YOMEDIA

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Di truyền học người môn Sinh học 9 có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Di truyền học người môn Sinh học 9 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 9, giúp các em có thêm tài liệu học tập, ôn tập hè. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1: Quan sát hình 28.1 a, b SGK và cho biết:

a) Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội?

b) Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?

Trả lời:

a) Tính trạng mắt nâu là trội so với tính trạng mắt đen.

b) Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan tới giới tính

Vì: nếu gen quy định màu mắt thuộc NST giới tính Y thì ở sơ đồ a, người con trai đời F1 phải có mắt đen (do bố XY, mắt đen), còn nếu thuộc NST giới tính X thì ở sơ đồ b, người con trai F1 cũng phải có mắt đen (do mẹ XX, mắt đen). Tuy nhiên, hai điều trên không xảy ra nên tính trạng màu mắt thuộc NST thường

 

Câu 2: Bệnh máu khó đông do 1 gen quy định, người vợ không mắc bệnh (hình tròn trắng) lấy chồng không mắc bệnh (ô vuông trắng), sinh con mắc bệnh chỉ là con trai (ô vuông đen ).

a) Hãy vẽ sơ đồ phả hệ.

b) Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?

c) Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính hay không? Tại sao?

Trả lời:

a)

b) Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định.

c) Vợ chồng không mắc bệnh, sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai ⇒ hiện tượng di truyền chéo, gen quy định tính trạng máu khó đông nằm trên NST giới tính X

 

Câu 3: Quan sát hai sơ đồ ở hình 28.2 a, b SGK. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Sơ đồ 28.2 a giống và khác sơ đồ 28.2 b ở điểm nào?

b) Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ?

c) Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?

d) Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?

Trả lời:

a) + Giống nhau: hai sơ đồ đều mô tả quá trình thụ tinh hình thành hợp tử, kết thúc đều hình thành 2 phôi.

+ Khác nhau: 28.2 a) 1 trứng kết hợp với 1 tinh trùng hình thành nên 1 hợp tử, hợp tử xảy ra nguyên phân và phôi bào tách nhau rồi phát triển thành 2 phôi riêng biệt. ở hình 28.2 b) 2 trứng kết hợp với 2 tinh trùng hình thành 2 hợp tử phát triển thành 2 phôi riêng biệt

b) Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ do hai trẻ này được sinh ra từ cùng một hợp tử (một trứng kết hợp với một tinh trùng), do đó cặp NST giới tính của chúng cũng chỉ có thể là XX hoặc XY.

c) Đồng sinh khác trứng là những trẻ được sinh ra trong cùng một lần sinh nhưng do những trứng và những tinh trùng khác nhau kết hợp tạo thành. Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính do chúng là hai hợp tử hoàn toàn khác nhau hình thành.

d) Đồng sinh cùng trứng: 1 trứng kết hợp 1 tinh trùng hình thành 1 hợp tử nhưng phát triển thành nhiều phôi

Đồng sinh khác trứng: nhiều trứng kết hợp với nhiều tinh trùng hình thành nhiều hợp tử phát triển thành nhiều phôi.

 

Câu 4: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Theo dõi sự di truyền của một ………… nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn, do một hay nhiều gen quy định).

Trả lời:

Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn, do một hay nhiều gen quy định).

 

Câu 5: Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì?

Trả lời:

Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp hiểu rõ vai trò của gen và môi trường sống ảnh hưởng đến sự biểu hiện tính trạng.

 

Câu 6: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên?

Trả lời:

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ nhằm xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.

Phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người vì người sinh con muộn, số lượng con ít và không được phép thực hiện lai hay gây đột biến trên người.

Ví dụ: Nghiên cứu sự di truyền bệnh máu khó đông, bệnh bạch tạng, màu mắt, màu tóc,…

 

Câu 7: Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? Hãy tìm một ví dụ về trẻ đồng sinh ở địa phương em.

Trả lời:

Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ cùng một hợp tử, sẽ cùng là bé trai hoặc cùng là bé gái, chúng sẽ có kiểu gen giống hệt nhau. Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ những hợp tử khác nhau, có thể có giới tính giống hoặc khác nhau và có kiểu gen khác nhau.

Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp xác định vai trò của gen hay môi trường sống ảnh hưởng tới sự biểu hiện tính trạng của cơ thể, từ đó phục vụ mục đích phát triển con người

Câu 8: Hãy quan sát hình 29.1 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

a) Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao và của người bình thường?

b) Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào?

Trả lời:

a) Bệnh nhân Đao (2n+1= 46+1) có 3 NST ở cặp NST số 21, người bình thường (2n=46) có 2 NST ở cặp NST số 21

b) Bệnh nhân Đao có đặc điểm: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn,…

 

Câu 9: Quan sát hình 29.2 SGK và trả lời câu hỏi sau:

a) Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ và của người bình thường?

b) Bề ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Tớcnơ qua những đặc điểm nào?

Trả lời:

a) Bệnh nhân Tớcnơ (2n-1= 46-1) có 1 NST giới tính X, người bình thường (2n=46) có 2 NST X ở cặp NST giới tính.

b) Bệnh nhân Tớcnơ có đặc điểm: bề ngoài có kiểu hình là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

 

Câu 10: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các ………… nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người. Người ta có thể …………….. các bệnh nhân Đao, Tớcnơ qua hình thái. Các ………….. bẩm sinh như: mất sọ não, khe hở môi – hàm, bàn tay và bàn chân dị dạng cũng khá phổ biến ở người. Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân ………………. trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.

Trả lời:

Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người. Người ta có thể nhận biết các bệnh nhân Đao, Tớcnơ qua hình thái. Các dị tật bẩm sinh như: mất sọ não, khe hở môi – hàm, bàn tay và bàn chân dị dạng cũng khá phổ biến ở người. Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.

 

Câu 11: Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người?

Trả lời:

Đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh là do đột biến gen lặn gây ra, chúng biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp lặn; tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội gây ra, chúng biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp trội hoặc dị hợp

 

Câu 12: Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?

Trả lời:

Nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người: các chất độc hóa học (vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…), ô nhiễm môi trường, kết hôn gần, …

Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh:

+ Đấu tranh chống sản xuất vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân

+ Bảo vệ môi trường, đấu tranh chống các hành vi gây ô nhiễm môi trường

+ Hạn chế kết hôn gần

+ Sử dụng an toàn thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. thuốc chữa bệnh

 

Câu 13: Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ và bộ NST của người bình thường là (chọn phương án đúng).

A, nhiều hơn 1 cặp NST

B, ít hơn 1 cặp NST

C, bằng nhau về số lượng NST nhưng khác nhau về cấu trúc NST

D, ít hơn 1 NST giới tính X

E, nhiều hơn 1 NST giới tính X

Trả lời:

Chọn đáp án D. ít hơn 1 NST giới tính X

 

Câu 14: Nghiên cứu trường hợp sau: Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. Trả lời các câu hỏi sau:

a) Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì?

b) Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Tại sao?

c) Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không? Tại sao?

Trả lời:

a) Câm điếc bẩm sinh là bệnh di truyền ở người.

b) Bệnh do gen lặn quy định, vì trong gia đình của hai người đều có người bị câm điếc bẩm sinh nhưng không phải tất cả mọi người đều bị bệnh.

c) Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì nghĩa là cả cơ thể bố và mẹ đều mang alen gây bệnh, tuy nhiên xác suất sinh ra con không bị bệnh của họ trong mỗi lần sinh là 75%. Do đó, cặp vợ chồng này vẫn có thể sinh thêm con.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Di truyền học người môn Sinh học 9 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON