ ban đầu.

- Kiểu tự phối Aa x Aa → Tỉ lệ dị hợp giảm dần và giảm một nửa qua mỗi thế hệ..

- Tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ thì TS TĐ alen không đổi, nhưng TSTĐ KG hay cấu trúc DT của QT thay đổi.

1.2. Trạng thái cân bằng của Quần thể giao phối ngẫu nhiên

a. Quần thể giao phối ngẫu nhiên

- QT giao phối: GF ngẫu nhiên  giữa các cá thể trong QT.

Xét 1 gen gồm 2 alen số KG là 3: AA, Aa, aa ; các kiểu ngẫu phối:

AA x AA; Aa x Aa;    aa x aa; AA x Aa; AA x aa;   Aa x aa (Nếu xét đực, cái có 9 kiểu ngẫu phối).

* Đặc trưng cơ bản của QTGP:

- Các cá thể GP ngẫu nhiên.

- Quần thể ngẫu phối là một đơn vị sinh sản (Trong QT ngẫu phối nổi lên mqh phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản).

- QT đa hình về KG, KH.

b. Định luật Hacđi-Vanbec: Hacđi (người Anh)-Vanbec (người Đức) phát hiện ra qui luật năm 1908.

* ĐL Hacđi-Vanbec: Thành phần kH và TSTĐ các alen của QT ngẫu phối được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.

Cấu trúc DT của QT ở trạng thái CBDT: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 Trong đó: d = p2; h = 2pq;  r = q2

* Lưu ý:

- Nếu một QT ngẫu phối đạt TTCBDT thì TSTĐ alen, KG không đổi qua các thế hệ.

- Nếu quần thể ngẫu phối chưa đạt TTCBDT thì chỉ sau 1 lần ngẫu phối quần thể đó sẽ đạt TTCBDT.

c. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec - Số lượng cá thể lớn.

- Diễn ra sự ngẫu phối, các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau.

- Không có ĐB và chọn lọc, không có di nhập gen...

d. Ý nghĩa của định luật Hacđi-Vanbec

-    Trong những điều kiện nhất định, mỗi quần thể ngẫu phối có tần số alen và tần số kiểu gen của mỗi gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.

-    Ý nghĩa lí luận: Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền của quần thể, góp phần giải tính ổn định của quần thể giao phối trong tự nhiên → định luật cơ bản để nghiên cứu di truyền học quần thể.

-    Ý nghĩa thực tiễn: Xác định tần số tương đối của các kiểu gen và các alen từ tỉ lệ các kiểu hình → xác suất bắt gặp thể đột biến trong quần thể, dự đoán sự tiềm tàng các gen hay các đột biến có hại trong quần thể

→ ý nghĩa trong chọn giống và trong y học.

1.3. Ứng dụng di truyền học chọn giống vật nuôi và cây trồng

a. Quy trình chọn giống bao gồm các bước

-    Tạo nguồn nguyên liệu.

-    Chọn lọc.

-    Đánh giá chất lượng giống .

-    Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà.

Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp

- BDTH xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố, mẹ thông qua quá trình giao phối trong sinh sản hữu tính. Lai là phương pháp cơ bản để tạo ra BDTH. 

- Nguyên nhân tạo ra BDTH là do quá trình phát sinh giao tử, quá trình thụ tinh, hoán vị gen.  

- BDTH là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống (vì nó phát sinh ra nhiều KG mới, hơn cả quá trình ĐB)

Tạo giống thuần dựa trên nguồn BDTH

- Dòng thuần chủng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phân tích DT cũng như trong chọn tạo giống mới (vì gen ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện KH dù trội hay lặn do đó ta có thể tìm hiểu được hoạt động của gen, đặc biệt là gen cho SP quí hiếm).

- Phương pháp tạo giống thuần như sau :

+ Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau.

+ Lai tạo và chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.

+ Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần những cá thể có tổ hợp gen mong muốn để tạo ra các giống thuần chủng.

Tạo giống lai có ưu thế lai cao

-        Ưu thế lai: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.

-        Giải thích: Dựa vào giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có KH vượt trội về nhiều mặt so với bố mẹ thuần chủng.

Giả thuyết siêu trội: Đó là kết quả của sự tương tác giữa 2 alen cùng chức phận của cùng 1 locut dẫn đến hiệu quả bổ trợ, mở rộng phạm vi biểu hiện kiểu hình. AAaa. - Phương pháp tạo ƯTL:

+ Tạo dòng thuần.

+ Lai thuận nghịch

+ Lai khác dòng đơn.

+ Lai khác dòng kép

Tạo giống bằng phương pháp gây ĐB

Khái niệm vê tạo giống bằng phương pháp gây ĐB

- Qui trình:

          + Xử lí mẫu bằng tác nhân gây ĐB.

          + Chọn lọc các thể ĐB có KH mong muốn.

          + Tạo dòng thuần chủng. 

Xử lí mẫu bằng tác nhân gây ĐB.

- Tác nhân gây ĐB: + Tác nhân vật lí: tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt.

+ Tác nhân hoá học: EMS (êtyl mêtal sunphônat); NMU (nitrozô mêtyl urê); NEU; - là các siêu tác nhân gây ĐB. Cônsixin...

- Lựa chọn tác nhân gây ĐB thích hợp, đúng liều lượng và thời gian xử lí của tác nhân gây ĐB (nếu sai cá thể SV có thể chết, giảm sức sống và khả năng sinh sản).

b. Chọn lọc các thể ĐB có KH mong muốn.

- Chọn lọc những thể ĐB có lợi. Chú ý: có thể mỗi thể ĐB chỉ cho một TT có lợi nào đấy, nên cần chọn lọc tất cả các thể ĐB này rồi cho lai với nhau để tạo ra SP cuối cùng mang tất cả đặc tính mong muốn của giống. - Chọn lọc những thể ĐB mong muốn dựa vào những đặc điểm có thể nhận biết được để tách chúng ra khỏi các có thể khác.

-           VD: chọn chủng VSV khuyết dưỡng.

------ Còn tiếp ---------

B. BÀI TẬP

1.       Gen là một đoạn ADN 

A.      mang thông tin cấu trúc của mọi phân tử prôtêin. 

B.      mang toàn bộ thông tin di truyền của tế bào. 

C.      chứa các bộ ba mã hoá các axit amin của phân tử polisaccarit. 

D.      mang thông tin mã hoá một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. 

2.       Mỗi gen cấu trúc có thứ tự các vùng trình tự nuclêôtit từ đầu 3’ đến 5’ của mạch mã gốc là

A. điều hòa, mã hoá, kết thúc.                      B. khởi đầu, mã hoá, kết thúc. 

C. điều hoà, vận hành, kết thúc.   D. điều hoà, mã hóa, vận hành. 

3.       Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng

A. tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3' - OH tự do.

B.      nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi.

C.      nối các đoạn Okazaki với nhau.

D.      tháo xoắn phân tử ADN.

4.       Bản chất của mã di truyền là

A.      một bộ ba mã hoá cho một axit amin. 

B.      3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin. 

C.      trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. 

D.      các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 

5.       Tại sao nói mã di truyền có tính thoái hoá?

A.      Vì có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin. 

B.      Vì có nhiều axit amin được mã hoá bởi một bộ ba. 

C.      Vì có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axit amin. 

D.      Vì một bộ ba mã hoá một axit amin. 

6.       Một phân tử ADN ở tế bào nhân thực có số nuclêôtit loại Xitôzin chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Timin của phân tử ADN này là?

A.      10%.   B. 20%.                                   C. 30%.                       D. 40%. 

7.       Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc

A. bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. 

B.      giữ lại một mạch của ADN mẹ. 

C.      mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. 

D.      một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn. 

8.       Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế

A.      tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.                     B. tổng hợp ADN, ARN. 

C. tổng hợp ADN, dịch mã.                               D. tự sao, tổng hợp ARN. 

9.       Tính phổ biến của mã di truyền thể hiện ở

A. nhiều axit amin được mã hóa bởi 1 bộ ba. 

B.      1 axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba. 

C.      mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin. 

D.      mọi sinh vật đều có chung bộ mã di truyền. 

10.     Các đoạn mã hóa axit amin trên gen cấu trúc của tế bào nhân thực được gọi là

A.      intrôn.                          B. codon.                                 C. exôn.                        D. anticodon. 

11.     Ý nghĩa của cơ chế nhân đôi ADN trong tế bào là

A.      cơ sở để tổng hợp ARN.                                 B. cơ sở để tổng hợp Prôtêin. 

C. cơ sở tự nhân đôi nhiễm sắc thể.                         D. cơ sở để tổng hợp Ribôxôm. 

12.     Một phân tử ADN tự nhân đôi k lần liên tiếp thì tạo ra số ADN mới là

A.      k.                                 B. 2k.                                       C. 2k.              D. k2

13.     Côđon là bộ ba mã hóa nằm trên

A.      ADN.              B. mARN.                               C. tARN.                    D. rARN. 

14.     Quá trình phiên mã tổng hợp nên các loại phân tử

A.      ADN.              B. ARN.                                  C. Prôtêin.                  D. Lipit. 

15.     Chức năng chính của mARN là

A.      làm khuôn trực tiếp tổng hợp Prôtêin.            B. vận chuyển axit amin để tổng hợp Prôtêin. 

C. cấu tạo nên rARN.                                        D. xúc tác phản ứng tổng hợp ADN.  

16.     Anticodon (bộ ba đối mã) là mã bộ ba nằm trên

A.      ADN.              B. tARN.                                 C. mARN.                  D. rARN. 

17.     Các bước tổng hợp mARN ở tế bào nhân thực lần lượt là

A.      gen → mARN sơ khai→ loại bỏ intrôn → nối exôn → mARN. 

B.      gen → mARN sơ khai→ loại bỏ exôn → nối intrôn → mARN. 

C.      gen → mARN sơ khai→ nối exôn → loại bỏ intrôn → mARN. 

D.      gen → mARN sơ khai→ nối intrôn → loại bỏ exôn → mARN. 

18.     Quá trình dịch mã tổng hợp nên phân tử

A.      ADN.              B. ARN.                                  C. Prôtêin.                  D. Lipit. 

19.     Pôlixôm là

A. tập hợp tất cả Ribôxôm đang tổng hợp Prôtêin

B. nhóm các Ribôxôm trên lưới nội chất hạt. 

C. tập hợp các Ribôxôm của tế bào.

 D. nhóm các Ribôxôm đang cùng trượt trên 1mARN. 

20.     Sơ đồ thể hiện đúng mối quan hệ giữa gen, ARN, Prôtêin, tính trạng là

A.      ADN → mARN→ Prôtêin→ tính trạng.        B. mARN → ADN → Prôtêin→ tính trạng. 

C. ADN → Prôtêin→ mARN → tính trạng.         D. Prôtêin→ mARN→ ADN → tính trạng. 

ĐÁP ÁN

1D

2A

3A

4C

5A

6B

7A

8A

9D

10C

11C

12B

13B

14B

15A

16B

17A

18C

19D

20A

 

------- Còn tiếp -----

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 12 năm học 2022-2023. Để xem phần còn lại của tài liệu và xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON