YOMEDIA

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Hệ sinh thái môn Sinh học 9 có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm mục đích có thêm tài liệu ôn tập hè giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài tập, nắm vững kiến thức. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Hệ sinh thái môn Sinh học 9 có đáp án. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN HỆ SINH THÁI MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

 

Câu 1: Hãy đánh dấu x vào ô trống trong bảng 47.1 cho những ví dụ về quần thể và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.

Ví dụ

Quần thể sinh vật

Không phải là quần thể sinh vật

Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.

 

 

Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

 

 

Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.

 

 

Các cá thể rắn hổ mang sống trong 3 hòn đảo cách xa nhau.

 

 

Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột tùy thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng

 

 

 

 

Trả lời:

Bảng 47.1. Các ví dụ về quần thể và không phải là quần thể sinh vật

Ví dụ

Quần thể sinh vật

Không phải là quần thể sinh vật

Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.

 

X

Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

X

 

Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.

 

X

Các cá thể rắn hổ mang sống trong 3 hòn đảo cách xa nhau.

 

X

Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột tùy thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng

X

 
 

 

Câu 2: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (từ tháng 3 tới tháng 6) số lượng muỗi nhiều hay ít?

b) Số lượng ếch, nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?

c) Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?

d) Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng cá thể trong quần thể.

Trả lời:

a) Khi thời tiết ấm áp, độ ẩm không khí cao, số lượng muỗi nhiều.

b) Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.

c) Chim cu gáy thường xuất hiện vào các thời điểm thu hoạch lúa, ngô trong năm

d)

VD1: Trên một ruộng rau, số lượng sâu rau bị ảnh hưởng bởi số lượng chim sẻ. Khi lượng chim sẻ tăng cao, số lượng sâu rau giảm nhanh chóng. Khi số lượng sâu rau giảm mạnh sẽ thấy số lượng chim sẻ trên ruộng cũng ít hơn.

VD2: Trong một ao tự nhiên, vào mùa mưa, ếch tiến hành sinh sản nên số lượng cá thể ếch tăng nhanh chóng. Sau đó số lượng này sẽ giảm dần, các cá thể hoặc di chuyển tới nơi sống mới hoặc bị chết do môi trường sống của ao không đáp ứng đủ nhu cầu của lượng lớn cá thể ếch.

 

Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Quần thể sinh vật bao gồm các ……………, cùng sinh sống trong ……………, ở một thời điểm ………………. và có khả năng ……………….. tạo thành những thế hệ mới.

Trả lời:

Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

 

Câu 4: Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể là (chọn phương án trả lời đúng):

  1. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi
  2. Thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể
  3. Mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính
  4. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể.

Trả lời:

Chọn đáp án D. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể.

Giải thích: dựa vào nội dung SGK mục II trang 140+141

 

Câu 5: Hãy giải thích cơ chế điều chỉnh mật độ cá thể trong quần thể trở về mức độ cân bằng khi mật độ cá thể tăng quá cao.

Trả lời:

Khi mật độ cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn khan hiếm, nơi ở và sinh sản chật chội, bệnh tật tăng lên, nhiều cá thể hoặc bị chết hoặc dời đàn đi tìm nơi sống mới, vì thế mật độ quần thể lại trở về trạng thái cân bằng.

 

Câu 6: Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

Trả lời:

Ví dụ:

+ Các cá thể hỗ trợ nhau: bồ nông xếp thành hàng để cùng bắt cá, trâu rung thường sống thành đàn để kiếm ăn và chống lại kẻ thù

+ Các cá thể cạnh tranh lần nhau: hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật, trâu rừng đực đánh nhau trang giành con cái trong mùa sinh sản.

 

Câu 7: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

Trả lời:

Khi môi trường sống thuận lợi, số lượng các cá thẻ tăng cao, mật độ cá trong quần thể tăng lên. Khi môi trường sống không thuận lợi, các cá thể hoặc bị chết, hoặc tìm nơi cư trú mới, số lượng cá thể giảm, mật độ cá thể cũng giảm. Nhờ những điều này mà mật độ các cá thể trong quần thể luôn ở mức cân bằng.

 

Câu 8: Trong số những đặc trưng dưới đây (bảng 48.1), những đặc điểm nào có ở quần thể người, ở quần thể sinh vật khác?

Đặc trưng

Quần thể người (có/không)

Quần thể sinh vật khác (có/không)

Giới tính

 

 

Lứa tuổi

 

 

Mật độ

 

 

Sinh sản

 

 

Tử vong

 

 

Pháp luật

 

 

Kinh tế

 

 

Hôn nhân

 

 

Giáo dục

 

 

Văn hóa

 

 

 

 

Trả lời:

Bảng 48.1. Đặc trưng có ở quần thể người và quần thể sinh vật khác

Đặc trưng

Quần thể người (có/không)

Quần thể sinh vật khác (có/không)

Giới tính

Lứa tuổi

Mật độ

Sinh sản

Tử vong

Pháp luật

Không

Kinh tế

Không

Hôn nhân

Không

Giáo dục

Không

Văn hóa

Không

 

 

Câu 9:

a) Hãy cho biết trong 3 dạng tháp tuổi ở hình 48 SGK, dạng tháp nào biểu hiện các đặc điểm ở bảng 48.2 sau đây (ghi dấu x vào ô trống phù hợp):

b) Thế nào là một nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân số già?

Đặc điểm biểu hiện

Dạng tháp a

Dạng tháp b

Dạng tháp c

Nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hàng năm nhiều

 

 

 

Nước có tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao (tuổi thọ trung bình thấp)

 

 

 

Nước có tỉ lệ tăng trưởng dân số cao

 

 

 

Nước có tỉ lệ người già nhiều

 

 

 

Dạng tháp dân số trẻ

 

 

 

Dạng tháp dân số già (dạng tháp ổn định)

 

 

 

 

Trả lời:

a) Bảng 48.2. Các đặc điểm biểu hiện ở 3 dạng tháp tuổi

Đặc điểm biểu hiện

Dạng tháp a

Dạng tháp b

Dạng tháp c

Nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hàng năm nhiều

X

   

Nước có tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao (tuổi thọ trung bình thấp)

X

   

Nước có tỉ lệ tăng trưởng dân số cao

 

X

 

Nước có tỉ lệ người già nhiều

   

X

Dạng tháp dân số trẻ

 

X

 

Dạng tháp dân số già (dạng tháp ổn định)

   

X

 

b) Nước có dạng tháp dân số trẻ: đáy tháp rộng (nhóm tuổi trước sinh sản cao) và thân tháp tương đối rộng (nhóm tuổi sinh sản và lao động có tỉ lệ cao, đỉnh tháp nhọn (nhóm tuổi già có tỉ lệ thấp).

Nước có dạng tháp dân số già: đáy tháp hẹp (nhòm tuổi trước sinh sản thấp), thân tháp phình to (trong tuổi lao động và sinh sản có tỉ lệ cao), đỉnh tháp rộng (ngươi trên độ tuổi lao động có tỉ lệ cao.

 

Câu 10: Theo em, tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp nào trong các trường hợp sau? (đánh dấu x vào ô ở đầu các trường hợp được đồng ý)

a) Thiếu nơi ở

b) Thiếu lương thực

c) Thiếu trường học, bệnh viện

d) Ô nhiễm môi trường

e) Chặt phá rừng

f) Chậm phát triển

g) Tắc nghẽn giao thông

h) Năng suất lao động tăng

Trả lời:

Những trường hợp sau đây là đúng: a, b, c, d, e, f, g

 

Câu 11: Điền từ hoặc cụm từ phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Ngoài những đặc trưng chung của một quần thể sinh vật, quần thể người còn có các đặc trưng riêng mà các quần thể sinh vật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế - xã hội như: …………., ……………, ……………., …………………… Sự khác nhau đó là do con người có …………………….. và ………………………

Những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các …………………… của mỗi quốc gia.

Trả lời:

Ngoài những đặc trưng chung của một quần thể sinh vật, quần thể người còn có các đặc trưng riêng mà các quần thể sinh vật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế - xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và có tư duy.

Những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

 

Câu 12: Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số như thế nào?

Trả lời:

Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phát triển dân số một cách hợp lí, tránh tăng dân số quá nhanh.

 

Câu 13: Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích gì?

A, Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân

B, Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình

C, Đảm bảo chất lượng cuộc sống của toàn xã hội

D, Cả A, B và C.

Trả lời:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C.

Giải thích: dựa theo nội dung SGK mục III trang 145.

 

Câu 14: Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?

Trả lời:

Quần thể người có các đặc trưng mà quần thể khác không có vì con người có lao động và có tư duy.

 

Câu 15: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Tháp dân số trẻ có đáy rộng, đỉnh nhọn, thân tháp thoải.

Tháp dân số già có đáy hẹp, thân rộng, đỉnh rộng.

 

Câu 16: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?

Trả lời:

Phát triển dân số hợp lí giúp mỗi quốc gia phát triển bền vững, mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội có chất lượng cuộc sống đảm bảo.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Hệ sinh thái môn Sinh học 9 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON