Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí trường THPT Hướng Hóa năm 2021-2022 có đáp án là bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi HKI sắp tới, Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA |
ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2021-2022 MÔN ĐỊA LÍ 12 Thời gian: 50 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 41. Ở Tây Nguyên, các cao nguyên cao 400 - 500m khí hậu khá nóng thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp nào sau đây?
A. Trẩu.
B. Chè.
C. Hồi.
D. Cà phê.
Câu 42. Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ HUẾ
(Đơn vị: mm)
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Hà Nội |
18,6 |
26,2 |
43,8 |
90,1 |
188,5 |
230,9 |
288,2 |
318,0 |
265,4 |
130,7 |
43,4 |
23,4 |
Huế |
161,3 |
62,6 |
47,1 |
51,6 |
82,1 |
116,7 |
95,3 |
104,0 |
473,4 |
795,6 |
580,6 |
297,4 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ mưa của Hà Nội và Huế?
A. Lượng mưa của tháng mưa lớn nhất ở Huế gấp hai lần Hà Nội.
B. Tháng có mưa lớn nhất ở Hà Nội là tháng VIII, ở Huế tháng X.
C. Mùa mưa ở Hà Nội từ tháng 9 - X, ở Huế từ tháng VIII - I.
D. Tháng có mưa nhỏ nhất ở Hà Nội là tháng 1, ở Huế tháng III.
Câu 43. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp ở nước ta?
A. Có ranh giới địa lí xác định. B. Chính phủ quyết định thành lập.
C. Chuyên sản xuất công nghiệp. D. Có nhiều điểm dân cư sinh sống.
Câu 44. Nguyên nhân chính gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do
A. mưa lớn và triều cường. B. không có để sống ngăn lũ.
C. bão lớn và lũ nguồn về. D. mưa bão trên diện rộng.
Câu 45. Cho biểu đồ:
CƠ CẤU TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ, NĂM 2005 VÀ 2013 (%)
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ trọng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của các thành phần kinh tế ở nước ta năm 2013 so với năm 2005?
A. Kinh tế Nhà nước giảm. Kinh tế ngoài Nhà nước tăng.
B. Kinh tế Nhà nước và Kinh tế ngoài Nhà nước đều tăng.
C. Kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng.
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, Kinh tế Nhà nước giảm.
Câu 46. Ngành vận tải đường biển chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa ở nước ta, chủ yếu là do
A. có thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài.
B. có các đội tàu vận chuyển hàng trọng tải lớn.
C. chở được những hàng hóa nặng, cồng kềnh.
D. vận chuyển trên các tuyến có chiều dài lớn.
Câu 47. Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng gây khó khăn lớn nhất cho việc
A. nâng cao tay nghề cho lao động.
B. bảo vệ tài nguyên và môi trường.
C. sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
D. nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 48. Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có
A. nền nhiệt cao, nhiều cửa sông đổ ra biển.
B. nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển.
C. nền nhiệt thấp, ít cửa sông lớn đổ ra biển.
D. nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển.
Câu 49. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong hoạt động của giao thông vận tải biển ở nước ta là
A. bờ biển dài, có nhiều đảo và quần đảo.
B. có nhiều vùng, vịnh nước sâu, kín gió.
C. dọc bờ biển có nhiều cửa sông lớn.
D. có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới.
Câu 50. Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có tác động chủ yếu nào sau đây đối với phát triển kinh tế - xã hội?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động.
B. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
C. Phát triển nông nghiệp hàng hóa
D. Mở rộng các hoạt động dịch vụ.
Câu 51. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở những đặc điểm nào sau đây?
A. Mùa hạ chịu tác động mạnh của Tín phong, có đủ ba đai cao.
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
C. Địa hình núi ưu thế, có nhiều cao nguyên và lòng chảo giữa núi.
D. Ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc giảm, tính nhiệt đới tăng dần.
Câu 52. Cho biểu đồ về lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
B. Sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
C. Diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
D. Cơ cấu sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
Câu 53. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ta ngày càng phát triển là do
A. cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát triển.
B. lao động có kinh nghiệm ngày càng đông.
C. nguồn lợi sinh vật biển ngày càng phong phú.
D. tàu thuyền và ngư cụ ngày càng hiện đại hơn.
Câu 54. Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có vai trò chủ yếu nào sau đây?
A. Chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy.
B. Bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã.
C. Hạn chế tác hại của lũ lên đột ngột trên các sông.
D. Giữ gìn nguồn gen của các loài sinh vật quý hiếm.
Câu 55. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh?
A. Lao động có kĩ thuật cao.
B. Giao thông vận tải phát triển.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
Câu 56. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
Lúa đông xuân |
Lúa hè thu |
Lúa mùa 2005 |
2005 |
2 942,1 |
2 349,3 |
2 037,8 |
2010 |
3 085,9 |
2 436,0 |
1 967,5 |
2014 |
3 116,5 |
2 734,1 |
1 965,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm?
A. Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu.
B. Lúa đông xuân giảm, lúa hè thu tăng.
C. Lúa đông xuân tăng nhanh hơn lúa hè thu.
D. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm.
Câu 57. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay gặp nhiều khó khăn?
A. Diện tích mặt nước giảm
B. Xâm nhập mặn sâu.
C. Lượng mưa ngày càng ít.
D. Bảo hoạt động mạnh.
Câu 58. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp năng lượng của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Tài nguyên nhiên liệu, năng lượng rất đa dạng và dồi dào. B. Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 kV. C. Đã xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình. D. Cơ sở điện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp.
Câu 59. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH PHẤN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2014
(Đơn vị: %)
Năm |
2010 |
2014 |
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
Kinh tế Nhà nước |
31,9 |
16,0 |
Kinh tế ngoài Nhà nước |
60,3 |
72,0 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài |
7,8 |
12,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế của nước ta, năm 2010 và 2014 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Miền. C. Tròn. D. Đường.
Câu 60. Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ở Đông Nam Bộ thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của vùng?
A. Du lịch biển - đảo.
B. Khai thác khoáng sản.
C. Giao thông vận tải.
D. Khai thác sinh vật.
---- Còn tiếp ----
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01
41 |
D |
51 |
B |
42 |
A |
52 |
B |
43 |
D |
53 |
D |
44 |
A |
54 |
A |
45 |
B |
55 |
C |
46 |
D |
56 |
D |
47 |
C |
57 |
B |
48 |
D |
58 |
A |
49 |
D |
59 |
C |
50 |
C |
60 |
B |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA - ĐỀ 02
Câu 1: Nhật Bản là quốc đảo nằm trên
A. Bắc Băng Dương. B. Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương.
Câu 2: Phía bắc Nhật Bản có khí hậu
A. nhiệt đới, có một mùa đông lạnh, mùa hạ mưa nhiều.
B. cận nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, mùa đông lạnh.
C. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
D. ôn đới lục địa, khắc nghiệt, ít mưa.
Câu 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
A. Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn.
B. Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Bình Định.
C. Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
D. Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
Câu 4: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì
A. Tăng sức cạnh tranh với các cườngquốc.
B. Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng.
C. sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu.
D. để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng.
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào
A. Khánh Hòa. B. Hà Nam
C. Đà Nẵng. D. Hưng Yên.
Câu 6: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
D. Thông qua các hiệp ước.
Câu 7: Cho thông tin sau: “Ở nước ta tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản khác như bào ngư, hải sâm, sò điệp...” thông tin vừa rồi chứng tỏ vùng biển nước ta
A. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế. B. có nhiều đặc sản.
C. có nguồn lợi hải sản phong phú. D. giàu tôm cá.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 15 nghìn tỉ đồng là
A. Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ.
C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.
D. Hải Phòng, Hạ Long, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.
Câu 9: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm |
2000 |
2005 |
2010 |
2014 |
Tổng số |
129087,9 |
183213,6 |
540162,8 |
623220,0 |
Trồng trọt |
101043,7 |
134754,5 |
396733,6 |
456775,7 |
Chăn nuôi |
24907,6 |
45096,8 |
135137,2 |
156796,1 |
Dịch vụ nông nghiệp |
3136,6 |
3362,3 |
8292,0 |
9648,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê – Hà Nội, 2015)
Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta
A. Tỉ trọng giá trị của nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm cao nhất và tiếp tục tăng.
B. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều tăng.
C. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều giảm.
D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp.
Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định đô thị của nước ta có quy mô dân số dưới 1 triệu người
A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Thành phố Hồ Chí Minh D. Đà Nẵng.
Câu 11: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
2005 |
2008 |
2010 |
2014 |
Tổng sản lượng |
3466,8 |
4602,0 |
5142,7 |
6333,2 |
Sản lượng khai thác |
1987,9 |
2136,4 |
2414,4 |
2920,4 |
Sản lượng nuôi trồng |
1478,9 |
2465,6 |
2728,3 |
3412,8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên
A. Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng khai thác.
B. Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng gần 1,47 lần, giai đoạn 2005 - 2014.
C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2005 – 2014 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác và gấp gần 1,17 lần vào năm 2014.
D. Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng khá nhanh qua các năm.
Câu 12: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.
B. trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể.
C. nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.
D. nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau.
Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác
A. Kiên Giang. B. Bà Rịa - Vũng Tàu. C. Đồng Tháp. D. An Giang.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc.
A. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông.
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh.
C. Tỉ lệ giới tính chênh lệch, số nam nhiều hơn số nữ.
D. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.
Câu 15: Dân cư ở ĐBSCL hàng năm phải sống chung với lũ vì
A. lũ xảy ra quanh năm.
B. không có hệ thống đê ngăn lũ như ĐBSH.
C. phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển.
D. lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào ở nước ta vừa giáp Lào, vừa giáp Cam Pu Chia:
A. Đăk Lắk. B. Gia Lai. C. Đắk Nông. D. Kon Tum.
Câu 17: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn người)
Năm |
2000 |
2005 |
2009 |
2011 |
2014 |
Tổng số |
77 631 |
82 392 |
86 025 |
87 840 |
90 729 |
Thành thị |
18 725 |
22 332 |
25 585 |
27 888 |
30 035 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất
A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ kết hợp cột và đường. D. Biểu đồ cột.
Câu 18: Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là
A. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
C. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên ở cả nông thôn và thành thị.
D. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.
Câu 19: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là
A. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lý.
B. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
C. Các thiên tai biến thiên như bão, lũ lụt, hạn hán.
D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
Câu 20: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là
A. các nước chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.
C. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
D. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
---- Còn tiếp ----
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02
1 |
D |
11 |
C |
2 |
C |
12 |
C |
3 |
D |
13 |
A |
4 |
C |
14 |
D |
5 |
A |
15 |
B |
6 |
B |
16 |
D |
7 |
C |
17 |
C |
8 |
B |
18 |
A |
9 |
D |
19 |
D |
10 |
D |
20 |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA - ĐỀ 03
Câu 1: Thuận lợi chủ yếu để nuôi trồng thủy sản nước ta là
A. đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn.
B. vùng biển có nguồn hải sản phong phú.
C. có nhiều loại hải sản có giá trị.
D. dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn.
Câu 2: Ở đồng bằng sông Hồng, vụ lúa nào đã trở thành vụ chính của vùng ?
A. Vụ xuân – hè. B. Vụ thu – đông. C. Vụ đông – xuân. D. Vụ hè – thu.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh của đai nhiệt đới gió mùa?
A. Hình thành ở những vùng cao ít mưa. B. Động vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
C. Rừng có nhiều tầng tán. D. Phần lớn các loại cây nhiệt đới.
Câu 4: Nét nổi bật nhất của vùng núi Tây Bắc là
A. có bốn cánh cung lớn.
B. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C. gồm các khối núi và các cao nguyên.
D. có các cao nguyên ba dan rộng lớn.
Câu 5: Hướng nghiêng chính của địa hình nước ta là
A. Đông Bắc – Tây Nam. B. Tây Bắc - Đông Nam.
C. Tây Nam – Đông Bắc. D. Đông Nam – Tây Bắc.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí nước ta?
A. Nước ta nằm liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương - Địa Trung Hải.
B. Nước ta nằm ở ngoại chí tuyến Bắc bán cầu.
C. Nước ta nằm rìa phía Đông bán đảo Đông Dương.
D. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
Câu 7: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, hãy sắp xếp thứ tự các khu kinh tế ven biển từ Bắc vào Nam của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?
A. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.
B. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất.
C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên.
D. Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội.
Câu 8: Vùng đồng bằng thường bị nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn ở nước ta là
A. đồng bằng ven biển Miền Trung. B. đồng bằng sông Cửu Long.
C. đồng bằng nhỏ trên núi. D. đồng bằng sông Hồng.
Câu 9: Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là
A. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. B. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
C. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Phi. D. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
A. Giáp với Bắc Trung Bộ.
B. Nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
C. Giáp với các nước Lào, Trung Quốc và Camphuchia.
D. Tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ
Câu 11: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết đường bờ biển nước ta kéo dài từ đâu đến đâu?
A. Quảng Ninh – Cà Mau. B. Móng Cái – mũi Cà Mau.
C. Hải Phòng – Kiên Giang. D. Móng Cái – Hà Tiên.
Câu 12: Diện tích gò đồi nhiều nên ở Bắc Trung Bộ thuận lợi nhất là
A. Trồng cây lương thực và cây rau màu.
B. kinh tế vườn rừng và chăn nuôi gia súc.
C. Cây công nghiệp hàng năm và cây lâu năm.
D. Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
Câu 13: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây là đúng nhất về số dân, sản lượng lúa và bình quân lương thực/người của nước ta từ năm 1982-2005?
A. Quy mô và tốc độ số dân, sản lượng lúa và bình quân lương thực/người của nước ta từ năm 1982-2005.
B. Tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và bình quân lương thực/người của nước ta từ năm 1982-2005.
C. Tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lúa và bình quân lương thực/người của nước ta từ năm 1982-2005.
D. Cơ cấu số dân, sản lượng lúa và bình quân lương thực/người của nước ta từ năm 1982-2005.
Câu 14: Cho bảng số liệu: Số lượng trâu, bò năm 2005 (đơn vị: nghìn con)
Vùng |
Cả nước |
Trung du miền núi Bắc Bộ |
Tây Nguyên |
Trâu |
2922,2 |
1679,5 |
71,9 |
Bò |
5540,7 |
898,8 |
616,9 |
So với cả nước tỷ trọng đàn trâu của Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng
A. 50%. B. 55%. C. 57%. D. 60%.
Câu 15: Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp nước ta?
A. Do chế độ nước có sự phân hóa theo mùa.
B. Do nước ta có nhiều thiên tai.
C. Do diện tích đất đai ngày càng bị thu hẹp.
D. Do diễn biến thất thường của khí hậu và thời tiết.
Câu 16: Địa hình đồng bằng sông Hồng có đặc điểm
A. cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc thấp dần ra biển.
B. cao phía Tây, thấp trũng phía Đông.
C. thấp trũng ở phía Tây, cao ở phía Đông.
D. cao ở phía Tây Bắc và phía Tây Nam thấp dần ra biển.
Câu 17: Khó khăn lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. mùa khô kéo dài gây thiếu nước. B. diện tích rừng ngập mặn đang bị suy giảm.
C. ngập lụt trên diện rộng. D. tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng.
Câu 18: Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng là
A. cây lâu năm và chăn nuôi lợn.
B. cây hàng năm và chăn nuôi gia súc nhỏ , gia cầm.
C. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc.
D. cây hàng năm và lâm nghiệp.
Câu 19: Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ?
A. Số dân và sản lượng lúa tăng nhanh và ít biến động.
B. Sản lượng lúa và dân số đều tăng, nhưng sản lượng lúa tăng nhanh hơn.
C. Số dân và sản lượng lúa tăng nhanh, nhưng số dân tăng đều hơn.
D. Sản lượng lúa và dân số tăng chậm nhưng ổn định.
Câu 20: Khu vực chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng lại tăng nhanh trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta là
A. khu vực nhà nước. B. khu vực tư nhân.
C. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. D. khu vực cá thể.
---- Còn tiếp ----
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
C |
A |
B |
B |
B |
A |
A |
A |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
C |
C |
C |
D |
A |
D |
B |
B |
C |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA - ĐỀ 04
Câu 1: Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ SINH VÀ TỈ LỆ TỬ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018
(Đơn vị: ‰)
Quốc gia |
In-đô-nê-xi-a |
Phi-lip-pin |
Mi-an-ma |
Thái Lan |
Tỉ lệ sinh |
19 |
21 |
18 |
11 |
Tỉ lệ tử |
7 |
6 |
8 |
8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ tăng tự nhiên năm 2018 của một số quốc gia?
A. Mi-an-ma cao hơn In-đô-nê-xi-a B. Thái Lan cao hơn Mi-an-ma
C. Phi-lip-pin cao hơn Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a cao hơn Phi-lip-pin
Câu 2: Cho biểu đồ sau:
GIÁ TRỊ GDP CỦA THÁI LAN VÀ PHI-LIP-PIN QUA CÁC NĂM
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với GDP của Thái Lan và Phi-lip-pin?
A. Phi-lip-pin tăng không liên tục. B. Thái Lan tăng chậm hơn Phi-lip-pin.
C. Phi-lip-pin tăng ít hơn Thái Lan. D. Thái Lan tăng nhanh hơn Phi-lip-pin.
Câu 3: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú là do
A. nằm liền kề với vành đai sinh khoáng. B. nằm trên đường di cư, di lưu của sinh vật.
C. vị trí hoàn toàn ở vùng nội chí tuyến. D. vị trí ở trung tâm của bán đảo Đông Dương.
Câu 4: Năng suất lao động xã hội của nước ta hiện nay còn thấp chủ yếu do
A. cơ cấu kinh tế chậm đổi mới. B. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
C. phân bố lao động chưa đều. D. trình độ lao động chưa cao.
Câu 5: Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta thấp hơn so với số dân nông thôn là biểu hiện
A. nông nghiệp có bước phát triển. B. điều kiện sống ở nông thôn cao.
C. điều kiện sống ở thành thị thấp. D. đô thị hóa chưa phát triển mạnh.
Câu 6: Xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp trong ngành trồng trọt nhằm
A. phát huy những lợi thế về đất đai, nước, khí hậu.
B. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
C. tạo ra nhiều loại sản phẩm để phục vụ xuất khẩu.
D. tận dụng được nguồn lao động có chất lượng cao.
Câu 7: Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay
A. sản phẩm đa dạng, ngày càng phát triển. B. chăn nuôi chiếm ưu thế so với trồng trọt.
C. các khâu sản xuất hiện đại hóa toàn bộ. D. nông nghiệp thâm canh trình độ rất cao.
Câu 8: Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản được thuận lợi hơn nhờ
A. người dân có nhiều kinh nghiệm. B. dịch vụ thủy sản, công nghệ chế biến.
C. đẩy mạnh khai thác rừng ngập mặn. D. khắc phục được thiên tai, bệnh dịch
Câu 9: Giao thông đường sông nước ta hiện nay
A. tuyến đường dày đặc khắp cả nước .B. tập trung chủ yếu ở vùng miền núi.
C. phương tiện vận tải ít được cải tiến. D. trang thiết bị cảng sông hiện đại.
Câu 10: Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên biển và hải đảo là cơ sở thuận lợi để
A. giữ vững an ninh quốc phòng đất nước. B. giải quyết việc làm, thu hút đầu tư mạnh.
C. thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu. D. phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển.
Câu 11: Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch của nước ta trong những năm qua là
A. dịch vụ nhà hàng, khách sạn và hướng dẫn đa dạng.
B. cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú được đầu tư, nâng cấp.
C. nền kinh tế phát triển, điều kiện sống được nâng lên.
D. tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn rất phong phú.
Câu 12: Giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng là
A. phân bố lại dân cư và nguồn lao động. B. đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.
C. phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. D. da dạng hóa các hoạt động sản xuất.
Câu 13: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn thấp chủ yếu là do
A. nguồn lao động có trình độ cao còn hạn chế.
B. không chủ động được nguyên liệu sản xuất.
C. tài nguyên khoáng sản, năng lượng chưa phát huy.
D. các nguồn lực phát triển còn chưa hội tụ đầy đủ.
Câu 14: Tây Nguyên thu hút nhiều lao động đến chủ yếu là do
A. có cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển rất nhanh.
B. hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp.
C. vùng đã có sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển mạnh.
Câu 15: Mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long mang lại những lợi ích chủ yếu là
A. du lịch sinh thái, thủy sản, nguồn nước để sản xuất.
B. phù sa, nguồn nước để sinh hoạt cho dân cư, du lịch.
C. mang lại nước tưới cho cây trồng, du lịch miệt vườn.
D. thủy sản, phù sa, nước ngọt để rửa phèn mặn cho đất .
Câu 16: Cho biểu đồ về một số chỉ số dân cư của nước ta, năm 1999, 2009 và 2019:
(Nguồn số liệu theo Tổng điều tra dân số năm 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu tỉ suất sinh và tỉ suất tử. B. Qui mô và cơ cấu tỉ suất sinh, tỉ suất tử.
C. Tốc độ tăng tỉ suất sinh và tỉ suất tử. D. Tình hình tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
Câu 17: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta?
A. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.
B. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
D. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
Câu 18: Vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ chuyên môn hóa sản xuất cây dược liệu chủ yếu dựa vào điều kiện thuận lợi
A. đất feralit đỏ vàng chiếm diện tích rất rộng. B. khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi, giống tốt.
C. nguồn nước tưới dồi dào, địa hình đồi núi. D. kinh nghiệm của người dân, có nguồn vốn.
Câu 19: Việc nâng cấp các sân bay ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu là
A. tăng cường giao thương với các nước láng giềng và tỉnh lân cận.
B. thúc đẩy kinh tế các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, lao động.
C. phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch.
D. làm tăng đáng kể khả năng vận chuyển theo hướng Bắc - Nam.
Câu 20: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm |
2005 |
2010 |
2016 |
Tổng sản lượng thuỷ sản |
3 465,9 |
5142,7 |
6895 |
Khai thác |
1 987,9 |
2414,4 |
3237 |
Nuôi trồng |
1 478,0 |
2728,3 |
3658 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng thủy sản nước ta, năm 2005, 2010 và 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Đường. C. Kết hợp. D. Cột.
---- Còn tiếp ---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
B |
B |
A |
D |
B |
A |
B |
C |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
D |
D |
B |
D |
D |
B |
B |
C |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA - ĐỀ 05
Câu 1: Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾCỦA MỘT SỐ QUỐC GIA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 (Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
Năm |
2010 |
2013 |
2014 |
2016 |
Thái Lan |
341105 |
420529 |
406522 |
407026 |
Xin-ga-po |
263422 |
302511 |
308143 |
296976 |
Việt Nam |
115850 |
171192 |
156151 |
205305 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của một số quốc gia, giai đoạn 2010 - 2016?
A. Xin-ga-po tăng nhanh hơn Việt Nam. B. Thái Lan tăng nhanh hơn Việt Nam.
C. Xin-ga-po tăng chậm hơn Thái Lan. D. Thái Lan tăng nhanh hơn Xin-ga-po.
Câu 2: Cho biểu đồ sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
ĐÔNG NAM Á, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng với tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của một số quốc gia Đông Nam Á, giai đoạn 2010 - 2016?
A. Cam-pu-chia tăng liên tục. B. Xin-ga-po tăng không đều.
C. Xin-ga-po giảm dần. D. Lào tăng nhanh nhất.
Câu 3: Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn là nhờ
A. nằm trong vùng nội chí tuyến. B. tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
C. chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa. D. gió tín phong hoạt động mạnh.
Câu 4: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do
A. trồng lúa nước cần nhiều lao động. B. vùng mới được khai thác gần đây.
C. có nhiều trung tâm công nghiệp. D. thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
Câu 5: Thu nhập bình quân của nguồn lao động nước ta thuộc loại thấp trên thế giới là do
A. phần lớn lao động sống ở nông thôn. B. người lao động thiếu cần cù, sáng tạo.
C. hiệu quả, năng suất lao động xã hội thấp. D. tuổi trung bình của người lao động cao.
Câu 6: Việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chủ yếu nhằm
A. tăng cường hiệu quả đầu tư. B. góp phần phát triển xuất khẩu.
C. tận dụng thế mạnh về lao động. D. khai thác thế mạnh về tài nguyên.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay?
A. Thức ăn ngày càng được đảm bảo. B. Là nguồn cung cấp thịt chủ yếu.
C. Dịch bệnh lan tràn trên diện rộng. D. Tập trung nhiều nhất ở vùng núi.
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay phát triển nhanh?
A. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng.
B. Công nghiệp chế biến đáp ứng được nhu cầu.
C. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
D. Ứng dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
Câu 9: Giao thông đường biển nước ta hiện nay
A. ngành non trẻ và phát triển nhanh. B. vận chuyển nhiều hàng xuất khẩu.
C. các cảng chưa được đầu tư nâng cấp. D. chỉ các tuyến vận chuyển nội địa.
Câu 10. Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là
A. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. B. đẩy mạnh đánh bắt ven bờ.
C. khai thác tổng hợp kinh tế biển. D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
Câu 11: Nước ta phát triển nhiều loại hình du lịch chủ yếu do
A. tài nguyên du lịch phong phú, nhu cầu của du khách tăng.
B. nhu cầu của du khách tăng và điều kiện phục vụ đa dạng.
C. định hướng ưu tiên phát triển du lịch và tăng vốn đầu tư.
D. nâng cao trình độ lao động và hiện đại hóa cơ sở lưu trú.
Câu 12: Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu nhằm
A. đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa, tạo ra việc làm.
B. tăng chất lượng sản phẩm, tạo mô hình sản xuất mới.
C. thúc đẩy phân hóa lãnh thổ, khai thác hợp lí tự nhiên.
D. đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra nhiều lợi nhuận.
Câu 13: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu chủ yếu là do
A. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ. B. nhiều vũng vịnh, nước sâu, ít bị sa bồi.
C. bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng. D. kinh tế phát triển, nhu cầu vận tải lớn.
Câu 14:
Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện
A. khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất bazan giàu dinh dưỡng.
B. đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt.
C. đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.
D. khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt.
Câu 15: Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò chủ yếu là
A. đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
B. cung cấp nhiều lâm sản, bảo vệ đa dạng sinh học.
C. giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
D. tạo thêm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Câu 16: Cho biểu đồ về các loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2005 – 2015.
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Diện tích các loại cây trồng .
B. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng.
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây trồng.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây trồng.
Câu 17: Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?
A. Làm cho thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.
B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế
C. Thảm thực vật nước ta đa dạng bốn mùa xanh tốt.
D. Làm cho quá phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.
Câu 18: Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. cung cấp nguồn năng lượng lớn, đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. định canh định cư cho đồng bào dân tộc, giải quyết việc làm.
C. tạo mặt nước rộng cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.
D. điều tiết dòng chảy sông ngòi, giảm thiểu lũ lụt vùng hạ lưu.
Câu 19: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các ngành kinh tế biển ở Đông Nam Bộ là
A. khai thác thế mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
B. thúc đẩy các ngành kinh tế khác, giải quyết việc làm.
C. thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ.
D. tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Câu 20: Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN VÀ SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH LUÂN CHUYỂN
BẢNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
Năm |
Số lượt hành khách vận chuyển (triệu lượt người) |
Số lượt hành khách luân chuyển (tỉ lượt người, km) |
2010 |
14,2 |
21,1 |
2012 |
15,0 |
23,6 |
2015 |
31,1 |
42,1 |
2017 |
44,5 |
54,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện số lượt hành khách vận chuyển và số lượt hành khách luân chuyển bằng đường hàng không ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp. B. Miền. C. Tròn. D. Đường.
---- Còn tiếp ---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
B |
B |
C |
A |
D |
C |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
D |
B |
A |
A |
A |
C |
A |
C |
A |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Hướng Hóa có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.