YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí trường THPT Trần Thủ Độ năm 2021-2022 có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi THPT QG sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu học tập: Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí trường THPT Trần Thủ Độ năm 2021-2022 có đáp án, được HOC247 biên soạn và tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

TRẦN THỦ ĐỘ

ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 50 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê và cao su lớn hơn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là do

A. Đất badan tập trung thành vùng lớn, khí hậu cận xích đạo.

B. nhiệt độ ở Tây Nguyên luôn thấp.

C. lượng mưa nhiều.

D. có nguồn lao động dồi dào hơn.

Câu 2. Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. thuỷ lợi.

B. thị trường,

C. lao động.

D. vốn.

Câu 3. Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian

A. giữa mùa gió Đông Bắc.

B. giữa mùa gió Tây Nam.

C. giữa mùa gió Đông Bắc và giữa mùa gió Tây Nam.

D. chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

Câu 4. Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thuỷ triều.

B. đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.

C. phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc.

D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chàng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ giới hoá.

Câu 5. Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây chủ yếu do

A. độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau.

B. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

C. độ dốc của địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

D. tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 6. Trong hoạt động khai thác dầu khí, vấn đề quan trọng đang đặt ra là

A. hạn chế việc khai thác lãng phí các mỏ đã thăm dò được

B. nguy cơ ảnh hưởng của các thiên tai (động đất, sóng thần, bão...) từ Biển Đông.

C. tránh những tranh chấp với các nước có chung nguồn lợi dầu khí ở Biển Đông.

D. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến

Câu 7. Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. các thung lũng sông lớn có hướng vòng cung.

B. cấu trúc địa chất - địa hình phức tạp.

C. nơi duy nhất có địa hình núi cao với đủ 3 đai cao.

D. có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta.

Câu 8. Điểm khác biệt giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng kinh tế trọng điểm khác là

A. tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ kinh tế cao nhất.

B. có số lượng các tỉnh/ thành phố nhiều nhất.

C. có khả năng hỗ trợ các vùng kinh tế khác.

D. Ranh giới thay đổi theo thời gian

Câu 9. Cho bảng số liệu:

Nhận xét nào sau đây không đúng từ bảng số liệu trên?

A. Dân số nước ta liên tục tăng qua các năm.

B. Giai đoạn 1960-1989, gia tăng dân số tự nhiên của nước ta rất cao.

C. Từ năm 1999 trở lại đây mức gia tăng dân số tự nhiên đã giảm rất mạnh chỉ còn trên 1%.

D. Từ năm 1954 đến năm 2014, dân số nước ta tăng được 71 triệu người.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vận tải hàng không nước ta hiện nay?

A. Chủ yếu là sử dụng các máy bay dân dụng do Liên Xô cung cấp.

B. Đã có nhiều hãng hàng không của Việt Nam được tham gia khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

C. Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) giữ độc quyền khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

D. Đã có nhiều sân bay, nhưng mới có 4 sân bay quốc tế.

Câu 11. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Câu 12. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 13. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A. Có năng suất lúa cao hơn

B. Có diện tích trồng cây lương thực lớn hơn

C. Có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn

D. Có trình độ thâm canh cao hơn

Câu 14. Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Than

B. Dầu khí

C. Vàng

D. Boxit

Câu 15. Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Bình quân đất canh tác trên đầu người giảm

B. Độ màu mỡ của đất giảm

C. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt

D. Thiếu nước sinh hoạt

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, số lượng các khu kinh tế ven biển thuộc vùng kinh tế trong điểm miền Trung (năm 2007) là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 17. Địa phương nào dưới đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất?

A. Hưng Yên

B. Kon Tum

C. Bình Dương

D. Vĩnh Phúc

Câu 18. Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ

A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

B. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

C. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm

D. Phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ

Câu 19. Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng

A. Khoảng 1,6 lần

B. Khoảng 2,6 lần

C. Khoảng 4,6 lần

D. Khoảng 3,6 lần

Câu 20. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23'023'B tại xã lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh

A. Lào Cai

B. Cao Bằng

C. Hà Giang

D. Lạng Sơn

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

D

C

B

D

C

A

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

B

A

A

C

B

C

D

C

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT TRẦN THỦ ĐỘ - ĐỀ 02

 

Câu 1. Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh

A. Quảng Nam

B. Quảng Ngãi

C. Quảng Ninh

D. Quảng Bình

Câu 2. Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do

A. nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất.

B. điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị.

C. quá trình đô thị hoá diễn ra chậm.

D. có sự di dân từ thành thị về nông thôn.

Câu 3. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Tây Nguyên là

A. thiếu nước vào mùa khô.

B. địa hình phân bậc, khó canh tác.

C. khí hậu phân hoá theo độ cao, hạn chế sản xuất hàng hoá.

D. đất có tầng phong hoá sâu.

Câu 4. Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè lớn hơn Tây Nguyên là do

A. khí hậu có mùa đông lạnh.

B. có nguồn lao động dồi dào hơn.

C. gần với Đồng bằng sông Hồng.

D. có vị trí giáp biển.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

A. Chế biến nông sản.

B. Đóng tàu.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng.

D. Luyện kim màu.

Câu 6. Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là:

A. vùng thấp trũng - cồn cát, đầm phá - đồng bằng.

B. cồn cát, đầm phá - đồng bằng - vùng thấp trùng.

C. cồn cát, đầm phá - vùng thấp trũng - đồng bằng.

D. đồng bằng - cồn cát, đầm phá - vùng thấp trũng.

Câu 7. Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. tăng cường cơ sở năng lượng.

B. bổ sung lực lượng lao động.

C. đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

D. hỗ trợ vốn.

Câu 8. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở

A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương.

B. lượng mưa hằng năm lớn.

C. trong năm có 2 mùa rõ rệt.

D. nhiệt độ trung bình năm cao, tổng số giờ nắng lớn

Câu 9. Đặc điểm về nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là

A. nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.

B. nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.

C. nhiệt độ trung bình năm trên 25oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.

D. nhiệt độ trung bình năm trên 25oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.

Câu 10. Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11: Biên giới giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đi qua 

A. 17 tỉnh B. 18 tỉnh C. 19 tỉnh D. 20 tỉnh

Câu 12: Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm

A. 85% diện tích lãnh thổ B. 70% diện tích lãnh thổ 

C. 60% diện tích lãnh thổ D. 75% diện tích lãnh thổ 

Câu 13: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

A. Là quá trình đổi mới công nghệ 

B. Đưa lực lượng sản xuất vào nền sản xuất đại cơ khí 

C. Đưa lực lượng sản xuất vào quá trình tự động hóa cục bộ 

D. Xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao 

Câu 14: Bùng nổ dân số bắt nguồn từ 

A. những thay đổi dân số của các nước phát triển 

B. sự gia tăng dân số của các nước châu Á 

C. sự gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển 

D. tỉ lệ gia tăng dân số quá cao ở các nước Châu Phi 

Câu 15: Cơ sở để Mĩ Latinh thu hút vốn đầu tưu nước ngoài để phát triển các ngành công  nghiệp là 

A. cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại B. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. có nguồn lao động đông, trình độ cao D. có cơ sở hạ tầng đồng bộ

Câu 16: Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không chạy  theo hướng tây bắc – đông nam 

A. Đông Triều B. Hoàng Liên Sơn C. Pu Sam Sao D. Pu Đen Đinh

Câu 17: Cho bảng số liệu sau: 

GDP và nợ nước ngoài của một số nước Mỹ Latinh năm 2014 

Đơn vị: tỉ USD 

Quốc gia 

GDP 

Tổng số nợ 

Quốc gia 

GDP 

Tổng số nợ

Ác-hen-ti-na 

151,5 

158,0 

Mê-hi-cô 

676,5 

149,9

Bra-xin 

605,0 

220,0 

Pa-na-ma 

13,8 

8,8

Ha-mai-ca 

8,0 

6,0 

Vê-nê-xu-ê-la 

109,3 

33,2

 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, Nhà xuất bản giáo dục, 2017) 

Quốc gia có tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP cáo nhất và thấp nhất là

A. Mê-hi-cô và Bra-xin B. Bra-xin và Ác-hen-ti-na

C. Ác-hen-ti-na và Mê-hi-cô D. Mê-hi-cô và Ác-hen-ti-na

Câu 18: Đường biên giới quốc gia trên biển nước ta là ranh giới bên ngoài vùng

A. tiếp giáp lãnh hải B. nội thủy C. độc quyền kinh tế D. lãnh hải

Câu 19: Các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Bắc của nước ta có ở vùng núi

A. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc 

B. Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam 

C. Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam 

D. Tây Bắc, Trường Sơn Bắc 

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng trời nước ta? 

A. Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới 

B. Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo

C. Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta 

D. Được xác định bằng hệ tọa độ địa lí trên đất liền 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

A

A

D

C

A

D

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

D

C

B

A

C

D

A

D

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT TRẦN THỦ ĐỘ - ĐỀ 03

 

Câu 1. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) của nước ta là:

A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

C. tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

D. tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ngành vận tải đường biển của nước ta?

A. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển.

B. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng tây - đông.

C. Có nhiều cảng biển và cụm cảng quan trọng.

D. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có cảng biển nước sâu.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh.

B. Ngọc Linh.

C. Lang Bian.

D. Bà Đen.

Câu 4. Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu

A. phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng.

B. làm phụ gia cho công nghiệp hoá chất.

C. phục vụ cho ngành luyện kim

D. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

Câu 5. Điểm cực Tây phần đất liền nước ta ở kinh độ 102o09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh

A. Lai Châu.

B. Điện Biên.

C. Sơn La.

D. Hoà Bình

Câu 6. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch chúng ta phải đảm bảo

A. độ che phủ rừng cả nước là 20 - 30%, vùng núi dốc phải đạt 40 - 50%.

B. độ che phủ rừng cả nước là 30 - 40%, vùng núi dốc phải đạt 50 - 60%.

C. độ che phủ rừng cả nước là 40 - 45%, vùng núi dốc phải đạt 60 - 70%.

D. độ che phủ rừng cả nước là 45 - 50%, vùng nùi dốc phải đạt 70 - 80%.

Câu 7. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến

A. việc sử dụng lao động.

B. mức gia tăng dân số.

C. tốc độ đô thị hoá.

D. quy mô dân số của đất nước.

Câu 8. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là

A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

C. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

D. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ.

B. đất phù sa sông, đất xám trên phù sa cổ.

C. đất phèn, đất feralit trên đá badan.

D. đất xám trên phù sa cồ, đất feralit trên đá vôi.

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân để Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Cơ cấu kinh tế của vùng không còn phù hợp.

B. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch.

C. Đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

D. Các vùng khác đã chuyển dịch xong.

Câu 11. Biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là 

A. đẩy mạnh tăng vụ. B. chống nhiễm mặn. C. chống nhiễm phèn. D. trồng cây theo băng.

Câu 12. Hạn hán ở nước ta thường gây ra nguy cơ 

A. rét hại. B. cháy rừng. C. sương muối. D. rét đậm.

Câu 13. Thủy sản nước ngọt ở nước ta thường được nuôi tại 

A. vịnh biển. B. ao hồ. C. bãi triều. D. đầm phá.

Câu 14. Sản phẩm nào sau đây ở nước ta không thuộc công nghiệp khai thác nhiên liệu?

A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí đốt. D. Quặng sắt.

Câu 15. Đồng bằng song Hồng không có thế mạnh về 

A. đất phù sa. B. nước ngầm. C. thủy năng. D. biển đảo.

Câu 16. Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh về 

A. nuôi gia súc lớn. B. trồng lúa gạo. C. nuôi thủy sản. D. khai thác gỗ quý.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?

A. Ninh Thuận. B. Đồng Nai. C. Tây Ninh. D. Bình Phước.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết trong các hệ thống song sau đây, hệ thống  song nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất? 

A. Sông Mã. B. Sông Ba. C. Sông Thu Bồn. D. Sông Thái Bình.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu  phía Bắc? 

A. Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Đông Bắc Bộ. D. Tây Nguyên.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và  Bắc Trung Bộ? 

A. Phu Luông. B. Sông Gâm. C. Đông Triều. D. Ngân Sơn.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

B

D

B

D

A

B

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

B

D

C

A

A

A

C

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT TRẦN THỦ ĐỘ - ĐỀ 04

 

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng với thiên nhiên nước ta?

A. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

B. Mỗi năm các đồng bằng nước ta lấn ra biển hàng trăm mét.

C. Đất chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi là đất mùn thô.

D. Đất phù sa chiếm gần 24% diện tích cả nước.

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta hiện nay?

A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn thành thị.

B. Tốc độ tăng nguồn lao động cao hơn tốc độ tăng dân số.

C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn.

D. Năng suất lao động thấp do chất lượng nguồn lao động chưa được cải thiện.

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học cho biết vùng có lượng mưa thấp nhất nước ta là vùng nào và cho biết nguyên nhân tại sao?

A. Thung lũng thượng nguồn sông Mã (nam Tây Bắc) , do khuất gió, xa biển và phơn tây nam.

B. Ninh Thuận- Bình Thuận, do địa hình song song với hướng gió và ảnh hưởng của dòng biển lạnh hoạt động mạnh.

C. Mường Xén (Nghệ An) do khuất gió, xa biển và chịu tác động của phơn tay nam khô nóng.

D. Thung lũng sông Ba (sông Đà Rằng), do khuất gió và xa biển.

Câu 4. Ý nào sau đây không còn chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay?

A. Tỉ số giới tính khi sinh mất cân đối, nam nhiều hơn nữ.

B. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi.

C. Cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng ngày càng nhanh gây bùng nổ dân số.

D. Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng và miền núi.

Câu 5. Dựa vào yếu tố nào miền khí hậu phía Nam phân thành 2 mùa mưa, khô?

A. Chế độ nhiệt.

B. Chế độ mưa.

C. Chế độ bức xạ Mặt Trời. 

D. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

Câu 6. Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là

A. kiểm soát tốc độ tăng dân số đi đôi đẩy mạnh phát triển kinh tế và phân bố hợp lí dân cư.

B. nâng cao chất lượng nguồn lao động và giảm gia tăng dân số xuống mức thấp.

C. giảm gia tăng dân số, tăng cường xuất khẩu lao động và đẩy mạnh đô thị hóa.

D. đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và xuất khẩu lao động.

Câu 7. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15 cho biết thành phố nào sau đây không có mật độ dân số quá 2000  người/km2 ?

A. Biên Hòa. 

B. Hải Phòng.

C. Hà Nội.

D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 8. Cho bảng số liệu

Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta qua các năm

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Số dân thành thị (triệu người)

22,33

23,04

23,75

24,67

25,46

26,22

Tỷ lệ dân thành thị (%)

27,10

27,66

28,20

28,99

29,60

30,17

Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?

A. Dân số nông thôn tăng nhưng đang giảm đi trong cơ cấu.

B. Dân số thành thị tăng nhưng đang giảm đi trong cơ cấu.

C. Dân số nông thôn giảm nhưng đang tăng lên trong cơ cấu.

D. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm.

Câu 9. Ba đỉnh núi cao nhất của nước ta được sắp xếp theo thứ tự độ cao giảm dần là

A. Pusilung, Phanxipăng, Puxailaileng. 

B. Phanxipăng, Puxailaileng, Pusilung.

C. Phanxipăng, Pusilung, Puxailaileng. 

D. Puxailaileng, Pusilung, Phanxipăng.

Câu 10. Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao?

A. Cánh cung Ngân Sơn.  

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Phanxipăng.

D. Trường Sơn.

Câu 11. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, 16 và kiến thức đã học cho biết nhận định nào sau đây chính xác nhất?

A. Có nhiều thành phần dân tộc, trong đó người thiểu số chỉ sống ở các khu vực miền núi.

B. Cơ cấu dân số đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng” với tỉ lệ giới tính nam nhiều hơn nữ.

C. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trong đó đồng bằng sông Hồng có mật độ cao nhất và nhiều đô thị lớn nhất.

D. Tỉ lệ thành thị có sự biến động theo thời gian và nước ta hiện có trên 800 đô thị.

Câu 12. Vùng trời của một quốc gia có chủ quyền được quy định như thế nào?

A. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới ngoài của thềm lục địa.

B. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế và không gian trên các đảo.

C. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền và không gian trên các đảo.

D. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.

Câu 13. Cho bảng số liệu sau

Lượng mưa (mm) của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hà Nội

18,6

26,2

43,8

90,1

188,5

230,9

288,2

318,0

265,4

130,7

4,4

23,4

TP. HCM

13,8

4,1

10,5

50,4

215,4

311,7

293,7

269,8

327,1

26,7

116,5

48,3

Nguyên nhân nào làm Hà Nội có mưa cực đại vào tháng 8, Thành phố Hồ Chí Minh mưa cực đại vào tháng 9?

A. Tháng 8 dải hội tụ nhiệt đới vắt ngang ở Hà Nội, tháng 9 hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hoạt động mạnh của gió mùa Đông Nam và ảnh hưởng của bão ở 2 địa điểm trên.

C. Mặt trời lên thiên đỉnh ở cả 2 địa điểm trên và ảnh hưởng của bão.

D. Hoạt động mạnh của bão vào tháng 8 ở Hà Nội, gió Tín Phong hoạt động mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9.

Câu 14. Ở miền khí hậu phía Bắc, vào mùa đông xuất hiện những ngày có thời tiết nắng, ấm. Kiều thời tiết này được đem lại bởi

A. gió phơn Tây Nam khô nóng.

B. gió Tín Phong Bắc Bán Cầu.

C. gió mùa Đông Nam.  

D. gió mùa đông qua biển biến tính trở nên nóng ẩm.

Câu 15. Vùng biển mà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ông dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải và hàng không theo luật biển 1982 là

A. vùng lãnh hải.   

B. thềm lục địa.

C. vùng biển và vùng trời trên biển. 

D. vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Nhiều bãi bồi ven sông.

B. Nhiều đầm lầy, ô trũng ngập nước.

C. Ngoài cùng là cồn cát, đầm phá, ở giữa là vùng đất trũng, trong cùng là đồng bằng.

D. Gồm vùng thượng châu thổ và vùng hạ châu thổ.

Câu 17. Hiện nay (tháng 1 năm 2018) tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có những ngày có hiện tượng tuyết và đóng băng. Vì sao xứ sở nhiệt đới lại có hiện tượng này?

A. Mẫu Sơn nằm ở vĩ độ cao và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

B. Mẫu Sơn nằm cao so với mực nước biển và ở vĩ độ cao cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

C. Mẫu Sơn nằm cao so với mực nước biển và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

D. Do biến đổi khí hậu và sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc.

Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi cao nhất trong khối núi cực Nam Trung Bộ là đỉnh nào?

A. Ngọc Linh.                         B. Bi Doup.

C. Ngọc Krinh.                       D. Chư Yang Sin.

Câu 19. Ranh giới tự nhiên giữa hai phần Nga và Nga Á là

A. sông Ê - nít - xây.               B. dãy núi Cáp - ca. 

C. sông Ô - bi.                        D. dãy núi U - ran.

Câu 20. Ngày nay các vàng đai chuyên canh của Hoa Kỳ được đa canh hóa vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Giúp khai thác hiệu các nguồn lực nông nghiệp, tránh rủi ro trên thị trường.

B. Khí hậu của Hoa Kỳ đã bị biến đổi theo khí hậu toàn cầu.

C. Đất đai có sự thay đổi chất trong quá trình canh tác.

D. Hình thức trang trại không mang lại sản phẩm có chất lượng tốt.

---- Còn tiếp ---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

B

C

B

A

B

A

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

A

B

D

C

A

A

D

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT TRẦN THỦ ĐỘ - ĐỀ 05

Câu 1: Mục tiêu chính của cuộc cải tổ nền kinh tế theo hướng xuất khẩu ở các nước Đông Nam Á nhằm

A. Bảo đảm nhu cầu lương thực và thực phẩm

B. Tận dụng các nguồn lực cho tích lũy vốn

C. Giải quyết việc làm cho nhân dân

D. Khai thác ưu thế của vị trí địa lí

Câu 2: Cho bảng số liệu

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÁC NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 -2010

Năm

CN Khai thác

CN Chế biến

Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước

2000

53035

264459

18606

2003

84040

540364

31664

2005

110949

824718

55382

2010

250466

2563031

132501

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB thống kê Việt Nam năm 2012)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu

A. Tỉ trọng của các nhóm ngành công nghiệp đều tăng

B. Giá trị sản xuất các nhóm ngành công nghiệp nước ta đều tăng liên tục

C. Nhóm ngành công nghiệp chế biến có giá trị tăng lớn nhất

D. Nhóm ngành công nghiệp khai thác có giá trị tăng nhỏ nhất.

Câu 3: Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là

A. không ngừng mở rộng ra phía biển

B. có một số vùng trũng do chưa được phù sa bồi đắp

C. địa hình thấp

D. có hệ thống đê ngăn lũ

Câu 4: So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta

A. Phong phú về thể loại, nhưng hạn chế về trữ lượng, khó khăn quản lí

B. Phong phú về thể loại, đa dạng loại hình, rất khó khăn trong khai thác

C. Phong phú về thể loại, phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng hạn chế về tiềm năng.

D. Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt.

Câu 5: Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do

A. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển

B. Nhu cầu của thị trường

C. Sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới trong nông nghiệp

D. Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp

Câu 6: Ý nào không phải là thành tựu mà ASEAN đã đạt được qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển

A. Đã có 10 thành viên vói GDP khá lớn và tăng nhanh

B. Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia thay đổi

C. Hạn chế được sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia

D. Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các địa điểm phân bố công nghiệp sau đây, địa điểm nào không phải là trung tâm công nghiệp?

A. Thủ Dầu Một

B. Phan Thiết

C. Bảo Lộc   

D. Biên Hòa

Câu 8: Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần Nhà nước thể hiện qua việc

A. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn gần đây

B. Kinh tế Nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước

C. Kinh tế Nhà nước có quyền chi phối các thành phần kinh tế còn lại

D. Mặc dù đã giảm nhưng kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng hơn 1/3 trong cơ cấu GDP phân theo các thành phần kinh tế ở nước ta

Câu 9: Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở

A. Nam Trung Bộ

B. Trung du Bắc Bộ

C. Tây Nguyên

D. Đông Nam Bộ

Câu 10: Cho bảng số liệu:

TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1979 – 2009

(Đơn vị:%)

Năm

1979

1989

1999

2009

Tỉ suất sinh

32,2

31,3

23,6

17,6

Tỉ suất tử

7,2

8,4

7,3

6,7

Để thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng sử dụng kiểu biểu đồ thích hợp nhất là:

A. Biểu đồ hai đường

B. Biểu đồ kết hợp

C. Biểu đồ cột nhóm

D. Biểu đồ ba đường

Câu 11: Các hoạt động lâm nghiệp ở nước ta gồm

A. trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ

B. lâm sinh, chế biến gỗ và lâm sản

C. lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

D. khoanh nuôi bảo vệ rung, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp dệt may?

A. Thanh Hóa

B. Phúc Yên

C. Hà Nội

D. Hạ Long

Câu 13: Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do

A. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt

B. nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng

C. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển

D. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước

Câu 14: Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.

A. Nha Trang.

B. Vinh.

C. Thanh Hóa

D. Đà Nẵng.

Câu 15: Đặc điểm không đúng với chế độ nhiệt của nước ta là

A. nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn

B. nền nhiệt độ tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ vào thời kì mùa hạ (ở cùng độ cao địa hình)

C. nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao)

D. nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc

Câu 16: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay

A. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, đa dạng.

B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.

C. có thị trường xuất khẩu rộng mở.

D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không có ngành công nghiệp cơ khí?

A. Hải Phòng.

B. Việt Trì

C. Vũng Tàu

D. Biên Hòa

Câu 18: Cho bảng số liệu sau: Xu hướng biến động dân số Nhật Bản thời kỳ 1950 -2010

Năm

1950

1970

1997

2010

Số dân (triệu người)

83,0

104,0

126,0

128,0

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,2

Từ 15-64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

63,7

65 tuổi trở lên (%)

5,0

7,1

15,7

23,1

Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu nhóm tuổi của dân số Nhật Bản giai đoạn 1950 -2025 là

A. Biểu đồ cột

B. Biểu đồ tròn

C. Biểu đồ miền

D. Biểu đồ đường

Câu 19: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ:

A. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước

B. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao

C. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên

D. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.

Câu 20: Hậu quả nghiêm trọng của tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi là

A. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm

B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động

C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư

D. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng nước ta

 

---- Còn tiếp ---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

D

D

B

C

C

B

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

B

D

D

A

B

C

D

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Trần Thủ Độ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON