YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí trường THPT Rạng Đông năm 2021-2022 có đáp án

Tải về
 
NONE

Kì thi THPT QG là một kì thi quan trọng nhất đối với học sinh lớp 12, vì vậy để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới, HOC247 đã biên tập, tổng hợp nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí trường THPT Rạng Đông năm 2021-2022 có đáp án, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo học tập.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

RẠNG ĐÔNG

ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 50 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (TH): Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là

A. tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài về vốn.

B. cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.

C. tiếp cận nguồn lực thế giới và công nghệ.

D. tận dụng được thị trường thế giới và khu vực.

Câu 2 (NB): Thành tựu to lớn về xã hội do công cuộc Đổi mới đưa lại cho nước ta là

A. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

C. nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài.

D. tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

Câu 3 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và 26, vườn quốc gia nào dưới đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

     A. Cát Bà.                     B. Ba Bể.                      C. Xuân Thuỷ.    D. Ba Vì.

Câu 4 (VD): Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN VÀ GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC, NĂM 2016

Quốc gia

Campuchia

In-đô-nê-xi-a

Ma-lai-xi-a

Mi-an-ma

Số dân (triệu người)

15,2

258,7

31,7

52,9

GDP (tỉ USD)

20,0

932,3

299,9

64,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, Nhà xuất bản thống kê 2018) Biểu đồ thích hợp nhất để so sánh số dân và GDP của các nước trên năm 2016 là?

     A. Cột ghép.                 B. Đường.                     C. Tròn.           D. Miền

Câu 5 (VD): Cho biểu đồ:

Cơ cấu số lượng vật nuôi Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên

Nhận xét nào sau đây không đúng với cơ cấu số lượng vật nuôi của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Tây Nguyên năm 2014?

A. Tỉ trọng bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên.

B. Tỉ trọng lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn tỉ trọng của trâu và lợn của Tây Nguyên cộng lại.

C. Tỉ trọng lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên.

D. Tỉ trọng trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên.

Câu 6 (VD): Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2005 – 2016

(Đơn vị: %)

Năm Nước

2005

2010

2014

2016

Lào

7,1

8,5

7,6

7,0

Thái Lan

4,6

7,5

0,9

3,2

Xin-ga-po

7,5

15,2

3,6

2,0

Phi-lip-pin

4,8

7,6

6,1

6,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản thống kê 2017) Nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước ở một số nước ở Đông Nam Á giai đoạn 2005 – 2016?

A. Phi-lip-pin có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái Lan.

B. Lào có tốc độ tăng trưởng cao hơn Phi-lip-pin.

C. Xin-ga-po có tốc độ tăng trưởng luôn giảm.

D. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng không ổn định.

Câu 7 (VD): Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, có ít sông đổ ra biển là nơi thuận lợi cho nghề

     A. Nuôi trồng thủy sản.                                      B. chế biến thủy sản.

     C. khai thác thủy hải sản.                                   D. làm muối.

Câu 8 (VD): Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014:

Cho biết biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây là đúng nhất về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014?

Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

B. Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

C. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

D.  Quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

Câu 9 (VD): Điểm khác biệt của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long là

A. diện tích rộng hơn.             B. nước triều xâm nhập sâu về mùa cạn.

C. hệ thống đê điều chia bề mặt ra thành ô.      D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Câu 10 (TH): Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên

A. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang. B. đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. D. có một số đông bằng mở rộng ở các của sông lớn.

Câu 11 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Phú Quốc.       B. Định An.     C. Nhơn Hội. D. Năm Căn.

Câu 12 (NB): Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào

A. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa.

B. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu.

C. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp.

D. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín.

Câu 13 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mô đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở

     A. Bắc Trung Bộ.         B. Tây Bắc.                   C. Tây Nguyên.        D. Đông Bắc.

Câu 14 (NB): Các thiên tai diễn ra nhiều ở vùng biển nước ta là

     A. bão, sạt lở bờ biển, động đất.    B. cát bay, cát nhảy, động đất, sạt lở bờ biển.

     C. sạt lở bờ biển, bão, sóng thần.      D. bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy.

Câu 15 (VD): Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á chủ yếu do

A. thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư.          B. hiện đại hóa mạng lưới giao thông.

C. nâng cao chất lượng nguồn lao động.        D. đa dạng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Câu 16 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và 26, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

     A. Thái Nguyên, Hạ Long.                                 B. Lạng Sơn, Việt Trì.

     C. Thái Nguyên, Việt Trì.                                  D. Việt Trì, Bắc Giang

Câu 17 (TH): Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là

     A. gió mùa Đông Bắc.                                        B. gió mùa Tây Nam.

     C. gió Tín phong bán cầu Bắc.                           D. gió tây nam.

Câu 18 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

A. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ.

B. Là vùng tập trung đảo lớn nhất thế giới.

C. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi.

D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 19 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

     A. Luyện kim màu.                                  B. Sản xuất vật liệu xây dựng.

     C. Đóng tàu.                                           D. Chế biến nông sản

Câu 20 (VD): Nguyên nhân nào sau đây làm cho sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á tăng lên?

A. Nguồn lao động dồi dào.

B. Đất phù sa màu mỡ.

C. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.

D. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

B

A

A

C

D

C

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

B

D

D

A

C

B

A

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT RẠNG ĐÔNG - ĐỀ 02

Câu 1 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào dưới đây chịu tác động mạnh nhất của gió Tây khô nóng?

     A. Tây Bắc.                   B. Nam Trung Bộ.        C. Đông Bắc Bộ.      D. Bắc Trung Bộ.

Câu 2 (VD): Vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước ta luôn phải đề cao vì

     A. nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện đời sống nhân dân trong thời kì đổi mới.

     B. để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền hòa bình cho khu vực và quốc tế.

     C. góp phần phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường.

     D. nhằm đảm bảo cho phát triển các ngành kinh tế của đất nước, tăng sức cạnh tranh.

Câu 3 (NB): Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:

     A. xây dựng khu vực hòa bình,ổn định, có kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

     B. giải quyết những quan hệ giữa ASEAN với các nước, tổ chức quốc tế khác.

     C. thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tiến bộ xã hội của các nước.

     D. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

Câu 4 (TH): Nguyên nhân quan trọng khiến miền núi có nhiều thiên tai là do

     A. mưa ít.                                                            B. mưa nhiều, phân bố không đều.

     C. mưa nhiều, độ dốc lớn                                   D. lớp phủ thực vật mỏng.

Câu 5 (NB): Các dãy núi nước ta chạy theo hai hướng chính là

     A. hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung.

     B. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

     C. hướng tây bắc - đông nam và hướng tây - đông.

     D. hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung.

Câu 6 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết trong các thành phố nào sau đây của nước ta không giáp biển?

     A. Cần Thơ.                  B. Hải Phòng.               C. TP. Hồ Chí Minh.      D. Đà Nẵng.

Câu 7 (NB): Lãnh hải là

     A. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.           B. vùng biển rộng 200 hải lí.

     C. vùng có độ sâu khoảng 200m.                       D. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.

Câu 8 (TH): Hai bể dầu lớn nhất ở thềm lục địa của nước ta là

     A. Sông Hồng và Nam Côn Sơn.                       B. Cửu Long và sông Hồng.

     C. Cửu Long và Nam Côn Sơn .                        D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu – Mã Lai.

Câu 9 (TH): Lãnh thổ nước ta vừa gắn liền với lục địa, vừa thông ra đại dương nào sau đây?

     A. Á - Ấn; Thái Bình Dương.                            B. Á – Âu; Đại Tây Dương.

     C. Á – Âu; Thái Bình Dương.                            D. Á - Ấn; Đại Tây Dương.

Câu 10 (TH): Trong cơ cấu kinh tế thời kì Đổi mới, tỉ trọng tăng nhanh nhất thuộc về khu vực

     A. Công nghiệp và xây dựng.                             B. Công nghiệp và dịch vụ.

     C. Nông nghiệp.                                                 D. Dịch vụ.

Câu 11 (TH): Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Đồng bằng ven biển miền Trung ở nước ta?

     A. Chủ yếu là đất phù sa màu mỡ.

     B. Tổng diện tích khoảng 15 nghìn km2.

     C. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

     D. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn.

Câu 12 (VD): Đồng bằng có diện tích lớn nhất trong hệ thống đồng bằng ven biển miền Trung là

     A. Thanh Hóa.              B. Tuy Hòa.                  C. Nghệ An.      D. Quảng Nam.

Câu 13 (VD): Vùng biển Nam Trung Bộ nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối do

     A. bờ biển bằng phẳng, thủy triều lên xuống nhanh.

     B. nắng nhiều, bãi biển thoai thoải, sông nhỏ .

     C. thủy triều lên xuống mạnh, nhiệt độ cao.

     D. nắng nhiều, nhiệt độ cao, ít mưa.

Câu 14 (VD): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất?

     A. Rào Cỏ.                    B. Động Ngai.               C. Pu xai lai leng.      D. Phu Hoạt.

Câu 15 (VD): Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ

Năm

Tổng số

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

2010

2157,8

396,6

693,3

1067,9

2014

3937,9

697,0

1307,9

1933,0

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Để thể hiện sự thay đổi quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2010 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

     A. Biểu đồ miền.          B. Biểu đồ cột chồng.   C. Biểu đồ đường.      D. Biểu đồ tròn.

Câu 16 (TH): Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là

     A. nguồn lợi sinh vật biển phong phú.               B. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.

     C. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch.            D. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

Câu 17 (VD): Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 1998 - 2014?

     A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm.

     B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm.

     C. Diện tích cây công nghiệp nước ta tăng.

     D. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng liên tục.

Câu 18 (TH): Theo hướng từ biển vào, đồng bằng ven biển miền Trung thường được phân chia thành 3 dải:

     A. cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

     B. vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng; cồn cát, đầm phá.

     C. vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; cồn cát, đầm phá.

     D. cồn cát, đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng.

Câu 19 (VD): Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi, có vị trí cách đường cơ sở 35 hải lí, vậy con tàu đó cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế theo đường chim bay là bao nhiêu?

     A. 305 120 m.               B. 305 100 m.               C. 305 580 m.      D. 305 246 m.

Câu 20 (VD): Một trong những ảnh hưởng của Biển Đông thể hiện rõ rệt và trực tiếp nhất đến

     A. độ ẩm của các khối khí qua biển

     B. sự thành tạo các dạng địa hình ven biển

     C. việc làm tăng tính chất khắc nghiệt của thời tiết.

     D. các yếu tố hải văn như: nhiệt độ, thủy triều, sóng…

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

D

C

B

A

D

C

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

D

C

D

D

D

A

C

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT RẠNG ĐÔNG - ĐỀ 03

Câu 1: Tỉnh có ngành thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác và nuôi trồng

A. An Giang.                         B. Đồng Tháp.

C. Bà Rịa – Vũng Tàu.                                       D. Cà Mau.

Câu 2: Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn là

A. nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, các ô trũng ở đồng bằng.

B. nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt thủy hải sản.

C. dọc bờ biển có nhiều đầm phá, bãi triều, các cánh rừng ngập mặn.

D. ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.

B. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú.

D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 4: Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên là

A. bò sữa.

B. cây công nghiệp ngắn ngày.

C. cây công nghiệp dài ngày.

D. gia cầm.

Câu 5: Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là

A. Quảng Ninh.                                                                    B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.                                                   D. Cà Mau.

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên

A. nằm sát dải Duyên hải Nam Trung Bộ.                          B. giáp vùng Đông Nam Bộ.

C. giáp miền hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.                  D. giáp biển Đông.

Câu 7: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long

A. đất mặn.                                                                          B. đất phèn.

C. đất phù sa ngọt.                                                               D. đất xám.

Câu 8: Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng cao lên, chủ yếu là do

A. những thành tựu trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề.

B. những thành tựu trong phát triển giáo dục, văn hóa và y tế.

C. xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 9: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa

A. phía Bắc Mianma và bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.

B. ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ của những con sông lớn như Mê Công.

C. địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam hoặc Đông - Tây.

D. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiêt đới gió mùa.

Câu 10: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

A. Quảng Trị.                                                                       B. Ninh Thuận.

C. Quảng Ngãi.                                                                    D. Bình Định.

Câu 11: Ngành công nghiệp trọng diểm của nước ta không phải là ngành

A. có thế mạnh lâu dài.

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.

D. tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác.

Câu 12: Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không giáp biển

  1. Lào.
  2. Mi-an-ma.
  3. In – đô – nê – xi - a.
  4. Thái Lan.

Câu 13: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước nước ta là

A. đới rừng nhiệt đới lá rộng và lá kim.                              B. đới rừng cận xích đạo gió mùa.

C. rừng xích đạo gió mùa.                                                   D. rừng rụng lá vào mùa khô.

Câu 14: Vùng Tây Bắc nước ta vẫn trồng được cây cà phê chè là do

A. địa hình cao nên nhiệt độ giảm.

B. có nền địa hình cao, mùa đông lạnh.

C. có một mùa mưa và khô rõ rệt.

D. các khu vực địa hình thấp và kín gió.

Câu 15: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho Duyên hải Nam Trung Bộ không mang lại lợi ích nào sau đây

A. hạn chế sự khắc nghiệt của thiên tai.

B. cung cấp nguồn năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt.

C. mở rộng giao lưu hợp tác trong nước và ngoài nước.

D. đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên và lao động dồi dào.

Câu 16: Ngành thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thuận lợi hơn Đồng bằng sông Hồng là do

A. có một mùa lũ trong năm, nguồn lợi thủy sản trong mùa lũ rất lớn.

B. công nghiệp chế biến phát triển hơn.

C. có nguồn thủy sản phong phú và diện tích mặt nước nuôi trồng lớn.

D. người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản hơn.

Câu 17: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

  1. Vĩnh Phúc
  2. Thái Nguyên.
  3. Hải Dương
  4. Hưng Yên.

Câu 18: Đâu không phải là đảo đông dân ở vùng biển nước ta?

  1. Bạch Long Vĩ.
  2. Cái Bầu.
  3. Lý Sơn.
  4. Phú Quý.

Câu 19: Tại sao lũ quét thường xảy ra ở miền núi?

A. địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, mưa lớn.

B. chặt phá rừng, khái thác rừng bừa bãi ở miền núi.

C. địa hình có độ dốc lớn, nhiều nơi bị mất lớp phủ thực vật.

D. mất lớp phủ thực vật, mưa lớn tập trung theo mùa.

Câu 20: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện

A. quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

B. sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

C. tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

D. cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

B

C

C

D

B

B

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

B

B

A

C

B

A

A

C

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT RẠNG ĐÔNG - ĐỀ 04

Câu 1. Biện pháp quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là

A. chuyển đổi cơ cấu cây trồng đa dạng hơn.
B. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi do mùa khô kéo dài.
C. bảo vệ hệ thống rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn.
D. phát triển mô hình kinh tế trang trại.

Câu 2. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng hợp lý đất đai ở Đồng bằng Sông Cửu Long là

A. diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm.            B. thiếu nước ngọt vào mùa khô.
C. diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.      D. diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều.

Câu 3. Vùng kinh tế trọng điểm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của nước ta là

A. Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.            B. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam                 D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long.

Câu 4. Huyện đảo Côn Đảo trực thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Cà Mau.                  B. Bến Tre.          C. Bà Rịa-Vũng Tàu.     D. Bình Thuận.

Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số từ 500001 đến 1000000 người là

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.             B. Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ.
C. Cần Thơ, Biên Hòa, Đà Nẵng.                       D. Nha Trang, Cần Thơ, Đà Nẵng.

Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh nhất ở vùng

A. Đồng bằng Sông Hồng.  B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.    D. Đồng bằng Sông Cửu Long.

Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố mưa ở nước ta?

A. Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ

B. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng V đến tháng X
C. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam

 D. Khu vực cực Nam Trung Bộ mưa ít nhất

Câu 8. Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM PHÂN THEO PHƯƠNG TIỆN ĐẾN

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện đến qua các năm?

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ?

A. Tỉ trọng đường hàng không giảm.                           B. Tỉ trọng của đường thủy tăng rất nhanh.
C. Tỉ trọng của đường bộ không tăng.                          D. Tỉ trong đường bộ cao nhất.

Câu 9. Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Năm

2000

2005

2009

2010

Diện tích (nghìn ha)

1212,6

1186,1

1155,5

1150,1

Sản lượng (nghìn tấn)

6586,6

6398,4

6796,8

6803,4

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2012)

Biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả năm ở vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2010 là

A. cột ghép               B. đường biểu diễn                           C. hình cột chồng.                         D. kết hợp.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung?

A. Đà Nẵng.              B. Quảng Nam.                           C. Phú Yên.                       D. Bình Định.

Câu 11. Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Lượng mưa và độ ẩm của một số địa điểm nước ta.

B. Nhiệt độ và độ ẩm của một số địa điểm nước ta.

C. Nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm nước ta.

D. Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta.

Câu 12. Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

(Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm

Tổng số

Chia ra

Khai thác

Nuôi trồng

2005

3466,8

1987,9

1478,9

2010

5142,7

2414,4

2728,3

2013

6019,7

2803,8

3215,9

2015

6549,7

3036,4

3513,3

Căn cứ vào bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ trọng sản lượng thủy sản nước ta trong giai đoạn 2005 - 2015?

A. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn khai thác.
B. Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
D. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn tổng sản lượng cả nước.

Câu 13. Dựa vào Át lat Địa lý Việt Nam trang 18, cho biết việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng

A. tăng cường tình trạng độc canh.                                  B. tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.
C. đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.                           D. tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm là

A. Diện tích giảm, sản lượng giảm                                   B. Diện tích tăng, sản lượng tăng.
C. Diện tích tăng, sản lượng giảm.                                   D. Diện tích giảm, sản lượng tăng.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 - 5, cho biết đường bờ biển của nước ta kéo dài từ

A. Móng Cái đến Kiên Giang .                  B. Quảng Ninh đến Hà Tiên.                                                                                                             

C. Móng Cái đến Hà Tiên.                         D. Quảng Ninh đến Cà Mau.

Câu 16. Cho bảng số liệu :              

Tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới qua một số năm (Đơn vị %)

Năm

Châu Phi

Châu Mĩ

Châu Á

Châu Âu

Châu Đại Dương

1985

11,5

13,4

60,0

14,6

0,5

2005

13,8

13,7

60,6

11,4

0,5

                                 (Nguồn: SGK Địa lí 11 NC, NXB Giáo dục - 2007)

Biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số thế giới phân theo châu lục năm 1985 và 2005 là

A. biểu đồ miền.              B. biểu đồ đường.            C. biểu đồ tròn.                                      D. biểu đồ cột.

Câu 17. Cho bảng số liệu

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC

                                                                                                   (Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2004

Xuất khẩu

39,3

53,5

51,4

Nhập khẩu

60,7

46,5

48,6

                                                                  (Nguồn: SGK Địa lí 11 NC, NXB GD 2007)

Để thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2004, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn.               B. Biểu đồ cột.                C. Biểu đồ đường.                                  D. Biểu đồ miền.

Câu 18.  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tháng có nhiều bão nhất ảnh hưởng đến nước ta là:

A. tháng 8.                       B. tháng 10.                     C. tháng 9.                                          D. tháng 7.

Câu 19.  Khu vực nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới?

A. Tây Nam Á.                B. Trung Á.                     C. Đông Âu.                                       D. Bắc Mĩ.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào của nước ta?

A. Khánh Hòa, Đà Nẵng.                                         B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

C. Quảng Ngãi, Đà Nẵng.                                        D. Đà Nẵng, Khánh Hòa.

---- Còn tiếp ---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

B

11

D

2

C

12

A

3

C

13

B

4

C

14

D

5

C

15

C

6

D

16

C

7

C

17

A

8

A

18

C

9

B

19

A

10

C

20

D

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT RẠNG ĐÔNG - ĐỀ 05

Câu 1: Việc phát triển thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc

A. khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào

B. cung cấp nguồn điện giá rẽ cho các công trình thuỷ lợi

C. cung cấp điện sinh hoạt giá rẽ

D. nâng cao đời sống đồng bào thiểu số

Câu 2: Các bể khai thác dầu Rồng, Bạch Hổ, Hồng Ngọc thuộc bể trầm tích nào dưới đây?

A. Thổ Chu – Mã lai                                                    B. Nam Trung Bộ.

C. Nam Côn Sơn                                                          D. Cửu Long

Câu 3: Nhân tố tự nhiên được coi là quan trọng nhất để vùng Tây Nguyên phát triển cây cà phê là

   A. địa hình có nhiều cao nguyên rộng lớn.

   B. có hệ thống sông lớn cung cấp nước tưới.

   C. khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm.

   D. đất ba dan màu mỡ, khí hậu cận xích đạo

Câu 4: Bảo vệ rừng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai, trước mắt là nhằm:

   A. tăng cường nguồn nước cho hồ thủy điện Trị An.

   B. phục vụ cho nhu cầu dân dụng và chất đốt ơ TPHCM.

   C. cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Tân Mai.

   D. bảo vệ ngồn gen động - thực vật quý hiếm.

Câu 5: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 hãy cho biết đường bờ biển nước ta 3.260km nối liền các đơn vị hành chính nào dưới đây?

A. Thành phố Móng Cái đến Thị xã Hà Tiên              B. Tỉnh Quảng Ninh đến Cà Mau

C. Thành phố Móng Cái đến Thành phố Cần Thơ      D. Tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang

Câu 6: Việc làm ở Đồng bằng sông Hồng là vấn đề nan giải, nhất là khu vực thành thị chủ yếu do

  A. nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo lớn.

  B. nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động hạn chế.

  C. nguồn lao động dồi dào, nền kinh tế còn chậm phát triển.

  D. nguồn lao động dồi dào, tập trung đông ở khu vực thành thị

Câu 7: Tỉ trọng của khu vực nông_lâm_ngư nghiệp trong GDP ở các nước đang phát triển cao hơn ở các nước phát triển là do

A. sản xuất nông _lâm_ngư nghiệp được chú trọng phát triển hơn

B. trình độ công nghiệp hoá thấp hơn

C. có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông _lâm_ngư nghiệp

D. số lao động ở khu vực nông_lâm_ngư nghiệp nhiều hơn

Câu 8: Dựa  vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6,7, hãy cho biết các vịnh biển Hạ Long, Xuân Đài, Vân Phong, Vũng Rô thuộc các tỉnh tương ứng nào theo thứ tự dưới đây?

A. Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ninh

B. Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định

C. Bình Định, Quảng Ninh, Khánh Hoà, Phú Yên

D. Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên

Câu 9: Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cấp bách, đặc biệt là

A. xây dựng cơ sở hạ tầng.

B. tăng cường các cơ sở về năng lượng.

C. thu hút lao động có kĩ thuật.

D. đào tạo công nhân lành nghề.

Câu 10: Ba vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long đó là:

A. Thuỷ lợi, cải tạo đất, bảo vệ rừng

B. Thuỷ lợi, bảo vệ rừng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp

C. Thuỷ lợi, bảo vệ rừng, sống chung với lũ

D. Thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sống chung với lũ

Câu 11: Thời tiết khô nóng ở đồng bằng ven biển miền Trung vào đầu mùa hạ là do:

A. Chịu ảnh hưởng của gió Tín phong Bắc bán cầu

B. Gió mùa Tây Nam bị dãy Trường Sơn chặn lại

C. Áp thấp Bắc Bộ hút gió mùa Tây Nam

D. Hoạt động của áp cao Tây Ấn Độ Dương

Câu 12: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không  thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Vân Đồn                                                                  B. Nhơn Hội.

C. Móng Cái                                                                 D. Đình Vũ – Cát hải

Câu 13: Chất lượng nguồn lao động của nước ta đang dần được nâng lên là do:

A. Những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế

B. Việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang các nước phát triển

C. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông

D. Việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

Câu 14: Nội dung nào sau đây là đúng về ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

   A. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

   B. Mở rộng các hoạt động dịch vụ.

   C. Tăng cường xuất khẩu lao động.

   D. Phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Câu 15: Ở nước ta, Nam Trung Bộ là vùng có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển vì:

A. Có thềm lục địa sâu và thu hẹp

B. Ngoài khơi có nhiều đảo và quần đảo

C. Núi chạy ra sát biển tạo thành nhiều vịnh biển sâu, kín gió

D. Hướng bờ biển cùng chiều với hướng gió mùa

Câu 16: Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỬ MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA

 

Địa điểm

Lượng mưa

(mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Cân bằng ẩm

(mm)

Hà Nội

1.676

  989

   + 687

Huế

2.868

1.000

+ 1.868

TP. Hồ Chí Minh

1.931

1.686

   + 245

 

Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

A. Huế có cân bằng ẩm cao nhất do mùa mưa lại trùng với mùa lạnh nên nước ít bốc hơi.

B. Tp. Hồ Chí Minh mưa nhiều hơn Hà Nội do trực tiếp đón gió mùa Tây Nam và nằm gần biển hơn.

C. Huế có lượng mưa lớn nhất do có bức chắn Bạch Mã và chịu ảnh hưởng nhiều của bão.

D. Tp. Hồ Chí Minh mưa khá nhiều nhưng bốc hơi nhiều do nắng nóng quanh năm nên cân bằng ẩm cao.

Câu 17: Dân cư khu vực Đông Nam Á tập trung ở:

A. Vùng đồng bằng và các cao nguyên.

B. Vùng ven biển và các cao nguyên.

C. Vùng núi và cao nguyên.

D. Vùng đồng bằng và vùng ven biển.

Câu 18: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thường phân bố theo quy luật:

A. Gắn trực tiếp với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.

B. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì có thị trường lớn.

C. Gắn trực tiếp với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

D. Gắn trực tiếp với các vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu 19: Cho bảng số liệu:

LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012

 (Đơn vị: nghìn người)

Năm

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Có vốn đầu tư nước ngoài

2000

4.358

32.358

358

2005

4.969

36.633

914

2008

5.059

39.707

1.695

2012

5.107

42.294

1.726

 

     Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2012 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

   A. Miền                                                                     B. Kết hợp cột đường.

    C. Cột                                                                       D. Tròn

Câu 20: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động đánh bắt hải sản ở nước ta là:

A. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

B. Suy giảm nguồn tài nguyên.

C. Hoạt động mạnh của bão và áp thấp nhiệt đới.

D. Môi trường nước bị ô nhiễm.

---- Còn tiếp ---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1

A

11

B

2

D

12

B

3

D

13

A

4

A

14

D

5

A

15

C

6

C

16

D

7

B

17

D

8

D

18

D

9

B

19

A

10

B

20

C

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Rạng Đông có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF