Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp diễn ra, HOC247 giới thiếu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021-2022 môn Địa lí trường THPT Tư Nghĩa I có đáp án, được biên tập tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước, với phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt!
TRƯỜNG THPT TƯ NGHĨA I |
ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2021-2022 MÔN ĐỊA LÍ 12 Thời gian: 50 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Đây là khu vực chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta
A. kinh tế Nhà nước.
B. kinh tế ngoài Nhà nước.
C. kinh tế cá thể.
D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 2. Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở nước ta.
B. Nhằm thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
C. Nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác tài nguyên.
D. Đảm bảo cho dân cư giữa các vùng lãnh thổ phân bố đều hơn.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều ở đồng bằng lớn nước ta?
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt.
B. Có nhiều mặt bằng để tập trung chuồng trại.
C. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến thịt.
D. Nhu cầu thịt, trứng của dân cư lớn.
Câu 4: Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là
A. Hoa Trung.
B. Đông Bắc.
C. Hoa Bắc.
D. Hoa Nam.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không phải là ಜnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?
A. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông.
B. Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta
C. Tăng cường độ ẩm của các khối khí qua biển
D. Góp phần làm điều hòa khí hậu
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nghề nuôi tôm nước ta phát triển “bùng nổ” trong những năm gần đây là
A. điều kiện nuôi rất thuận lợi, kỹ thuật nuôi ngày càng được cải tiến.
B. thị trường có nhu cầu ngày càng lớn và mở rộng, nhất là thị trường nước ngoài.
C. giá trị thương phẩm được nâng cao nhờ công nghiệp chế biến phát triển.
D. chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của Nhà nước.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết vùng đồng bằng sông Cửu Long có các khu kinh tế ven biển nào sau đây?
A. Định An, Năm Căn, Phú Quốc.
B. Định An, Năm Căn, Nhơn Hội.
C. Định An, Năm Căn, Vân Phong.
D. Định An, Năm Căn, Dung Quất.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết những trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng?
A. Hải Dương, Hưng Yên, Phúc Yên.
B. Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng.
C. Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định.
D. Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh
Câu 9. Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta giai đoạn hiện nay là
A. lực lượng lao động.
B. thị trường.
C. khoa học kĩ thuật.
D. tập quán sản xuất.
Câu 10. Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển là
A. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
B. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.
C. hội nhập quốc tế và khu vực.
D. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.
Câu 11. Nguyên nhân làm cho hiệu quả ngành chăn nuôi nước ta chưa ổn định không phải là
A. nhu cầu của thị trường còn nhiều biến động.
B. dịch bệnh bùng phát và lây lan trên diện rộng.
C. hình thức chăn nuôi quảng canh vẫn phổ biến.
D. giá cả sản phẩm chăn nuôi trên thị trường cao.
Câu 12. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì
A. nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.
B. nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến.
C. đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
D. nước ta nằm trong khu vực Châu Á gió mùa.
Câu 13. Biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch ở nước ta
A. sử dụng các hóa phẩm bảo vệ nông sản.
B. nâng cao năng suất các loại nông sản.
C. đầu tư công nghệ chế biến và bảo quản.
D. đẩy mạnh cơ giới hóa khâu sản xuất.
Câu 14. Biện pháp có hiệu quả nhất để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc hiện nay là
A. thực hiện các kỹ thuật canh tác
B. phát triển mạnh thủy lợi.
C. phát triển mô hình nông - lâm kết hợp.
D. xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Câu 15: Vấn đề nổi bật trong sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. đắp đê ngăn lũ.
B. chống cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
C. khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản.
D. hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác.
Câu 16. Đặc điểm xã hội của Đông Nam Á không phải là
A. có tỉ lệ dân số biết chữ và trình độ văn hóa còn thấp.
B. các quốc gia trong khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
C. phong tục, tập quán của các nước có nét tương đồng.
D. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
Câu 17. Xu hướng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta dựa trên lợi thế nào của tự nhiên?
A. Nguồn nhiệt, ẩm dồi dào.
B. Sự phân mùa khí hậu.
C. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng của biển.
D. Thiên nhiên phân hóa theo đai cao.
Câu 18. Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển đảo là
A. có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
B. nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
C. có nhiều sa khoáng và thềm lục địa có dầu mỏ.
D. sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
Câu 19. Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là
A. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
B. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
C. khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng.
D. tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
Câu 20. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là
A. xây dựng các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động.
B. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị.
C. khôi phục và đẩy mạnh phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.
D. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị.
---- Còn tiếp ----
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
C |
A |
D |
A |
B |
A |
C |
B |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
C |
C |
C |
B |
A |
A |
A |
D |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT TƯ NGHĨA I - ĐỀ 02
Câu 1: Ý nào không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề năng lượng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Sử dụng điện lưới quốc gia.
B. Xây dựng các nhà máy thuỷ điện.
C. Đầu tư xây dựng nhà máy điện nguyên tử.
D. Nhập điện từ nước ngoài.
Câu 2: Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong việc phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là
A. hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.
B. ngừng hẳn việc khai thác ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ.
C. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
D. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản.
Câu 3: Các đầu mối giao thông quan trọng nhất ở nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
B. TP. Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Hà Nội.
C. Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
D. Đà Nẵng, Hà Nội, TP, Hồ Chí Minh.
Câu 4: Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là
A. nội thuỷ.
B. vùng đặc quyền về kinh tế.
C. vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. lãnh hải.
Câu 5: Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang
A. phía Tây và ven bờ Đại Tây Dương.
B. phía Nam và ven bờ Đại Tây Dương.
C. phía Bắc và ven bờ Thái Bình Dương.
D. phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
Câu 6: Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản là do
A. nằm trong vành đai sinh khoáng.
B. có nhiều đảo, quần đảo và núi lửa.
C. địa hình chủ yếu là núi.
D. có diện tích rừng xích đạo lớn.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc Bắc Trung bộ?
A. Hòn La.
B. Chu Lai.
C. Vũng Áng.
D. Nghi Sơn.
Câu 8: Hướng tây bắc - đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực
A. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
C. vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
D. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết đỉnh lũ trên sông Mê Kông vào tháng nào sau đây?
A. IX.
B. XI.
C. X.
D. XII.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào say đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2000 và năm 2007?
A. Tỉ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, thủy sản tăng.
B. Tỉ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp và thủy sản tăng.
C. Tỉ trọng nông nghiệp tăng, lâm nghiệp và thủy sản tăng.
D. Tỉ trọng nông nghiệp tăng, lâm nghiệp và thủy sản giảm.
Câu 11: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí
A. nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. thuộc châu Á.
C. nằm ven Biển Đông, phía tây Thái Bình Dương.
D. nằm trong vùng khí hậu gió mùa.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, tỉnh có sản lượng lúa cao nhất là
A. Trà Vinh.
B. Cần Thơ.
C. Sóc Trăng.
D. An Giang.
Câu 13: Đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm là
A. phân bố đô thị đều giữa các vùng.
B. tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.
D. trình độ đô thị hóa thấp.
Câu 14: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp năng lượng trang 22 kết hợp với trang 10 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết công trình thủy điện nào sau đây nằm trên sông Xrê Pôk?
A. Yaly.
B. Xê xan 4.
C. Đa Nhim.
D. Buôn Tua Srah.
Câu 15: Yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lớn ở nước ta là
A. đất phù sa màu mỡ.
B. khí hậu nhiệt đới gió mùa độ ẩm cao.
C. thị trường tiêu thụ lớn.
D. vị trí thuận lợi.
Câu 16: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường là do
A. sông có đoạn chảy ở miền núi.
B. chế độ mưa thất thường.
C. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh.
D. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
A. Rộng khoảng 40 nghìn km2, địa hình cao và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng.
B. Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
C. Không có đê, mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. Mùa lũ, nước ngập trên diện rộng. Mùa cạn, thuỷ triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn
Câu 18: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do
A. khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.
B. khí hậu có sự phân mùa.
C. lượng mưa hằng năm lớn.
D. khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi.
Câu 19: Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nước ta chủ yếu do sự phân hoá về
A. sinh vật.
B. khí hậu.
C. địa hình.
D. thổ nhưỡng.
Câu 20: Tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là
A. Khánh Hoà.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi.
D. Bình Thuận.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
C |
C |
B |
D |
A |
B |
A |
C |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
D |
D |
D |
A |
B |
A |
D |
B |
B |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT TƯ NGHĨA I - ĐỀ 03
Câu 1: Loại hình giao thông vận tải đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp chủ yếu là do
A. chế độ nước thất thường, lũ lụt xảy ra ở nhiều sông.
B. chỉ chú trọng phát triển một số tuyến sông chính.
C. chậm đổi mới phương tiện và cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. khí hậu thất thường, thường diễn ra mưa lớn.
Câu 2: Điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
B. Tốc độ phát triển khá cao.
C. Có tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, nhưng đang tăng lên.
D. Phát triển chủ yếu là các ngành có công nghệ cao.
Câu 3: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu nhất nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế ở nước ta?
A. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
B. Bảo vệ tài nguyên và môi trường.
C. Phát triển giao thông vận tải.
D. Mở rộng các sân bay quốc tế.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta?
A. Xây dựng các ngành kinh tế trọng điểm.
B. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
C. Hình thành các khu công nghiệp tập trung.
D. Quy hoạch các vùng chuyên canh nông nghiệp.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Công nghiệp luyện kim phân bố rộng rãi hơn công nghiệp cơ khí.
B. Giá trị sản xuất công nghiệp có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh.
C. Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng.
D. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm.
Câu 6: Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 7: Cơ cấu công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa được định hình rõ nét chủ yếu là do
A. thiếu nguồn lao động có tay nghề.
B. hạn chế về điều kiện kĩ thuật và vốn.
C. chưa có các mỏ khoáng sản lớn.
D. chưa đảm bảo được nhu cầu về điện.
Câu 8: Lũ ở đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là
A. lên nhanh rút nhanh.
B. lên chậm rút nhanh.
C. lên chậm rút chậm.
D. lên nhanh rút chậm.
Câu 9: Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. vị trí địa lí thuận lợi.
B. giàu tài nguyên thiên nhiên.
C. thị trường tiêu thụ lớn.
D. cơ sở vật chất hiện đại.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long?
A. Mùa lũ đến sớm hơn đồng bằng sông Hồng.
B. Mùa khô sâu sắc hơn vùng Tây Nguyên.
C. Mùa mưa kéo dài hơn các vùng khác.
D. Cân bằng ẩm trong năm rất lớn.
Câu 31: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì
A. nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.
B. than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.
C. nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.
D. nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, nhận xét nào sau đây đúng về ngành du lịch nước ta?
A. Năm 2007 so với năm 1995, tỉ trọng khách du lịch quốc tế đến nước ta giảm.
B. Năm 2007 so với năm 1995, tỉ trọng khách du lịch nội địa có xu hướng giảm.
C. Năm 2007 so với năm 2000, tỉ trọng khách du lịch từ Nhật Bản đến nước ta giảm.
D. Năm 2007 so với năm 1995, doanh thu từ du lịch nước ta tăng 7,03 lần.
Câu 13: Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
A. mùa khô ở đây đến sớm và kết thúc muộn.
B. địa hình bằng phẳng với ba mặt giáp biển.
C. chưa xây dựng hệ thống đê sông, đê biển.
D. địa hình thấp với nhiều ô trũng rộng lớn.
Câu 14: Biện pháp nào sau đây được xem là quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng sản xuất?
A. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
B. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có.
C. Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
D. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn Quốc gia.
Câu 15: Hạn chế lớn nhất đối với kinh tế - xã hội ở vùng đồng bằng sông Hồng là
A. dân số quá đông, mật độ dân số cao.
B. có nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão.
C. thiếu nguyên liệu để phát triển công nghiệp.
D. tài nguyên đất, nước trên mặt bị xuống cấp.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về ngành nông nghiệp nước ta?
A. Năm 2007 so với 2000, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng gần 1,12 lần.
B. Năm 2007 so với 2000, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 4%
C. Năm 2007, sản lượng lúa ở tỉnh Phú Thọ cao hơn tỉnh Tây Ninh.
D. Năm 2007, tỉnh Sơn La có số lượng lợn nhiều hơn số lượng trâu.
Câu 17: Để trở thành một vùng kinh tế quan trọng của đất nước, đồng bằng sông Cửu Long phải tập trung giải quyết vấn đề nào sau đây?
A. Giải quyết việc thiếu nước ngọt vào mùa khô.
B. Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
C. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
D. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên.
Câu 18: Giải pháp quan trọng nhằm tạo ra bước ngoặt trong sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ là
A. phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
B. đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
C. phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. xây dựng các nhà máy thủy điện lớn.
Câu 19: Giải pháp chủ yếu mang tính lâu dài nhằm tăng cường cơ sở năng lượng cho Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. xây dựng mới các nhà máy nhiệt điện.
B. sử dụng điện qua đường dây 500KV.
C. xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện.
D. mua điện từ các quốc gia: Lào, Cam-pu-chia.
Câu 20: Ngành công nghiệp được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là :
A. hóa chất.
B. sản xuất hàng tiêu dùng.
C. điện tử - tin học.
D. công nghiệp năng lượng
---- Còn tiếp ----
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
D |
A |
A |
A |
D |
B |
D |
A |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
A |
D |
A |
A |
D |
D |
A |
A |
C |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT TƯ NGHĨA I - ĐỀ 04
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đến nông nghiệp của nước ta?
A. Ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
B. Làm cho nông nghiệp nước ta tồn tại song song hai nền nông nghiệp.
C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
Câu 2: Ý nào sau đây không đúng với đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa?
A. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng.
B. Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc.
C. Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa.
D. Năng suất lao động cao hơn nông nghiệp cổ truyền.
Câu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do
A. khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.
B. khí hậu có sự phân mùa.
C. lượng mưa hằng năm lớn.
D. khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi.
Câu 4: Động Phong Nha - Kẻ Bàng ở nước ta được hình thành chủ yếu do tác động của quá trình
A. phong hóa lí học và sinh học
B. phong hóa hóa học
C. phong hóa sinh học
D. phong hóa lí học
Câu 5: Hiện nay giá nông sản của EU thấp hơn so với thị trường thế giới là vì
A. sản xuất đa dạng nông sản.
B. áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
C. mở rộng thị trường tiêu thụ.
D. EU trợ giá cho hàng nông sản.
Câu 6: Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nước ta chủ yếu do sự phân hoá về
A. sinh vật.
B. khí hậu.
C. địa hình.
D. thổ nhưỡng.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?
A. Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng.
B. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng.
C. Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Quảng Bình.
D. Tuyên Quang, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
Câu 8: Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là
A. từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
B. dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
C. nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.
D. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
Câu 9: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam:
A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố .
D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Câu 10: Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích chính là
A. khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
B. tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
C. kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
D. đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây là chung nhất chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch nhau nhiều?
A. Quá trình và trình độ đô thị hóa giữa các quốc gia khác nhau.
B. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp.
C. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau.
D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia còn chưa hợp lí.
Câu 12: Việt Trì là một trung tâm công nghiệp
A. Có quy mô trung bình, có ý nghĩa địa phương.
B. Có quy mô rất nhỏ, có ý nghĩa địa phương.
C. Có quy mô lớn, có ý nghĩa quốc gia.
D. Có quy mô trung bình, có ý nghĩa vùng.
Câu 13: Một trong những điều kiện kinh tế-xã hội làm cho hoạt động đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là do
A. hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn.
B. có các cơ sở chế biến thủy, hải sản phát triển.
C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
D. đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm, bãi cá.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết 2 vùng chuyên canh cao su lớn ở nước ta?
A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
B. Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 15: Quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với rừng phòng hộ là
A. bảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
B. bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia, và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. xây dựng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học của các vườn quốc gia
D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc
Câu 16: Điều kiện thuận lợi chủ yếu nhất ở Đông Nam Á để trồng cây lúa nước là
A. có hai mùa mưa, khô; đủ nước tưới tiêu, nền nhiệt cao; đất feralit.
B. có mùa đông lạnh; nền nhiệt cao, đủ nước tưới tiêu; đất phù sa.
C. nền nhiệt quanh năm cao, nhiều nước, độ ẩm dồi dào; đất phù sa.
D. nền nhiệt quanh năm cao; đất feralit có diện tích rộng, đủ nước tưới.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản lượng khai thác dầu thô và than sạch của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007?
A. Sản lượng dầu có xu hướng giảm.
B. Sản lượng than có tốc độ tăng nhanh hơn dầu.
C. Sản lượng than có tốc độ tăng liên tục.
D. Sản lượng khai thác dầu và than tăng liên tục qua các năm.
Câu 18: Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là
A. ô nhiễm môi trường nước và lượng nước phân bố không đều theo thời gian.
B. lượng nước phân bố không đều giữa các mùa và các vùng.
C. thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm môi trường.
D. lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm môi trường.
Câu 19: Tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là
A. Khánh Hoà.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi.
D. Bình Thuận.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam (từ 16°B trở vào) nước ta
A. quanh năm nóng.
B. có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
C. về mùa khô có mưa phùn.
D. không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C.
---- Còn tiếp ---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
D |
B |
D |
B |
B |
C |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
A |
B |
D |
D |
C |
D |
A |
B |
C |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT TƯ NGHĨA I- ĐỀ 05
Câu 1: Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động du lịch nước ta thực sự phát triển nhanh chủ yếu là do
A. nhu cầu du lịch của người dân tăng cao.
B. tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng.
C. cơ sở vật chất hạ tầng được hiện đại hóa .
D. chính sách Đổi mới của Nhà nước.
Câu 2: Chè, cây ăn quả, cây dược liệu là chuyên môn hóa của vùng
A. Bắc Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 3: Mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?
A. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền văn hóa phát triển.
B. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
D. Giải quyết những khác biệt nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước và các tổ chức quốc tế khác.
Câu 4: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 17, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.
B. Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
C. Khu vực I giảm dần tỉ trọng và gần đây đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất.
D. Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.
Câu 5: Càng về phía Nam nước ta thì
A. nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
B. nhiệt độ trung bình năm càng tăng.
C. biên độ nhiệt năm càng tăng.
D. nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
Câu 6: Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là
A. có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
B. có lượng mưa lớn nhất cả nước.
C. có mật độ dân số cao nhất cả nước.
D. có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
Câu 7: Dựa vào Atlat Việt nam trang 19, năng suất lúa nước ta năm 2007 là (tạ/ha)
A. 49,24.
B. 48,75.
C. 47,89.
D. 49,87.
Câu 8: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện
A. là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau..
B. là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất cả nước.
C. là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
D. là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước.
Câu 9: Đây là đặc điểm của địa hình giúp bảo toàn tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta?
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
B. Xâm thực mạnh ở đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
C. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 10: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 23, các cảng biển sắp xếp theo chiều từ Bắc vào Nam?
A. Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Cam Ranh.
B. Đà Nẵng, Cam Ranh, Dung Quất, Quy Nhơn.
C. Dung Quất, Quy Nhơn, Cam Ranh, Đà Nẵng,
D. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Dung Quất, Cam Ranh
Câu 11: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
B. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.
D. Trình độ đô thị hóa thấp.
Câu 12: Vùng trời Việt Nam gồm không gian bao trùm trên đất liền, các đảo và
A. vùng đặc quyền kinh tế.
B. vùng biển.
C. ranh giới bên ngoài của tiếp giáp lãnh hải.
D. ranh giới bên ngoài của lãnh hải.
Câu 13: Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên vào đầu mùa hạ là do hoạt động của
A. gió mùa Tây Nam xuất phát từ khối khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
B. gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc.
C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam.
D. gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia.
Câu 14: Ý nghĩa lớn nhất của vị trí địa lí của nước ta về góc độ kinh tế là
A. thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
B. thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.
C. thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.
D. thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 15: Hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á hiện nay là
A. lao động không cần cù, siêng năng.
B. thiếu tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật.
C. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
D. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
Câu 16: Đây là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta?
A. Chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam.
B. Mật độ thuộc loại cao nhất khu vực.
C. Về cơ bản đã phủ kín các vùng.
D. Phát triển toàn diện và hiện đại .
Câu 17: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Dân số nông thôn, thành thị nước ta giai đoạn 1960-2007 tăng liên tục.
B. Trong cơ cấu dân số nước ta, nhóm tuổi từ 15-59 chiếm tỉ lệ cao nhất.
C. Dân số tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển.
Câu 18: Cà phê, ca cao, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do
A. khí hậu nóng ẩm, đất bazan màu mỡ.
B. thị trường tiêu thụ lớn.
C. truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
D. quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.
Câu 19: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 20, nhận xét nào sau đây đúng?
A. Sản lượng thủy sản tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng khai thác và nuôi trồng.
B. Sản lượng thủy sản khai thác tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng thủy sản và nuôi trồng.
C. Sản lượng thủy sản tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng nuôi trồng và khai thác.
D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng thủy sản và khai thác.
Câu 20: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Đẩy mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
---- Còn tiếp ---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
B |
B |
C |
B |
D |
D |
B |
A |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
D |
A |
C |
D |
C |
A |
A |
D |
A |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Tư Nghĩa Icó đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.