YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí trường THPT Hoa Sen năm 2021-2022 có đáp án

Tải về
 
NONE

Kì thi THPT QG là một kì thi quan trọng nhất đối với học sinh lớp 12, vì vậy để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới, HOC247 đã biên tập, tổng hợp nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí trường THPT Hoa Sen năm 2021-2022 có đáp án, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo học tập.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

HOA SEN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 50 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cao nguyên nào dưới đây không thuộc vùng núi Tây Bắc?

A. Tà Phình.

B. Sín Chải.

C. Mộc Châu.

D. Lâm Viên.

Câu 2. Các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là:

A. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

B. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.

C. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.

D. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.

Câu 3. Trong phát triển du lịch biển, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do

A. có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng hơn.

B. có nhiều đặc sản hơn.

C. có vị trí thuận lợi hơn.

D. có quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất xuyên suốt các tỉnh trong vùng

Câu 4. Biển có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên phần đất liền nước ta chủ yếu do

A. Biển Đông là một biển rộng.

B. hướng núi tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.

C. bờ biển có nhiều vùng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

D. hình dạng lành thổ kéo dài, hẹp ngang.

Câu 5. Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất là ở

A. Liên bang Nga.

B. Hoa Kì, Ôxtrâylia.

C. các nước Đông Âu.

D. Anh và một số nước Tây Âu khác.

Câu 6. Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc

A. Khơ-me, Hoa.

B. Tày, Nùng,

C. Thải, Mông.

D. Ba-na, Xê-đăng, Ê-đê.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Bắc Giang.

B. Phú Thọ.

C. Quảng Ninh.

D. Lào Cai.

Câu 8. Hoạt động nào sau đây thuộc về lâm nghiệp?

A. Mở rộng diện tích trồng chè.

B. Vận chuyển gỗ đã qua chế biến.

C. Xuất khẩu đồ gỗ mĩ nghệ.

D. Chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 9. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG VÀ CƠ CẤY GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Năm

 

Sản lượng và cơ cấu giá trị sản xuất

2000

2005

2010

2013

Sản lượng (nghìn tấn)

2250,5

3465,9

5142,7

6019,7

Khai thác

1660,9

1987,9

2414,4

2803,8

Nuôi trồng

589,6

1478,0

2728,3

3215,9

Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?

A. Từ năm 2000 đến năm 2013, sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng được 5 triệu tấn.

B. Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng tăng bằng nhau.

C. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng mạnh hơn khai thác.

D. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng mạnh hơn nuôi trồng.

Câu 10. Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở

A. sông Bến Hải.

B. dãy Bạch Mã.

C. dãy Hoành Sơn.

D. các cao nguyên Nam Trung Bộ.

Câu 11. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua?

A. Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm.

B. Có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.

C. Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao.

D. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đảm bảo phát triển bền vững.

Câu 12. Hai nhà máy thuỷ điện có công suất lớn thuộc vùng Trung du và miền nùi Bắc Bộ là

A. Hoà Bình, Sơn La.

B. Tuyên Quang, Thác Bà.

C. Hàm Thuận, Đa Mi.

D. Trị An, Yaly.

Câu 13. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là

A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

D. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

Câu 14. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vục thành thị là

A. đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động.

B. phát triển công nghiệp, dịch vụ.

C. phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước.

D. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 15. Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập hơn các vùng khác?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 16. Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của Đồng sông Hồng là

A. tập trung cho các ngành công nghiệp hiện đại.

B. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

C. tập trung cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài

D. đẩy mạnh khai thác khí đốt

Câu 17. Các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn xuất hiện ở độ cao

A. từ 600 - 700 m đến 1600 - 1700 m.

B. từ 1600 - 1700 m đến 2000 m,

C. từ 2000 m đến 2600m.

D. từ 2600m trở lên.

Câu 18. Căn cứ vào biểu đồ miền Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2007 diễn ra theo hướng:

A. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thuỷ sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.

B. tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thuỷ sản, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.

C. giữ nguyên tỉ trọng của hai khu vực kinh tế.

D. giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông- lâm - thuỷ sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng.

Câu 19. Nguyên nhân cơ bản khiến cho tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay còn cao là

A. ngành dịch vụ kém phát triển.

B. chất lượng lao động ở nông thôn còn thấp.

C. hạ tầng kĩ thuật, đặc biệt là giao thông vận tải kém phát triển.

D. sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, nghề thủ công ít phát triển.

Câu 20. Việc mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực nước ta trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2005 diễn ra chủ yếu ở

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. các đồng bằng duyên hải miền Trung,

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. miền núi và trung du.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

A

D

B

D

C

D

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

A

C

B

A

B

A

A

D

C

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT HOA SEN - ĐỀ 02

Câu 1. So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có

A. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.

B. mùa đông đến muộn và kết thúc muộn hơn.

C. mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn.

D. mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng khi nói về dân số của Đồng bằng sông hồng?

A. Là vùng đông dân nhất nước ta.

B. Có nguồn lao động dồi dào.

C. Người lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất.

D. Phần lớn dân số sống ở thành thị.

Câu 3. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do

A. có góc nhập xạ lớn quanh năm và có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

B. phần lớn diện tích nước ta là đồi núi.

C. có nhiệt độ cao quanh năm.

D. quanh năm trời trong xanh, ít nắng

Câu 4. Thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là

A. bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hoá.

B. Sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân.

C. diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.

D. đảm bảo đủ nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Câu 5. Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là

A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

B. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng,

C. Trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

D. Duy trì và phát triển hoàn cành rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

Câu 6. Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch do

A. lịch sử định cư của các dân tộc mang lại.

B. các dân tộc có văn hoá, phong tục tập quán khác nhau.

C. sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng.

D. trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau.

Câu 7. Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat trang 20, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 - 2007 tổng diện tích rừng của nước ta tăng

A. 1284 nghìn ha.

B. 1428 nghìn ha.

C. 1824 nghìn ha.

D. 12184 nghìn ha.

Câu 8. Căn cứ vào bản đồ Thuỷ sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có giá trị sản xuất thuỷ sản trong tồng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản dưới 5% ở nước ta phân bố chủ yếu ở hai vùng nào?

A. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Câu 9. Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được chia thành ba nhóm chính là:

A. công nghiệp khai thác ; công nghiệp chế biến ; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. công nghiệp nặng; công nghiệp nhẹ; công nghiệp phụ trợ.

C. công nghiệp cấp một; công nghiệp cấp hai; công nghiệp cấp ba.

D. công nghiệp khai thác ; công nghiệp chế biến; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 10. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất cả nước chủ yếu là do có

A. điều kiện khí hậu ổn định.

B. nhiều ngư trường trọng điểm.

C. nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn.

D. vùng biển rộng, thềm lục địa nông

Câu 11. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là

A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

C. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

D. mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, phần lớn để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 12. Bắc Trung Bộ có thế mạnh để chăn nuôi gia súc là do

A. có vùng núi ở phía tây.

B. có vùng đồi trước núi.

C. có dải đồng bằng kéo dài.

D. có các bãi bồi ven sông.

Câu 13. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (nông - lâm - ngư nghiệp: khu vực % công nghiệp - xây dựng: khu vực II, dịch vụ: khu vực III) ở nước ta chuyển dịch theo hướng:

A. tăng khu vực I, giảm khu vực II và khu vực III.

B. tăng khu vực II, giảm khu vực I và khu vực III.

C. Giảm khu vực III, tăng khu vực I và khu vực II.

D. giảm khu vực I, tăng khu vực II và khu vực III.

Câu 14. Độ dốc chung của địa hình nước ta là

A. thấp dần từ bắc xuống nam.

B. thấp dần từ tây sang đông.

C. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.

D. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

Câu 15. Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. cơ khí, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

B. luyện kim, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

C. hoá chất, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

D. khai thác than, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 16. Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta những năm qua?

A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.

C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.

D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động.

Câu 17. Việc làm thuỷ lợi ở Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn là do

A. đất tơi xốp, tầng phong hoá sâu.

B. sự phân mùa của khí hậu.

C. độ dốc lớn.

D. số giờ nắng nhiều.

Câu 18. Đặc điểm địa hình: "Gồm 3 dải địa hình chạy cùng hướng Tây Bắc -Đông Nam và cao nhất nước ta" là của vùng núi

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa II Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất ở nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 20. So với đồng bằng sông Cửu Long thì đồng bằng sông Hồng

A. thấp hơn và bằng phẳng hơn.

B. thấp hơn và ít bằng phẳng hơn.

C. cao hơn và bằng phẳng hơn.

D. cao hơn và ít bằng phẳng hơn.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

A

D

C

D

C

C

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

D

D

A

D

A

B

D

D

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT HOA SEN - ĐỀ 03

Câu 1: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ấm gió mùa do yếu tố nào quy định?

A. Vị trí địa lý.

B. Địa hình

C. Khí hậu.

D. Giáp biển Đông.

Câu 2: Các nhánh núi lan sát ra biển vì vậy có nhiều đoạn bờ biển khúc khủy, nhiều mũi đất và đèo là đặc điểm của  vùng

A. Ven biển miền Trung

B. Tây Bắc  

C. Trường Sơn Bắc

D. Đông Bắc

Câu 3:  Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào

A. Ninh Thuận

B. Quảng Trị

C. Quảng Bình

D. Bình Thuận

Câu 4: Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO GIỚI TÍNH VÀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM  GIAI ĐOẠN 1999 - 2014.

(Đơn vị: Nghìn người).

Năm

Tổng số

Theo giới tính

Theo khu vực

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

1999

76596,7

37662,1

38934,6

18081,6

58515,1

2004

81436,4

40042,0

41294,4

21601,2

59835,2

2009

86025,0

42523,4

43501,6

25584,7

60440,3

2014

90728,9

44758,1

45970,8

30035,4

60693,5

Căn cứ vào bảng số liệu cho biết nhận xét nào sau đây là sai?

A. Số dân thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn số dân nông thôn.

B. Số nam có tốc độ tăng chậm  hơn số nữ.

C. Số nam có tốc độ tăng nhanh hơn số nữ.

D. Số dân nông thôn có tốc độ tăng chậm hơn dân số thành thị.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam  trang 11, cho biết loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là

A. Đất phèn

B. Đất cát

C. Đất phù sa ngọt

D. Đất mặn

Câu 6: Cho bảng số liệu

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 - 2016

(Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2000

2010

2016

Xuất khẩu

39,3

53,5

52,5

53,3

50,4

Nhập khẩu

50,7

46,5

47,5

46,9

49,6

 

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2016?

A. Từ năm 1995 đến năm 2016, tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nên có sự xuất siêu trong hoạt động ngoại thương,

B. Tỉ trọng xuất khẩu tăng liên tục từ năm 1985 đến năm 2010, sau đó lại giảm vào năm 2016.

C. Tỉ trọng nhập khẩu giảm liên tục từ năm 1985 đến năm 2016.

D. Năm 1985 tỉ trọng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu 21,4% nên Trung Quốc xuất siêu.

Câu 7: Nguyên nhân gây ngập lụt ở Trung Bộ là do

A. để sông, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao.

B. triều cường, nhiều sông lớn.

C. mưa lớn, triều cường, nhiều sông lớn.

D. mưa bão lớn, triều cường, lũ nguồn về.

Câu 8: Dân số đông có ảnh hưởng tích cực như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ?

A.  Tài nguyên và môi trường

B. Nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước.

C. Vấn đề giáo dục, y tế, nhà ở, việc làm

D. tốc độ tăng trưởng kinh tế

Câu 9: Các ngành có vai trò to lớn trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản là

A. thương mại và du lịch

B. giao thông và du lịch

C. thương mại và tài chính

D. tài chính và du lịch

Câu 10 : Giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất trống, đồi trọc ở vùng đồi núi của nước ta là

A. đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.

B. đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại.

C. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi.

D. áp dụng tổng thể các biện pháp nông - lâm kết hợp.

Câu 11:  Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 8, cho biết các mỏ dầu trên vùng biển và thềm lục địa: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ thuộc bể trầm tích nào của nước ta?

A. Bể Cửu Long

B. Bể Nam Côn Sơn

C. Bể Sông Hồng

D. Bể Thổ Chu -  Mã Lai

Câu 12:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết Hà Nội thuộc vùng khí hậu nào?

A. Trung và Nam Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C.  Đông Bắc Bộ

D.  Tây Bắc Bộ

Câu 13:  Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do yếu tố nào quy định?

A. Đất nước nhiều đồi núi

B.Nước ta tiếp giáp với Biển Đông nóng ấm

C. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến

D. Nước ta thuộc khui vực gió mùa châu Á

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉ lệ dân số thành thị nước ta năm 2007 là:

A. 20,8%

B. 26,9%

C. 24,2%

D. 27,4%

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi Tam Đảo( thuộc vùng núi Đông Bắc) có độ cao bao nhiêu?

A. 1591m

B. 1691m

C. 1491m

D. 1791m

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy theo hướng tây - đông ở nước ta là?

A. đồng bằng sông Cửu Long

B. Đồng bằng sông Hồng

C. duyên hải miền Trung

D. vùng núi Đông Bắc

Câu 17:  Các dân tộc thiểu số của nước ta phân bố không phổ biến ở khu vực nào

A. Ở vùng sâu, vùng xa.

B. Các vùng biên giới.

C. Các huyện đảo.

D. Các vùng giao thông vận tải khó khăn.

Câu 18:Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ

A. có điều kiện để phát triển các ngành công nghệ cao.

B. khó bố trí, xắp xếp và giải quyết việc làm.

C. Có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ.

D.  giải quyết được nhu cầu việc làm ở các đô thị lớn.

Câu 19: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa tận dụng hết tiềm năng của biển để đánh bắt hải sản là

A. không có nhiều ngư trường, thời tiết trong  khu vực diễn biến rất thất thường.

B. môi trường biển trong khu vực bị ô nhiễm rất trầm trọng.

C. các nước chưa chú trọng vào hoạt động kinh tế biển.

D. phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.

Câu 20: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam.

B. có địa hình cao nhất ở nước ta.

C. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

D. gồm các dãy núi lớn liền kề với các cao nguyên.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

D

B

C

A

D

B

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

C

D

A

C

C

B

D

B

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT HOA SEN - ĐỀ 04

Câu 1: Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng chủ yếu do

     A. đánh bắt xa bờ.                                                        B. đánh bắt gần bờ.

     C. đẩy mạnh xuất khẩu.                                               D. cải tạo cảng cá.

Câu 2: Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là

     A. trồng rừng lấy gỗ.         B. lập vườn quốc gia.

     C. khai thác gỗ củi.                                         D. trồng rừng tre nứa.

Câu 3: Để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp cần

    A. mở rộng thị trường.                                                 B. nhập khẩu máy máy móc.  

    C. đổi mới công nghệ.                                                 D. đa dạng sản phẩm.

Câu 4: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu về

     A. nguyên liệu tại chỗ.      B. lao động chất lượng.

     C. cơ sở hạ tầng tốt.                                          D. khoa học kĩ thuật cao.

Câu 5: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu để giải quyết việc làm ở đồng bằng sông Hồng là

     A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.                                    B. phát triển nghề truyền thống.  

     C. tăng cường xuất khẩu lao động.                              D. phân bố dân cư, lao động

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Trang 4 -5, cho đảo Cù Lao Chàm thuộc tỉnh nào sau đây?

     A. Huế.                              B. Quảng Nam.                 C. Đà Nẵng.                                      D. Quảng Ngãi.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết apatit có ở nơi nào sau đây?

     A. Quỳnh Nhai.                 B. Sinh Quyền.                  C. Cam Đường.                                   D. Văn Bàn.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Cà Mau?

     A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn hơn.              B. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.

     C. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.                     D. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc - đông nam?

      A. Pu sam sao.                  B. Đông Triều.                  C. Bắc Sơn.      D. Ngân Sơn.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Cả?

     A. Sông Hiếu.                    B. Sông Đà.                       C. Sông Cầu.      D. Sông Thương.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết các dân tộc ít người ở Tây Nguyên không có đặc điểm nào sau đây?

     A. Một số dân tộc phân bố tập trung thành vùng khá rõ rệt.

     B. Phân bổ đan xen với nhau và xen kẽ với người Kinh.

     C. Gia - rai, Ê - đê là các dân tộc ít người có số dân lớn ở nước ta.

     D. Chủ yếu là có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Đảo và Môn - Khơ me.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết vùng nào sau đây có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng trên 50% ?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.                                     B. Bắc Trung Bộ.  

     C. Tây Nguyên.                                                           D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh?

           A. Nuôi trồng của Nam Định nhỏ hơn Quảng Bình.

     B. Khai thác của Thanh Hóa lớn hơn Ninh Bình.

     C. Nuôi trồng của Nghệ An nhỏ hơn Hà Tĩnh.

     D. Khai thác của Quảng Ninh nhỏ hơn Quảng Trị.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Nam Định không có ngành nào sau đây?

     A. Dệt, may.                      B. Cơ khí.                          C. Vật liệu xây dựng.                                      D. Hóa chất.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông?

A. Sơn Tây.                       B. Cửa Ông.                      C. Cái Lân.      D. Hải Phòng.

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết năm 2007 tỉnh/thành phố nào sau đây nhập siêu?

A. Khánh Hòa.                   B. Bình Định.                    C. Đà Nẵng.      D. Đăk Lăk.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có di sản văn hóa thế giới ?

A. Hạ Long.                       B. Huế.                              C. Đà Nẵng.                                      D. Nha Trang.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết hồ Kẻ Gỗ thuộc tỉnh nào sau đây?

     A. Nghệ An.                      B. Hà Tĩnh.                        C. Quảng Bình.                                       D. Quảng Trị.

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết khu kinh tế ven biển Vân Phong thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Ngãi.                  B. Bình Định.                    C. Phú Yên.      D. Khánh Hòa

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khai thác sét, cao lanh ở nơi nào sau đây?

A. Hà Tiên.                        B. Rạch Rá.                       C. U Minh.                                 D. Long Xuyên.

---- Còn tiếp ---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

C

A

A

C

C

B

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

B

D

A

C

B

B

D

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT HOA SEN - ĐỀ 05

Câu 1.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc nào sau đây có số dân đông nhất?

A.Hà Nhì.                                B.Mường.                   C.Hmông. D.Nùng.

Câu 2.Cấu trúc địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A.Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

B.Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

C.Qúa trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

D.Địa hình gồm hai hướng chính, hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

Câu 3.Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?

A.30.                           B.28.                          C.29.           D.27.

Câu 4.Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do

A.tiếp giáp Biển Đông và nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á.

B.nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu.

C.nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.

D.nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Câu 5.Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là

A.hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất phù sa.

B.hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

C.hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất mùn.

D.hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit.

Câu 6.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết thành phố nào sau đây thuộc đô thị loại 1?

A.Vinh, Quy Nhơn.                                        B.Hải Phòng, Đà Nẵng.

C.Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.                          D.Đồng Hới, Tuy Hòa.

Câu 7.Ở vùng ven biển miền Trung, đất đai bị hoang mạc hóa là do

A.khai thác lâu đời và không được bồi đắp phù sa hàng năm.

B.vào mùa mưa thường xuyên bị ngập trên diện rộng.

C.nước mặn xâm nhập sâu vào trong đồng bằng.

D.chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc.

Câu 8.Ngành sản xuất nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta?

A.Ngành nông nghiệp.                                   B.Ngành công nghiệp.

C.Ngành du lịch.                                            D.Ngành thương mại.

Câu 9.Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI VÀ TP.HỒ CHÍ MINH

(Đơn vị: 0C)

Địa điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hà Nội

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

TP. Hồ Chí Minh

25,8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh lần lượt là

A.3,20C và 12, 50C.      B.9,40C và 13,30C.      C.13,70C và 9,40C.                              D.12, 50C và 3,20C.

Câu 10.Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A.Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam.

B.Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc - đông nam.

C.Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam.

D.Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất ?

A. Cà Mau.                 B.An Giang.               C.Đồng Tháp.                              D.Bạc Liêu.

Câu 12.Cho biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A.Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014.

B.Cơ cấu sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014.

C.Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng lúa ở nước ta giai đoạn 1990 - 2014.

D.Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 - 2014.

Câu 13.Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do

A.phá rừng để khai thác gỗ củi.

B.ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.

C.phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

D.phá rừng để lấy đất ở.

Câu 14.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây cao nhất vùng núi Trường Sơn Bắc?

A.Động Ngai.              B.Bạch Mã.                C.Rào Cỏ.                                  D.Pu Xai Lai Leng.

Câu 15.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?

A.Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều.                    B.Rượu, bia, nước giải khát.

C.Sản phẩm chăn nuôi.                                   D.Dệt may.

Câu 16.Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng

A.tiếp giáp lãnh hải.                                       B.thềm lục địa

C.lãnh hải.                                                     D.nội thuỷ.

Câu 17.Nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão ở nước ta là

A.Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.             B.Khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

C.Khu vực Bắc Trung Bộ.                              D.Khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng.

Câu 18.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết Đồng bằng sông Cửu Long có các loại khoáng sản chủ yếu nào sau đây?

A.Đá vôi xi măng, đá axit, bôxit.                    B.Đá vôi xi măng, đá axit, than đá.

C.Đá vôi xi măng, đá axit, than bùn.               D.Đá vôi xi măng, đá axit, đất hiếm.

Câu 19.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cửa khẩu nào sau đây nằm giữa biên giới Việt - Lào?

A.Lào Cai.                   B.Tây Trang.              C.Hữu Nghị.                               D.Xà Xía.

Câu 20.Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A.Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước ổn định.

B.Sông ngòi dày đặc, chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam.

C.Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, ít phù sa, chế độ nước thất thường.

D.Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.

---- Còn tiếp ---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

A

B

B

D

A

D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

C

D

D

B

C

C

B

D

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Hoa Sen có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON