YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử lần 3 có đáp án Trường THPT Bắc Kiến Xương

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử lần 3 có đáp án Trường THPT Bắc Kiến Xương, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT BẮC KIẾN XƯƠNG

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021 LẦN 3

MÔN LỊCH SỬ

(Thời gian làm bài: 50 phút)

Đề 1

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của Mĩ phát triển như thế nào

  A. Nhanh chóng        B. Thần kì       C. Mạnh mẽ    D. Ổn đinh

Câu 2: Từ năm 1973 đến năm 1982, nền kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây

  A. Phục hồi   B. Suy thoái    C. Phát triển nhanh     D. Phát triển chậm

Câu 3: Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây

  A. Phục hồi và phát triển trở lại.       B. Khủng hoảng suy thoái

  C. Phát triển không ổn định. D. Phát triển nhanh chóng

Câu 4: Trong những năm 1991 - 2000, nước Mỹ có vai trò chi phối

  A. tất cả các tổ chức quân sự trên thế giới

  B. tất cả các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới

  C. hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế

  D. các công ty xuyên quốc gia trên thế giới

Câu 5: Mĩ đã giữ vị trí về kinh tế - tài chính như thế nào trên thế giới trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

  B. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới

  C. Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

  D. Một trong những trung tâm kinh tế -tài chính lớn của thế giới

Câu 6: Đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

  A. phát triển nhanh nhưng không ổn định

  B. đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới

  C. vị trí kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới

  D. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt

Câu 7: Nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  A. Mĩ B. CHLB Đức C. Nhật Bản    D. Trung Quốc

Câu 8: Để thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới Mĩ đã triển khai

  A. kế hoạch Macsan             B. học thuyết Rigan

  C. Chiến lược toàn cầu                     D. chiến lược Cam kết và mở rộng

Câu 9: Trong chiến lược Cam kết và mở rộng. Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước?

  A. Tự do       B. Bình đẳng   C. Chủ quyền  D. Thúc đẩy dân chủ

Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã khôi phục kinh tế nhờ vào sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch

  A. Maobatton           B. Nava           C. Mácsan       D. Rơve

Câu 11: Tổ chức nào đã ra đời ở châu Âu trong năm 1951?

  A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu         B. Cộng đồng kinh tế châu Âu

  C. Cộng đồng châu Âu                     D. Cộng đồng than - thép châu Ãu

Câu 12: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

  A. vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước

  B. áp dụng có hiệu quả những thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật

  C. dựa vào viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch Macsan”

  D. tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển

Câu 13: Trong giai đoạn 1950 - 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập đánh dấu thời kì

  A. phi thực dân hóa trên phạm vi thế giới    B. thực dân hóa trên phạm vi thế giới

  C. thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa          D. khủng hoảng của chủ nghĩa thực dân

Câu 14: Năm 1967, tổ chức nào sau đây được thành lập ở châu Âu

  A. Cộng đồng châu Âu (EC)            B. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)

  C. Liên minh châu Âu (EU) D. Cộng đồng than thép châu Âu

Câu 15: Tổ chức nào dưới đây đã cổ vũ mạnh mẽ cho sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  A. Cộng đồng châu Âu (EC)            B. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)

  C. Liên minh châu Âu (EU) D. Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU)

Câu 16: Trong những năm 1950 - 1973, nước Tây Âu nào dưới đây đã phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa Liên bang Đức

  A. Pháp         B. Thụy Điển  C. Anh D. Phần Lan

Câu 17: Mục tiêu của liên minh châu Âu EU là

  A. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ

  B. hợp tác liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại

  C. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế. tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung

  D. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, quân sự

Câu 18: Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tình là

  A. Liên hợp quốc      B. Liên minh châu Âu C. ASEAN      D. NATO

Câu 19: Lực lượng thực hiện những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945 - 1952 là

  A. Chính phủ Nhật Bàn        B. Thiên hoàng

  C. Nghị viện Nhật Bản                     D. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh

Câu 20: Hiệp ước nào sau đây đã chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh ở Nhật Bản

  A. Hiệp ước hòa bình Xan Phanranxixcô     B. Hiệp ước Ball

  C. Hiệp ước Maxtrich                       D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật

Câu 21: Nền kinh tế Nhật Bản đạt tới sự phát triển “thần kì” trong những năm

  A. 1952- 1960           B. 1960- 1973 C. 1952- 1973 D. 1973- 1991

Câu 22: Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

  A. mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu

  B. tăng cường hợp tác vói các nước châu Âu

  C. tăng cường hợp tác với các nước châu Á

  D. liên minh chặt chẽ với Mĩ

Câu 23: Nhân tố quyết định dẫn đến sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  A. con người             B. vai trò lãnh đạo quản lí của nhà nước

  C. áp dụng các thành tựu khoa học  D. chi phí cho quốc phòng thấp

Câu 24: Sự kiện nào dưới đây diễn ra liên quan đến Nhật Bản vào năm 1956

  A. Nhật Bản gia nhập Liên hợp quốc

  B. Nhật Bản chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh

  C. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

  D. Tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật

Câu 25: Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành

  A. siêu cường tài chính số một thế giới

  B. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

  C. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

  D. cường quốc chính trị của thế giới

Câu 26: Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

  A. công cụ sản xuất mới       B. chinh phục vũ trụ  

  C. sản xuất ứng dụng dân dụng        D. công nghệ phần mềm

Câu 27: Sự kiện nào dưới đây được xem là khởi đầu cho Chiến tranh lạnh

  A. Sự ra đời của Tồ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dưong

  B. Sự ra đời của Hội đồng tuơng trợ kinh tế

  C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ

  D. Mĩ triển khai kế hoạch Mácsan, viện trợ kinh tế cho Tây Âu

Câu 28: Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hon bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là

  A. cục diện “Chiến tranh lạnh”        B. xu thế toàn cầu hóa

  C. sự hình thành các liên minh kinh tế         D. sự ra đời các khối quân sự đối lập

Câu 29: Sự ra đời của tổ chức Hiêp ước Bắc Đại Tây Dương và tổ chức Hiệp ước Vácsava đã

  A. thể hiện cuộc chạy đua vũ trang giữa Mĩ và Liên Xô lên đến đỉnh điểm

  B. đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe

  C. đặt thế giới đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới

  D. chứng tỏ mâu thuẫn Đông - Tây, Xô - Mĩ đã lên đến đỉnh điểm

Câu 30: Sự kiện 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Cannada ký kết Định ước Henxinki (1975) đã

  A. chứng tỏ Mĩ đoàn kết với các nước phương Tây để chống lại các nước XHCN

  B. tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu

  C. chứng tỏ tình trang đối đầu giữa phe TBCN và XHCN ngày càng phát triển

  D. mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp

Câu 31: Dưới đây là những sự kiện được coi là Khởi đầu cho chiến tranh lạnh

1. Tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời.

2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập.

3. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời.

4. Kế hoạch Mácsan ra đời.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian:

  A. 1, 2, 3, 4   B. 4, 2, 3, 1     C. 4, 3, 2, 1     D. 1, 3, 2, 4

Câu 32: Dưới đây là những sự kiện biểu hiện cho xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt

1. M.Goócbachốp và G. Busơ (cha) chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

2. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được ký kết.

3. Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa.

4. Định ước Henxinki được ký kết.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian

  A. 3, 2, 4, 1   B. 2, 3, 4, 1     C. 2, 4, 3, 1     D. 3, 4, 2, 1

Câu 33: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai nước Xô - Mĩ chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh là gì

  A. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối

  B. Nhân dân hai nước phản đối

  C. Liên hợp quốc yêu cầu chấm dứt

  D. Cuộc chạy đua vũ trang làm Xô - Mĩ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt

Câu 34: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ý chí đấu tranh giữ gìn hòa bình của các dân tộc được đề cao hơn bao giờ hết bởi vì

  A. họ vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ

  B. họ muốn tạo ra môi trường, điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác

  C. hòa bình là điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác

  D. hòa bình thế giới là kết quả của một quá trình đấu tranh

Câu 35: Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc khi nào

  A. Mĩ và Liên Xô đã được thỏa thuận về cắt giảm vũ khí chiến lược

  B. Tổ chức Hiệp ưóc Vacsava bị giải thể

  C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đòng Âu tan rã

  D. Liên bang Xô viết tan rã, trật tự hai cực Ianta sụp đổ

Câu 36: Nội dung nào dưới đây không phải là thay đổi to lớn và phức tạp của thế giới từ sau những năm 1991?

  A. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành

  B. Xu thế toàn cầu hóa

  C. Các quốc gia tập trung vào phát triển kinh tế

  D. Mĩ có lợi thế tạm thòi nên ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực”

Câu 37: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại là

  A. do tình trạng bùng nổ của dân số thế giới

  B. do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất

  C. yêu cầu sản xuất các loại vũ khí mới, hiện đại

  D. do sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Câu 38: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạng nào giữ vị trí then chốt đối với sự phát triển của thế giới?

  A. Cách mạng khoa học công nghệ  B. Cách mạng xanh trong nông nghiệp

  C. Cách mạng chất xám        D. Cách mạng công nghiệp

Câu 39: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là

  A. cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi

  B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

  C. công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ

  D. tạo ra các công cụ sản xuất mới

Câu 40: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay

  A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

  B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia

  C. Sự hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

  D. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn

ĐÁP ÁN

l.C

2.B

3.A

4.C

5.A

6.A

7.A

8.B

9.D

10.C

ll.D

12.B

13.A

14.A

15.B

16.A

17.C

18.B

19.D

20.A

21.B

22.D

23.A

24.A

25.A

26.C

27.C

28.A

29.B

30.B

31.B

32.A

33.D

34.A

35.D

36.B

37.B

38.A

39.B

40. C

Đề 2

Câu 1: Vì sao sau khi tiền vào Đông Dương (9-1940), phát xít Nhật vẫn giữ nguyên bộ máy chính quyền của thực dân Pháp?

     A. Vì muốn sử dụng chính quyền thực dân Pháp để bóc lột và cai trị

     B. Vì chưa đủ sức để lật đổ hoàn toàn chính quyền thực dân Pháp

     C. Vì đã kí với Pháp một bản hiệp định không xâm phạm lẫn nhau

     D. Vì thực dân Pháp và tay sai còn mạnh, đủ sức để chống lại phát xít Nhật

Câu 2: Tại sao ngày 23-8-1939, Đức kí với Liên Xô bản “Hiệp ước Xô - Đức không xâm phạm lẫn nhau ”?

     A. Đức cho rằng Liên Xô rất mạnh, Đức không thể đánh thắng

     B. Liên Xô có thái độ bạc nhược, Đức không cần bận tâm

     C. Liên Xô không phái là mục tiêu tiến công của Đức

     D. Tránh truờng hợp cùng lúc phải chống lại cả ba cuờng quốc

Câu 3: Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành xâm luợc Việt Nam năm 1858 là gì?

     A. Giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn                  B. Để truyền đạo Thiên Chúa

     C. Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường      D. “Khai hóa” văn minh cho nhân dân

Câu 4: “Bao giờ người Tây nhổ hết cổ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của danh  nhân lịch sử nào ở Việt Nam?

     A. Nguyễn Hữu Huân                                        B. Trương Định           

     C. Trương Quyền                                               D. Nguyễn Trung Trực

Câu 5: Vì sao nói Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) có tác dụng quyết định đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam tiến lên?

     A. Vì đã hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

     B. Vì đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng

     C. Vì đã đề ra đuợc đuờng lối kháng chiến của cả ba nước Đông Dương

     D. Vì đã đánh dấu bước trưởng thành về tư tưởng và tổ chức của Đảng

Câu 6: Nhân dân Việt Nam hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm” nhằm giải quyết khó khăn nào sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

     A. Giải quyết nạn dốt                                         B. Giải quyết nạn đói

     C. Chuẩn bị kháng chiến                                    D. xây dựng chính quyền mới.

Câu 7: Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” nhằm mục đich gì?

     A. Giúp đỡ nhân dân các nước Mĩ Latinh giành độc lập

     B. Độc chiếm Mĩ Latinh, biến Mĩ Latinh thành sân sau

     C. Chống lại các nước thực dân châu Âu xâm lấn châu Mĩ

Câu 8: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?

     A. Nguyễn Ái Quốc      B. Lê Hồng Phong        C. Nguyễn Văn Cừ       D. Trần Phú

Câu 9: Ý nào sau đây không phải mục đích hoạt động của Liên hợp quốc (UN)?

     A. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới

     B. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước

     C. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc

     D. Phân chia thành quả thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 10: Sự kiện nào dưới dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?

     A. Cộng hội thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn

     B. Công nhân Ba Son bãi công

     C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời

     D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-A

2-D

3-C

4-D

5-A

6-B

7-B

8-D

9-D

10-B

11-C

12-B

13-D

14-D

15-A

16-A

17-B

18-B

19-B

20-A

21-D

22-A

23-B

24-C

25-A

26-B

27-A

28-C

29-D

30-C

31-A

32-C

33-D

34-B

35-C

36-C

37-B

38-A

39-D

40-C

Đề 3

Câu 1. Hội nghị Ianta đã đưa ra thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực chiếm đóng ở?

A. Châu Á và châu Âu

B. Châu Phi

C. Châu Âu

D.Châu Mĩ

Câu 2. Xác định cơ quan nào dưới đây không nằm trong bộ máy tổ chức Liên hợp quốc?

A. Hội đồng quản thác

B. Hội đồng tư vấn

C. Hội đồng bảo an

D. Đại hội đồng

Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại Liên Xô đã thực hiện chính sách với mục tiêu gì ?

A. Liên kết chặt chẽ với Mỹ, mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu.

B. Liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu mở rộng ảnh hưởng ở châu Á.

C. Bảo vệ hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. Hòa bình, trung lập tích cực.

Câu 4. Sai lầm lớn nhất của Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ, điều chỉnh sự phát triển kinh tế và trở thành bài học đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là:

A. thiếu dân chủ, công khai và đàn áp nhân dân biểu tình.

B. thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, gần gũi với phương Tây.

C. chỉ lấy phát triển kinh tế là trọng tâm, không coi trọng cải tổ bộ máy nhà nước.

D. thực hiện đa nguyên đa đảng cho phép nhiều đảng phái cùng tham gia hoạt động).

Câu 5. Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối chính sách gì?

A. Hòa bình trung lập, không tham gia khối liên minh quân sự nào.

B. Hòa bình, trung lập tích cực, tham gia khối ASEAN.

C. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 6. Trong những năm 1946 – 1949 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?

A. Cách mạng văn hóa.

B. Quốc Cộng hợp tác chống phát xít Nhật.

C. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi.

D. Nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.

Câu 7. Để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu gì?

A. Mĩ là siêu cường duy nhất đóng vai trò lãnh đạo thế giới.

B. “Cam kết và mở rộng".

C. “Thế giới phải luôn công bẳng".

D. "Thúc đẩy dân chủ"

Câu 8. Điểm nổi bật của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mã trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở châu Mĩ.

B. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới.

C. Mĩ đứng đầu thế giới về không quân và hải quân.

D. Kinh tế Mĩ suy thoái, khủng hoảng.

Câu 9. Định ước Henxinki, được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mỹ và Canada đã tạo ra một cơ chế giải quyết những vấn đề gì?

A. Vấn đề văn hóa.

B. Vấn đề chống khủng bố ở châu Âu.

C. Vấn đề liên quan kinh tế, tài chính.

D. Vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.

Câu 10. Để thoát khỏi tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, Châu Âu đã:

A. thành lập Cộng đồng Châu Âu (EC) 1967.

B. đề nghị hai miền Đông Đức và Tây Đức kí hiệp ước hòa hoãn 1972.

C. kí định ước Henxinki 1975.

D. đề nghị Liên Xô và Mĩ kí hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược 1972.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu 1

A

Câu 21

A

Câu 2

B

Câu 22

B

Câu 3

C

Câu 23

A

Câu 4

C

Câu 24

C

Câu 5

A

Câu 25

B

Câu 6

D

Câu 26

A

Câu 7

D

Câu 27

C

Câu 8

B

Câu 28

B

Câu 9

D

Câu 29

C

Câu 10

C

Câu 30

B

Câu 11

D

Câu 31

C

Câu 12

A

Câu 32

A

Câu 13

B

Câu 33

D

Câu 14

D

Câu 34

D

Câu 15

C

Câu 35

C

Câu 16

D

Câu 36

B

Câu 17

C

Câu 37

C

Câu 18

C

Câu 38

C

Câu 19

A

Câu 39

A

Câu 20

B

Câu 40

A

Đề 4

Câu 1 (NB): Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền hợp pháp khi

A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1930.

B. Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng 1936 - 1939.

C. Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1931.

D. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi.

Câu 2 (VD): Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là tính

A. dân chủ.      B. dân tộc.       C. cải lương.   D. cách mạng.

Câu 3 (TH): Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì nơi đây có

A. các tổ chức cứu quốc đã được thành lập.

B. nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng.

C. Mặt trận Việt Minh được xây dựng thí điểm.

D. có điều kiện thuận lợi để phát triển lực lượng.

Câu 4 (TH): Tháng 6/1950, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Biên giới trong hoàn cảnh

A. Mĩ hạn chế viện trợ cho Pháp Đông Dương.

B. quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường.

C. biên giới Việt - Trung được khai thông và mở rộng.

D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.

Câu 5 (NB): Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là

A. Nhà nước không thu thuế lương thực.       B. bãi bỏ chính sách trung thu lương thực thừa.

C. Nhà nước nắm độc quyền nền kinh tế.      D. Nhà nước chỉ nắm ngành ngân hàng.

Câu 6 (TH): Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương là quyết định của

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941.

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.

D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3/1945.

Câu 7 (VD): Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đều

A. thành lập ra nhà nước công- nông-binh.    B. góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít.

C. xóa bỏ được giai cấp thống trị.      D. là cuộc cách mạng vô sản.

Câu 8 (NB): Tháng 8/1961, Mĩ thành lập Liên minh vì sự tiến bộ nhằm

A. gạt ảnh hưởng của các nước châu Âu.

B. ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba.

C. ngăn chặn làn sóng đấu tranh của nhân dân Cuba.

D. giúp đỡ các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế.

Câu 9 (NB): Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh thành lập

A. Chính phủ liên hiệp kháng chiến.  B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Nha bình dân học vụ.         D. Khu giải phóng Việt Bắc.

Câu 10 (NB): Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tư bản Pháp đầu tư mở mang một số ngành công nghiệp như dệt, muối, xay xát...nhằm

A. tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế.

B. làm cho kinh tế thuộc địa phát triển cân đối.

C. tận dụng nguồn nhân công và nguyên liệu có sẵn.

D. du nhập hoàn chỉnh phương thức sản xuất tư bản.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-D

2-B

3-D

4-D

5-B

6-B

7-C

8-B

9-C

10-C

11-A

12-C

13-B

14-A

15-D

16-B

17-B

18-A

19-D

20-B

21-D

22-B

23-A

24-C

25-D

26-A

27-D

28-D

29-A

30-D

31-A

32-A

33-A

34-D

35-C

36-B

37-C

38-C

39-C

40-B

Đề 5

Câu 1. Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?

A. Những quyết định của Hội nghị Ianta.

B. Những thoả thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.

C. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng với những thoả thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.

D. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Câu 2. Hãy đánh giá về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay?

A. Liên hợp quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

B. Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.

C. Ngăn chặn các đại dịch đe doạ sức khoẻ loài người.

D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo,...

Câu 3. Nội dung nào không phải là đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Bảo vệ hòa bình thế giới.

B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Mở rộng liên minh quân sự ở châu Âu, châu Á và Mĩ La-tinh.

D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 4. Năm 1989, “bức tường Béclin” (biểu tượng chia đôi nước Đức trong thời gian Chiến tranh lạnh) bị phá bỏ là do:

A. người dân hai miển tháo dỡ để thực hiện việc tái thống nhất nước Đức.

B. Liên Xô phá dỡ để thuận tiện cho việc mở cửa, buôn bán với Tây Đức.

C. Cộng hòa Liên bang Đức cưỡng chế, phá dỡ.

D. đã hết thời gian tồn tại của “bức tường Béclin” theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta.

Câu 5. Hiệp ước Bali (2/1976) đã xác định nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ:

A. tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước lớn.

B. chung sống hòa bình và mọi quyết định đều phải có sự nhất trí của 5 nước sáng lập.

C. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 6. Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của:

A. Cuộc đối đầu Đông - Tây.

B. Chiến tranh lạnh.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Xu thế toàn cầu hóa.

Câu 7. Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ việc:

A. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo, ủng hộ Mĩ.

B. làm chậm lại quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.

C. ngăn chặn, đẩy lùi được Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

D. làm cho nhiều nước bị chia cắt thời gian kéo dài.

Câu 8. Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh:

A. là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.

B. trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc .

C. đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.

D. cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới “hai cực”.

Câu 9. Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ:

A. chính trị, quân sự và kinh tế.

B. sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.

C. chạy đua quân sự và chế tạo vũ khí hạt nhân.

D. kinh tế, văn hóa, tư tưởng.

Câu 10. Sự kiện nào chi phối mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?

A. Chiến tranh lạnh.

B. Xu thế toàn cầu hóa.

C. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

D. Sự ra đời và hoạt động của Liên hợp quốc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu 1

C

Câu 21

A

Câu 2

A

Câu 22

C

Câu 3

C

Câu 23

C

Câu 4

A

Câu 24

A

Câu 5

B

Câu 25

B

Câu 6

B

Câu 26

C

Câu 7

C

Câu 27

C

Câu 8

C

Câu 28

B

Câu 9

B

Câu 29

B

Câu 10

A

Câu 30

A

Câu 11

D

Câu 31

C

Câu 12

D

Câu 32

D

Câu 13

B

Câu 33

C

Câu 14

C

Câu 34

D

Câu 15

D

Câu 35

B

Câu 16

A

Câu 36

D

Câu 17

C

Câu 37

C

Câu 18

D

Câu 38

C

Câu 19

A

Câu 39

B

Câu 20

C

Câu 40

A

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử lần 3 có đáp án Trường THPT Bắc Kiến Xương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON