YOMEDIA

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Đột biến môn Sinh học 9 có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Đột biến môn Sinh học 9 có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập kiến thức hè. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN ĐỘT BIẾN MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

 

Câu 1: Quan sát hình 21.1 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

a) Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó.

b) Đột biến gen là gì?

Trả lời:

a) Cấu trúc của đoạn gen a bị thay đổi: mất cặp nuclêôtit X – G (đoạn gen b), thêm một cặp nuclêôtit T – A (đoạn gen c), thay thế cặp nuclêôtit A – T bằng cặp nuclêôtit loại G – X (đoạn gen d)

Đặt tên: mất một cặp nuclêôtit (b), thêm một cặp nuclêôtit (c), thay thế một cặp nuclêôtit (d).

b) Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.

 

Câu 2: Hãy quan sát hình 21.2, 3, 4 SGK và cho biết: đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại cho bản thân sinh vật hoặc đối với con người?

Trả lời:

Đột biến có lợi: 21.4: ĐB gen ở lúa làm cứng cây và nhiều bông hơn ở giống gốc.

Đột biến có hại: 21.2: ĐB làm mất khả năng tổng hợp diệp lục ở cây mạ, 21.3: ĐB làm lợn con có đầu và chân sau bị dị dạng.

 

Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Đột biến gen là những …………. trong cấu trúc của gen. Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của …………. trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra. Đột biến gen thường liên quan đến …. cặp nuclêôtit, điển hình là các dạng: mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit.

Đột biến gen thường ………….. nhưng cũng có khi có lợi.

Trả lời:

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra. Đột biến gen thường liên quan đến một cặp nuclêôtit, điển hình là các dạng: mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit.

Đột biến gen thường có hại nhưng cũng có khi có lợi.

 

Câu 4: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất?

Trả lời:

Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì những biến đổi trong cấu trúc của gen có thể dẫn tới những biến đổi ở protein mà nó mà hóa, từ đó gây nên biến đổi kiểu hình của cơ thể sinh vật. Các biến đổi về kiểu hình sẽ phá vỡ sự hài hòa trong kiểu gen đã trải qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong tự nhiên.

Vai trò, ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất: các đột biến này có thể có lợi cho bản thân sinh vật và con người, góp phần cung cấp nguyên liệu cho chọn giống, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

 

Câu 5: Hãy tìm thêm các ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

Trả lời:

Ở người: đột biến gen HbS thành HbA gây bệnh hồng cầu hình liềm, đột biến gen gây bênh bạch tạng,…

Ở động vật: lợn 2 đầu, bê 6 chân, rắn bạch tạng,…

Ở thực vật: cà rốt tím, cà chua tím, giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp β-caroten, cà chua biến đổi gen, ngô tím, hoa biến đổi gen, cây chịu hạn, cây chịu úng,…

 

Câu 6: Quan sát hình 22 a, b, c, d SGK. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Các NST sau khi bị biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào?

b) Các hình 22 a, b, c minh họa những dạng nào của đột biến cấu trúc NST?

c) Đột biến cấu trúc NST là gì?

Trả lời:

a) Các NST sau bị biến đổi khác với NST ban đầu:

22a: NST mới bị mất đoạn gen H

22b: NST mới bị lặp đoạn gen BC

22c: NST mới bị đảo đoạn BCD thành đoạn DCB

b) Các dạng đột biến cấu trúc NST được minh họa:

22a: mất đoạn NST

22b: lặp đoạn NST

22c: đảo đoạn NST

c) Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Đột biến cấu trúc NST thường liên quan tới một hoặc một số đoạn gen, có các dạng điển hình: mất đoạn NST, lặp đoạn NST, đảo đoạn NST,…

 

Câu 7: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong ………. gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,…

Đột biến cấu trúc NST thường …………, nhưng cũng có trường hợp có lợi.

Trả lời:

Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,…

Đột biến cấu trúc NST thường có hại, nhưng cũng có trường hợp có lợi.

 

Câu 10: Nêu nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST.

Trả lời:

Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST: tác nhân vật lí, hóa học phá vỡ hoặc thay đổi cấu trúc NST.

 

Câu 11: Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?

Trả lời:

Nguyên nhân gây biến đổi cấu trúc NST: các tác nhân vật lí và các tác nhân hóa học gây nên những biến đổi ở môi trường trong và ngoài cơ thể, ảnh hưởng tới NST và làm thay đổi cấu trúc của chúng.

 

Câu 12: Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật?

Trả lời:

Những biến đổi trong cấu trúc NST thường gây hại cho người và sinh vật vì chúng phá vỡ sự hài hòa đã được thiết lập qua quá trình tiến hóa lâu dài trên NST. Những thay đổi về cấu trúc NST sẽ gây nên những thay đổi về gen, ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể sinh vật.

 

Câu 13: Những đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A, Mất đoạn

B, Đảo đoạn

C, Lặp đoạn

D, Chuyển đoạn

E, Tất cả các đột biến trên

Trả lời:

Chọn đáp án E. Tất cả các đột biến trên

Giải thích: tất cả các đột biến loại đột biến cấu trúc NST đều làm ảnh hưởng tới thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền (gen – ADN)

 

Câu 14: Quan sát hình 23.1 SGK và cho biết: quả của 12 kiểu cây dị bội (2n+1) khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả ở cây lưỡng bội bình thường như thế nào?

Trả lời:

Sai khác của 12 kiểu cây dị bội so với cây lưỡng bội:

+ về kích thước: so với quả ở cây lưỡng bội, các quả ở cây dị bội II, III, VI, IX có kích thước lớn hơn, các quả ở cây dị bội IV, V, VII, VIII, X, XI, XII có kích thước nhỏ hơn.

+ về hình dạng: so với quả ở cây lưỡng bội, hình dạng quả ở cây dị bội II, III, V, IX, X thiên về dạng tròn hơn, quả ở cây dị bội IV, VI, VII, VIII, XI, XII, XIII thiên về dạng bầu dục hơn.

+ quả của cây ở 12 dạng dị bội khác biệt nhau hoàn toàn về kích thước và hình dạng

 

Câu 15: Quan sát hình 23.2 SGK và giải thích sự hình thành các thể dị bội có (2n+1) và (2n – 1) NST.

Trả lời:

Trong quá trình phát sinh giao tử, một cặp NST ở cơ thể bố (hoặc mẹ) không phân li trong giảm phân, hình thành nên 1 giao tử có số lượng NST là (n+1) và 1 giao tử có số lượng NST là (n-1).

Khi các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (số lượng NST là n) của cơ thể mẹ (hoặc bố) sẽ tạo thành hợp tử có số lượng NST trong bộ NST lần lượt là (2n+1) và (2n-1), từ đó phát triển thành các thể dị bội (2n+1) và (2n-1) NST.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Nhiễm Sắc Thể môn Sinh học 9 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF