YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 3 có đáp án Trường THPT Hòa Đa

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 3 Trường THPT Hòa Đa được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HÒA ĐA

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 3

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Kim loại nào sau đây có độ cứng lón nhất?

  A. W                                   B. Ag                                C. Au                                D. Cr

Câu 2. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

  A. KOH                              B. CH3COOH                   C. KNO3                           D. NaCl

Câu 3. Thành phần chính của đường mía là

  A. fructozơ                         B. xenlulozơ                      C. glucozơ                        D. saccarozơ

Câu 4. Muối nào sau đây bền với nhiệt nhất?

  A. Na2CO3                          B. NaHCO3                       C. MgCO3                         D. Ca(HCO3)2

Câu 5. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

  A. CH3COOC2H5               B. H2NCH2COOH           C. HCOONH4                  D. C2H5NH2

Câu 6. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

  A. Al                                   B. Fe(OH)2                        C. NaHCO3                      D. KOH

Câu 7. Thành phần chính của quặng photphorit là

  A. CaHPO4                         B. Ca3(PO4)2                     C. NH4H2PO4                   D. Ca(H2PO4)2

Câu 8. Metyl fomat có công thức là

  A. CH3COOCH3                B. HCOOC2H5                 C. HCOOCH3                  D. CH3COOC2H5

Câu 9. Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ là

  A. 0,9%                              B. 5,0%                             C. 1,0%                             D. 9,0%

Câu 10. Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là

  A. Fe(OH)2                         B. Fe2O3                            C. FeO                              D. Fe(OH)3

Câu 11. Trong các phản ứng hóa học, kim loại thế hiện

  A. khả năng nhận electron.                                          B. tính oxi hóa.

  C. tính khử.                                                                  D. khả năng nhường hoặc nhận electron.

Câu 12. Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ắc quy cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là

  A. đồng.                              B. magie.                           C. chì.                               D. sắt.

Câu 13. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là

  A. este.                               B. axit cacboxylic.            C. α-amino axit.                D. β-amino axit.

Câu 14. Loại tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?

  A. Tơ visco.                        B. Tơ xenlulozơ axetat.    C. Sợi bông.                      D. Tơ nilon-6,6.

Câu 15. Khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 thu dung dịch màu

  A. tím.                                B. đỏ.                                C. trắng.                            D. vàng.

Câu 16. Hòa tan hoàn toan 0,46 gam một kim loại kiềm vào 20 ml nước, thu được 20,44 gam một dung dịch kiềm. Kim loại kiềm đó là

  A. Li.                                  B. Na.                                C. Rb.                               D. K.

Câu 17. Kim loại crom tan được trong dung dịch nào sau đây?

  A. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.                                  B. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

  C. Dung dịch HCl nóng.                                              D. Dung dịch NaOH loãng.

Câu 18. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối).

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?

  A. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + H2O

  B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

  C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  D. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Câu 19. Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là

  A. Al                                   B. Mg                                C. Ca                                 D. Na

Câu 20. Ngâm một thanh Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh kim loại ra rửa, làm khô, đem cân thầy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh Fe là

  A. 8,2 gam                          B. 6,4 gam                         C. 12,8 gam                      D. 9,6 gam

Câu 21. Cho các kim loại sau: Na, Al, Fe, Cu. số kim loại khử được ion  trong dung dịch là

  A. 3                                     B. 1                                   C. 4                                   D. 2

Câu 22. Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X là

  A. CH3COOC2H5               B. HCOO3H7                    C. HCOOC3H5                 D. C2H5COOCH3

Câu 23. Thủy phân 200 gam dung dịch saccarozơ 6,84%, sau một thời gian, lấy hỗn hợp sản phẩm cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, sau phản ứng thu được 12,96 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân là

  A. 90%                               B. 80,0%                           C. 37,5%                           D. 75,0%

Câu 24. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

  A. 4                                     B. 6                                   C. 3                                   D. 5

Câu 25. Phát biểu nào sau đây sai?

  A. Ở nhiệt độ thường, tristearin là chất béo ở trạng thái rắn.

  B. Dầu ăn và dầu mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

  C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

  D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.

Câu 26. Cho V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2, C2H2, C2H4 (trong đó số mol của C2H2 bằng số mol của C2H4 đi qua Ni nung nóng (hiệu suất đạt 100%), thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) có tỉ khối so với H2 là 6,6. Nếu cho V lít (đktc) hỗn hợp khí X đi qua bình đựng dung dịch brom dư thì khối lượng bình tăng bao nhiêu gam?

  A. 6,6 gam                          B. 5,4 gam                         C. 4,4 gam                        D. 2,7 gam

Câu 27. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.

(b) Tấm tôn (sắt tráng kẽm) bị trầy xuớc đến lófp sắt, để trong không khí ẩm.

(c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là

  A. 4                                     B. 1                                   C. 2                                   D. 3

Câu 28. Nhỏ từ từ 3V dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) vào V ml dung dịch A12(SO4)3 (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ thu được lượng kết tủa lớn nhất là m1 gam. Nếu trộn V ml dung dịch X vào V ml dung dịch Y, thu được m2 gam kết tủa. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị là

  A. 1,37                                B. 3,00                              C. 1,65                              D. 2,20

Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng O2 vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 25,50 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là

  A. 8,34                                B. 7,63                              C. 4,87                              D. 9,74

Câu 30. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch FeCl2.

(b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2.

(c) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2.

(d) Cho kim loại Zn vào lượng dư dung dịch FeCl3.

(e) Sục khí SO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

  A. 4                                     B. 5                                   C. 3                                   D. 2

Câu 31. Thực hiện hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1 : Cho este X có công thức phân tử C5H8O4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thư được hai muối Y, Z ( ) và ancol T duy nhất.

Thí nghiệm 2: Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được cacbohiđrat Q. Lên men rượu chất Q thu được chất hữu cơ T.

Phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Y là muối của axit axetic.

  B. Este X không tham gia phản ứng tráng gương.

  C. Este X được tạo bởi các axit cacboxylic và ancol tương ứng.

  D. Axit cacboxylic tạo muối Y và hợp chất T có cùng khối lượng phân tử.

Câu 32. Nung nóng hỗn hợp chứa các chất rắn có cùng số mol gồm Al(NO3)3, NaHCO3, Fe(NO3)3, CaCO3 đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. Hòa tan X vào nước dư, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Thổi luồng khí co dư qua chất rắn Z, nung nóng thu được chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Nhỏ dung dịch HCl vào Y, thấy khí không màu thoát ra.

  B. Chất rắn T chứa một đơn chất và một hợp chất.

  C. Nhỏ dung dịch HCl vào Y, thấy xuất hiện ngay kết tủa.

  D. Chất rắn T chứa một đơn chất và hai hợp chất.

Câu 33. Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (ở đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH dư thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là

  A. 3,84 gam                        B. 2,72 gam                       C. 3,14 gam                      D. 3,90 gam

Câu 34. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CHgCOOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 8 phút ở .

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây sai?

  A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.

  B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

  C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.

  D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.

Câu 35. X là este đơn chức, phân tử chứa hai liên kết π; Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 23,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 0,96 mol O2. Mặc khác, đun nóng 23,16 gam hỗn hợp E cần dùng 330 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa a gam muối P và b gam muối Q (  ). Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  A. 1,7                                  B. 0,8                                C. 1,5                                D. 1,3

Câu 36. Điện phân dung dịch chứa 27,52 gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì ngắt dòng điện, thu được dung dịch X và V lít khí thoát ra ở hai điện cực (đktc). Cho dung dịch X vào 120 ml dung dịch A12(SO4)3 0,25M. số mol kết tủa thu được phụ thuộc vào số mol được mô tả bởi đồ thị sau:

Giá trị của V là

  A. 6,160                              B. 5,936                            C. 6,384                            D. 5,824

Câu 37. Cho hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,20 mol este hai chức Y (C4H6O4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối cacboxylic). Biết X chứa chức este. Giá trị của a là

  A. 64,18                              B. 46,29                            C. 55,73                            D. 53,65

Câu 38. Cho hỗn hợp X gồm , Fe, MgO, Mg. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỉ khôi hơi so với H2 là 15,933 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,4 gam muối khan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104,0 gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  A. 22,0                                B. 28,5                              C. 27,5                              D. 29,0

Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn a mol chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được X mol CO2 và y mol H2O với . Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol X thu được 43,2 gam chất hữu cơ Y. Đun nóng Y với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn họp E chứa hai muối natri của hai axit cacboxylic có cùng số nguyên tử c và phần hơi chứa ancol Z. Đốt cháy toàn bộ E thu được CO2, 12,6 gam H2O và 31,8 gam Na2CO3. số nguyên tử H có trong phân tử X là

  A. 14                                   B. 8                                   C. 12                                 D. 10

Câu 40. Cho 12,48 gam X gồm Cu và Fe tác dụng hết với 0,15 mol hỗn họp khí gồm Cl2 và O2, thu được chất rắn Y gồm các muối và oxit. Hòa tan vừa hết Y cần dùng 360 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu được 75,36 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết 12,48 gam X trong dung dịch HNO3 nồng độ 31,5%, thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của , ở đktc). Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch T là

  A. 7,28%                            B. 5,67%                           C. 6,24%                           D. 8,56%

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1-D

2-B

3-D

4-A

5-B

6-C

7-B

8-C

9-A

10-D

11-C

12-C

13-C

14-D

15-A

16-B

17-C

18-C

19-A

20-C

21-A

22-D

23-D

24-B

25-B

26-B

27-C

28-B

29-A

30-C

31-D

32-B

33-C

34-B

35-A

36-B

37-D

38-D

39-B

40-B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Phương trình hóa học nào sau đây được viết sai?

  A. NH4Cl  → NH3 + HCl                                        B. CaCO3  → CaO + CO2

  C. 2KNO3  → 2KNO2 + O2                                   D. NaHCO3 → NaOH + CO2

Câu 2. Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

  A. glucozơ.                         B. fructozơ.                       C. saccarozơ.                    D. xenlulozơ.

Câu 3. Cho dãy các kim loại sau: Al, Ag, Au và Na. Kim loại dẫn điện tốt nhất là

  A. Au.                                 B. Al.                                C. Ag.                               D. Na.

Câu 4. Hợp chất nào sau đây được dùng để bó bột, đúc tượng?

  A. CaSO4.                           B. CaSO4.H2O.                 C. CaSO4.2H2O.               D. CaO.

Câu 5. Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

  A. CO2.                               B. CH4.                             C. NaCN.                          D. Na2CO3.

Câu 6. Triolein không có phản ứng với chất nào sau đây?

  A. NaOH, đun nóng.                                                    B. Cu(OH)2.

  C. H2O có xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng.                 D. H2 có xúc tác Ni. đun nóng.

Câu 7. Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng cách dùng CO khử oxit của nó?

  A. Fe.                                  B. Ca.                                C. Al.                                D. Na.

Câu 8. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?

  A. CH3 CH(NH2) COOH.                                     B. H2N [CH2]4 CH(NH2) COOH.

  C. (CH3)2CH CH(NH2) COOH.                            D. HOOC [CH2]2 CH(NH2) COOH.

Câu 9. Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime dùng sản xuất cao su?

  A. CH2 = CHCl.                                                           B. CH2 = CH2

  C. CH2 = CH – CH = CH2                                           D. CH2 = C(CH2) – COOCH2

Câu 10. Trong công nghiệp, kim loại Al được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây?

  A. Điện phân nóng chảy.                                              B. Thủy luyện.

  C. Nhiệt luyện.                                                             D. Điện phân dung dịch.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1-D

2-A

3-C

4-B

5-B

6-B

7-A

8-D

9-C

10-Ạ

11-B

12-B

13-B

14-A

15-C

16-C

17-B

18-D

19-C

20-D

21-B

22-C

23-D

24-C

25-A

26-B

27-D

28-C

29-B

30-C

31-C

32-C

33-A

34-B

35-C

36-C

37-B

38-C

39-C

40-A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Từ thời thượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cơ. Cách làm nào sau đây sử dụng phương pháp kết tinh?

  A. Làm đường cát, đường phèn từ mía.

  B. Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.

  C. Nấu rượu để uống.

  D. Ngâm rượu thuốc.

Câu 2. Chất nào sau đây khi cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng không có khí thoát ra?

  A. FeO.                               B. Fe(OH)2.                       C. Fe2O3.                           D. Fe3O4.

Câu 3. Cho 16 gam Fe2O3 phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

  A. 400.                                B. 300.                              C. 200.                              D. 600.

Câu 4. Chất làm đổi màu quỳ tím là

  A. lysin.                              B. glyxin.                          C. alanin.                           D. valin.

Câu 5. Trong máu người luôn có nồng độ gluxit X không đổi là 0,1%. Nếu lượng X trong máu giảm đi thì người đó mắc bệnh suy nhược. Ngược lại nếu lượng X trong máu tăng lên thì đó là người mắc bệnh tiểu đường hay đường huyết. Chất X là

  A. glucozơ.                         B. amilozơ.                        C. saccarozơ.                    D. fructozơ.

Câu 6. Môi trường không khí, đất, nước xung quanh các nhà máy hóa chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hóa chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?

  A. Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nhiên liệu sạch.

  B. Xả chất thải trực tiếp ra môi trường.

  C. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.

  D. Có hệ thống xử lí chất thải hợp lí trước khi xả thải ra môi trường.

Câu 7. Trong các kim loại sau, kim loại nào không phải là kim loại kiềm thổ?

  A. Ca.                                 B. Be.                                C. Mg.                               D. Na.

Câu 8. Cho các chất sau: Fe(NO3)3, FeCl2, NaHCO3, Al(OH)3. Số chất tác dụng với dung dịch HCl là

  A. 1.                                    B. 4.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 9. Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

  A. xenlulozơ.                      B. polietilen.                      C. amilopectin.                  D. amilozơ.

Câu 10. Khi cho chất X vào dung dịch kiềm, lúc đầu thu được kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang nâu đỏ khi đưa ra ngoài không khí. Chất X là

  A. FeSO4.                           B. AlCl3.                           C. MgSO4.                        D. CuSO4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1-A

2-C

3-D

4-A

5-A

6-B

7-D

8-D

9-C

10-A

11-D

12-B

13-B

14-C

15-D

16-C

17-D

18-B

19-A

20-B

21-C

22-C

23-A

24-D

25-C

26-D

27-C

28-A

29-A

30-D

31-B

32-C

33-D

34-C

35-B

36-C

37-B

38-A

39-B

40-C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch CrCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,3 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

  A. 700.                                B. 500.                              C. 350.                              D. 450.

Câu 2. Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?

  A. CrO.                               B. CrO3.                            C. Cr2O3.                           D. FeO.

Câu 3. X là một loại tơ. Một mắt xích cơ bản của X có khối lượng là 226u (hay đvC). X có thể là

  A. xenlulozơ triaxetat.                                                  B. tơ nilon-6,6.

  C. poli(metyl metacrylat).  D. tơ niron (hay olon).

Câu 4. Cho các chất sau: glyxylalanin (Gly-Ala), anilin, metylamoni doma, natri axetat, phenol. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là

  A. 3.                                    B. 4.                                  C. 2.                                  D. 1.

Câu 5. Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột, thu lấy toàn bộ lượng glucozơ đem lên men thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được V lít (đktc) khí CO2. Hấp thụ hết lượng CO2 trên vào nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 72,0.                               B. 32,4.                             C. 36,0.                             D. 64,8.

Câu 6. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là ?

  A. Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3

  B. Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O

  C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

  D. Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

Câu 7. Trong sơ đồ phản ứng sau

Các chất X. Y lần lượt là:

  A. Ancol etylic, axit axetic.                                          B. Ancol etylic, cacbon đioxit.

  C. Ancol etylic, sobitol.                                               D. Axit gluconic, axit axetic.

Câu 8. Kim loại có độ cứng cao nhất là

  A. Ag.                                 B. Fe.                                C. Cr.                                D. Cu.

Câu 9. Etyl fomat là một este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức của etyl fomat là

  A. C2H5COOCH3.              B. HCOOC2H5.                C. CH3COOC2H5.            D. CH3COOCH3.

Câu 10. Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?

  A. Cr.                                  B. Ca.                                C. K.                                 D. Al.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1-C

2-C

3-B

4-A

5-D

6-A

7-A

8-C

9-B

10-A

11-C

12-B

13-C

14-A

15-B

16-C

17-D

18-C

19-B

20-B

21-A

22-D

23-B

24-A

25-C

26-D

27-B

28-D

29-D

30-A

31-D

32-B

33-A

34-A

35-C

36-D

37-D

38-C

39-D

40-B

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

  A. Al.                                  B. Fe(OH)2.                       C. NaHCO3.                     D. KOH.

Câu 2. Al2O3 không tan được trong dung dịch chứa chất nào sau đây?

  A. HCl.                               B. NaCl.                            C. Ba(OH)2.                      D. HNO3.

Câu 3. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

  A. Fe.                                  B. Mg.                               C. Al.                                D. K.

Câu 4. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

  A. Poli(metyl metacrylat).  B. Poli(hexametylen ađipamit).

  C. Poli(vinyl clorua).                                                    D. Polibutađien.

Câu 5. Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là

  A. 4.                                    B. 1.                                  C. 2.                                  D. 3.

Câu 6. Dãy gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:

  A. Fe, Cu, Pb.                     B. Fe, Cu, Ba.                   C. Na, Fe, Cu.                   D. Ca, Al, Fe.

Câu 7. Dung dịch chất X làm quỳ tím chuyển thành màu hồng. Chất X có thể là

  A. CH3 – CH(NH2) – COOH.                                     B. H2N - [CH2]4 – CH(NH2) – COOH.

  C. (CH3)2CH – CH(NH2) – COOH.                            D. HOOC - [CH2]2 – CH(NH2) – COOH.

Câu 8. Dung dịch của chất X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch của chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. X và Y có thể lần lượt là

  A. H2SO4 và Ba(OH)2        B. H2SO4 và NaOH.         C. NaHSO4 và BaCl2.       D. HCl và Na2CO3.

Câu 9. Khí X được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu. Tuy nhiên, việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên. Khí X là

  A. N2.                                 B. O2.                                C. H2.                                D. CO2.

Câu 10. Etyl axetat chủ yếu được dùng làm dung môi cho các phản ứng hóa học, cũng như để thực hiện công việc chiết các hóa chất khác. Công thức hóa học của etyl axetat là

  A. C2H5COOC2H5.            B. CH3COOC2H5.            C. C2H5COOCH3.            D. HCOOC2H5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1-C

2-B

3-B

4-B

5-C

6-A

7-D

8-A

9-D

10-B

11-A

12-D

13-D

14-D

15-B

16-D

17-A

18-C

19-B

20-A

21-D

22-C

23-C

24-C

25-C

26-A

27-C

28-C

29-B

30-B

31-B

32-D

33-A

34-A

35-D

36-A

37-A

38-A

39-C

40-D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 3 có đáp án Trường THPT Hòa Đa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF