Để giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn luyện kiến thức và kĩ năng giải bài tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới, HOC247 xin gửi đến Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Thuận Thành 1. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 |
ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 1 THỜI GIAN 50 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn m gam triolein trong dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 22,8 gam muối (xà phòng). Giá trị của m là:
A. 21,5 B. 22,4 C. 21,8 D. 22,1
Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(g) Đốt FeS2 trong không khí
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng. Số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 3: Nung hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 có tỷ lệ khối lượng 1:1, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y Thành phần của chất rắn Y
A. Al2O3, Fe, Al B. Al2O3, Fe, Fe3O4 C. Al2O3, FeO, A D. Al2O3, Fe
Câu 4: Cho hỗn hợp bột gồm Al, Cu vào dung dịch chứa AgNO3 và Fe(NO3)3 sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y chứa 3 muối. Các cation trong dung dịch Y là:
A. Fe3+, Ag+, Cu2+ B. Al3+, Fe2+, Cu2+ C. Al3+, Fe3+, Cu2+ D. Al3+,Fe3+,Fe2+
Câu 5: Điện phân (với điện cực trơ và màng ngăn) dung dịch chứa 0,05 mol CuSO4 và x mol KCl bằng dòng điện có cường độ 5A, sau một thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,475 gam. Dung dịch thu được tác dụng với Al dư, phản ứng giải phóng 1,68 lít khí H2(đktc). Thời gian đã điện phân là:
A. 2895 giây B. 3860 giây C. 5790 giây D. 4825 giây
Câu 6: Trong dãy kim loại: Al, Cu, Au, Fe. Kim loại có tính dẻo lớn nhất là
A. Fe B. A C. Au D. Cu
Câu 7: Cho các ứng dụng:
1) Dùng làm dung môi
2) Dùng để tráng gương
3) Dùng làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo, dùng làm dược phẩm
4) Dùng trong công nghiệp thực phẩm Những ứng dụng nào là của este.
A. 1, 2, 3 B. . 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4
Câu 8: Lên men m gam glucozơ thu được etanol và khí CO2 (hiệu suất đạt 72%). Hấp thụ hết khí CO2 bằng nước vôi trong thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,8 gam. Giá trị của m là:
A. 135,0 B. 90,0 C. 100,0 D. 120,0
Câu 9: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl B. H3PO4 C. . H2S D. HBr
Câu 10: Nhóm chức nào sau đây có trong tristearin?
A. este B. anđehit C. anco D. axit
Câu 11: Cho các dung dịch sau: Ba(HCO3 )2,NaOH,AlCl3,KHSO4 được đánh số ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Hóa chất |
X |
Y |
Z |
T |
Quỳ tím |
xanh |
đỏ |
xanh |
đỏ |
Dung dịch HCl |
Khí bay ra |
đồng nhất |
Đồng nhất |
Đồng nhất |
Dung dịch Ba(OH)2 |
Kết tủa trắng |
Kết tủa trắng |
Đồng nhất |
Kết tủa trắng, sau tan |
Dung dịch chất Y là
A. KHSO4 B. . NaOH C. AlCl3 D. Ba(HCO3)2
Câu 12: Cho miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học ứng với sự tạo thành pin điện. Tại cực dương xảy ra quá trình:
A. \(F{e^{2 + }} + 2e \to Fe\)
B. \(Fe \to F{e^{2 + }} + 2e\)
C. \(2{H_2}O \to 4{H^ + } + {O_2} + 4e\)
D. \(2{H^ + } + 2e \to {H_2}\)
Câu 13: Chất nào sau đây đổi màu quỳ tím sang xanh?
A. anilin B. etylamin C. alanin D. glyxin
Câu 14: Amino axit X no, mạch hở có công thức phân tử CmHmO4N. Mối quan hệ giữa m với n là:
A. m = 2n - 1 B. m = 2n - 2 C. m = 2n +1 D. m = 2n
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước
B. Chất béo là este của etilenglicol với các axit béo
C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng công hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni
D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm
Câu 16: Chất nào sau đây đổi màu quỳ tím sang xanh?
A. anilin B. etylamin C. alanin D. glyxin
Câu 17: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là:
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 18: Cho 1,37 gam Ba vào 100,0 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,03M thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 2,205 B. 2,565 C. 2,409 D. 2,259
Câu 19: Cho 0,1 mol amino axit X có công thức dạng R(NH2)(COOH)2 vào dung dịch H2SO4 1,5M thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết với chất tan trong dung dịch Y cần dùng dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 43,8 gam hỗn hợp muối. Công thức của X là
A. C4H7(NH2)(COOH)2
B. C5H9(NH2)(COOH)2
C. C3H5(NH2)(COOH)2
D. C2H3(NH2)(COOH)2
Câu 20: Tơ visco thuộc loại:
A. Tơ bán tổng hợp B. Tơ thiên nhiên C. Tơ tổng hợp D. Tơ poliamit
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn một loại quặng trong số các quặng hematit, manhetit, xiđerit, pirit, Trong dung dịch HNO3 đặc, dư đun nóng thu được khí NO2 (khí duy nhất thoát ra) và dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X, không thấy xuất hiện kết tủa. Quặng đã hòa tan là:
A. Pirit B. Manhetit C. Xiđerit D. Hematit
Câu 22: Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng làm mềm nước cứng chứa nhiều Ca2+ và Cl- ?
A. Ca(OH)2 B. . NaOH C. HCl D. Na2CO3
Câu 23: Thuốc thử để phân biệt trực tiếp các dung dịch: HCl, H2SO4, NaOH là:
A. dung dịch BaCl2
B. bột nhôm
C. dung dịch Ba(HCO3 )2
D. dung dịch NaHCO
Câu 24: Tàu biển với lớp vỏ thép dễ bị ăn mòn bởi môi trường không khí và nước biển. Để bảo vệ các tàu thép ngoài việc sơn bảo vệ, người ta còn gắn vào vỏ tàu một số tấm kim loại. Tấm kim loại đó là:
A. thiếc B. đồng C. chì D. kẽm
Câu 25: Chất X có công thức phân tử là C4H8O2N. Cho 10,3 gam X tác dụng vừa đủ với NaOH thì thu được 9,7 gam muối. Công thức của X là:
A. CH2 = CH − COONH3 − CH3 B. H2N − C3H6 – COOH
C.H2N − CH2 − COO − C2H5 D. H2N − C2H4 − COO − CH3
Câu 26: : Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5 M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc giữa lượng kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của x và y tương ứng là:
A. 0,1 và 0,05 B. 0,2 và 0,05 C.C. 0,4 và 0,05 D. 0,2 và 0,10
Câu 27: Cho 33,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Cu, CuO vào 500 ml dung dịch HCl 2M, thu được 1,6 gam chất rắn, 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 0,56 lít khí NO (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 173,2 gam B. 154,3 gam C. 143,5 gam D. 165,1 gam
Câu 28: Cho 40 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và còn lại 16,32 gam chất rắn. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 124 B. 118 C. 108 D. 112
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nghuyên tố nitơ.
(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.
(3) Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa hai liên kết peptit.
(4) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị cuả nitơ là IV.
(5) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.
Những phát biểu đúng là:
A. (1), (3), (5) B. (1), (2), (3) C. (2), (4), (5) D. (1), (4), (5)
Câu 30: Thủy phân tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp các α-amino axit (no, mạch hở, phân tử đều chứa 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm −COOH). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng CuO dư, đun nóng thấy khối lượng CuO giảm 3,84 gam. Cho hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng vào dung dịch NaOH đặc, dư thấy thoát ra 448 ml khí N2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl dư, đun nóng thu được muối có khối lượng là:
A. 5,12 B. 4,74 C. 4,84 D.4,52
Câu 31: Phản ứng nào sau đây thu được sản phẩm là este?
A. (CH3CO)2O + C6H5OH (phenol) B. C H OH HCHO/OH-, t0
C. CH3COOH + CH3NH2 D. C6H5OH + HNO3 đặc/ xt H2SO4 đặc
Câu 32: Cho 14,7 gam axit glutamic vào dung dịch H2SO4 0,5M và HCl 1M, thu được dung dịch X chứa 19,83 gam chất tan. Thể tích dung dịch NaOH 1M và KOH 0,6M cần lấy để phản ứng vừa đủ với chất tan trong dung dịch X là:
A. 200,0 ml B. 225,0 ml C. 160,0 ml D. . 180,0 ml
Câu 33: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần cho vào dung dịch chứa 0,15 mol Ba(HCO3)2 và 0,1 mol BaCl2 để thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất là:
A. 300 ml B. 150 ml C. 250 ml D. 200 ml
Câu 34: Dung dịch X chứa 0,15 mol H2SO4 và 0,1 mol Al2(SO4)3. Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Thêm tiếp 450 ml dung dịch NaOH 1M vào, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,5m gam kết tủa. Giá trị của 1 V là:
A. 550,0 ml B. 500,0 ml C. 600,0 ml D. 450,0 ml
Câu 35: Hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở (chỉ chứa chức este). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá
A. 20,5 B. 32,8 C. 16,4 D. 24,6
Câu 36: Cho dãy các chất sau: etyl axetat, triolein, tơ visco, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ. Số chất trong dãy thủy phân trong dung dịch axit là:
A. 4 B. 3 C. 6 D. 5
Câu 37: Cho m gam X gồm Na, Na2O, Al, Al2O3 vào nước dư thấy tan hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa một chất tan và thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y, thu được 15,6 gam chất rắn X. Giá trị của m là:
A. 14,2 B. 12,2 C. . 13,2 D. 11,2
Câu 38: Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Chia X thành 2 phần không bằng nhau: Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO (đktc). No là sản phẩm khử duy nhất của HNO3.
Giá trị của m gần với giá trị nào nhất?
A. 24,0 B. 30,8 C. 28,2 D. 26,4
Câu 39: Geranyl axetat là một este đơn chức, mạch hở có mùi hoa hồng. X tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỷ lệ mol 1:2. Trong phân tử X, cacbon chiếm 73,47% theo khối lượng. Tổng số nguyên tử có trong phân tử geranyl axetat là:
A. 34 B. 32 C. 28 D. 30
Câu 40: Dung dịch X chứa 19,5 gam hỗn hợp etylamin và glyxin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M. Hãy cho biết dung dịch X đó tác dụng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M?
A. 200ml B. 300ml C. 350ml D. 250ml
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1-D |
6-C |
11-A |
16-A |
21-B |
26-A |
31-A |
36-D |
2-D |
7-C |
12-D |
17-B |
22-D |
27-A |
32-A |
37-C |
3-A |
8-C |
13-B |
18-C |
23-D |
28-B |
33-C |
38-A |
4-B |
9-B |
14-A |
19-D |
24-D |
29-D |
34-C |
39-A |
5-D |
10-A |
15-B |
20-A |
25-C |
30-C |
35-D |
40-B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Một dung dịch có các tính chất:
- Hòa tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam
- Bị thủy phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.
- Không khử đươc dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(HO)2 khi đun nóng.
Dung dịch đó là:
A. Mantozo B. Fructozo C. Saccarozo D. Glucozo
Câu 2: Cho dãy các chất sau: Saccarozo, glucozo, xenlulozo, fructozo. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Glucozo →X→Y→CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH B. CH3CH2OH và CH3CHO
C. CH3CH2OH và CH2=CH2 D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO
Câu 4: Saccarozo có thể tác dụng với các chất nào sau đây?
A. H2O/H+, to ; Cu(HO)2, to thường B. Cu(HO)2, to thường ; dd AgNO3/NH3
C. Cu(HO)2, đun nóng; dd AgNO3/NH3 D. Lên men; Cu(HO)2, đun nóng
Câu 5: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi so với He là 22. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dd NaOH dư, thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (He=4, C=12, H=1, O=16)
A. C2H5COOCH3 B. CH3COOC2H5 C. HCOOCH(CH3)2 D. HCOOCH2CH2CH3
Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X, người ta thu được 12,6 g H2O, 8,96 lít khí CO2 và 2,24 lít N2 (các thể tích khí đo được ở đktc). X có công thức phân tử là (N=14, C=12, H=1, O=16):
A. C3H9N B. C2H7N C. C4H11N D. C5H13N
Câu 7: Trung hòa hoàn toàn 4,44 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 8,82 gam muối. Amin có công thức là (N=14, C=12, H=1)
A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2 B. CH3CH2CH2NH2
C. H2NCH2CH2NH2 D. H2NCH2CH2CH2NH2
Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn este no đơn chức, mạch hở thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là:
A. metyl fomiat B. propyl axetat C. metyl axetat D. etyl axetat
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozo 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là (H=1, c=12, O=16, Ag=108)
A. 36,94 g B. 19,44 g C. 15,50 g D. 9,72 g
Câu 10: Cho 27,2 g hỗn hợp gồm pheylaxetat và metylbenzoat (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dd NaOH 0,5M thu được dd X. Cô cạn dd X thì khối lượng chất rắn thu được là (C=12, H=1, O=16, Na=23)
A. 36,4 B. 40,7 C. 38,2 D. 33,2
Câu 11: Cho dẫy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp heo thứ tự lực bazo giảm dần là:
A. (4), (1), (5), (2), (3) B. (3), (1), (5), (2), (4)
C. (4), (2), (3), (1), (5) D. (4), (2), (5), (1), (3)
Câu 12: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozo có chứa 5 nhóm hydroxyl trong phân tử:
A. Phản ứng tạo 5 chức este trong phân từ
B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu
C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên men rượu
D. Phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2
Câu 13: Hợp chất hữu cơ X có CTPT C9H10O2. Đung nóng X với dd NaOH dư thu được hỗn hợp 2 muối. CTCT của X là:
A. CH3CH2COOC6H5
B. CH3-COOCH2C6H5
C. HCOOCH2CH2C6H5
D. HCOOCH2C6H4CH3
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo của nhau cần 100 ml dd NaOH 1M, thu được 7,85 g hỗn hợp muối của hai axit là đồng đẳng kế tiếp nhau và 4,95 g hai ancol bậc I. CTCT và % khối lượng của 2 este là (Na=23, O=16, C=12)
A. HCOOC2H5, 45%; CH3COOCH3, 55%
B. HCOOCH2CH2CH3, 75%; CH3COOC2H5, 25%
C. HCOOCH2CH2CH3, 25%; CH3COOC2H5, 75%
D. HCOOC2H5, 55%; CH3COOCH3, 45%
Câu 15: Este có CTPT C4H8O2, tham gia phản ứng tráng bạc có tên là: (1) Etylfomat; (2) metylxetat; (3) propylfomat; (4) isopropylfomat; (5) etylaxetat
A. 1, 3, 4 B. 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 3, 5
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1-C |
6-B |
11-D |
16-D |
21-A |
26-C |
31-A |
36-C |
2-D |
7-D |
12-A |
17-B |
22-C |
27-D |
32-C |
37-A |
3-B |
8-A |
13-A |
18-D |
23-A |
28-D |
33-C |
38-A |
4-A |
9-B |
14-C |
19-D |
24-D |
29-C |
34-B |
39-B |
5-B |
10-C |
15-B |
20-A |
25-D |
30-C |
35-B |
40-B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 là:
A. triolein B. tristearin C. trilinolein D. tripanmitin
Câu 2: Thủy phân 0,01 mol este X cần 0,03 mol NaOH thu được 0,92g một ancol, 0,01 mol CH3COONa; 0,02 mol HCOONa. CTPT của este là:
A. C8H12O6 B. C7H14O6 C. C7H10O6 D. C9H14O6
Câu 3: Cho các chất: phenol; axit axetic; etyl axetat; ancol etylic; tripanmitin. Số chất phản ứng với NaOH là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 4: Phương pháp chuyển hóa triglixerit lỏng thành triglixerit rắn (tạo bơ nhân tạo) là:
A. Hạ nhiệt độ thật nhanh để hóa rắn triglixerit
B. Thủy phân chất béo trong môi trường axit
C. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm
D. Hidro hóa trglixerit lỏng thành triglixerit rắn
Câu 5: Số chất có CTPT C4H8O2 có phản ứng với NaOH là:
A. 5 B. 3 C. 6 D. 4
Câu 6: Thủy phân xenlulozo, sản phẩm thu được là:
A. mantozo B. glucozo C. saccarozo D. fructozo
Câu 7: Amin có cấu tạo CH3CH2CHNH2CH3 là amin:
A. bậc 3 B. bậc 2 C. bậc 1 D. bậc 4
Câu 8: Cho các chất: CH3NH2 (1); NH3 (2); C6H5NH2 (3); (CH3)2NH (4); (C6H5)2NH (5). Kết quả so sánh lực bazo giữa các chất hợp lý là:
A. (5)<(3)<(1)<(4)<(2) B. (5)<(3)<(2)<(1)<(4)
C. (2)<(3)<(5)<(1)<(4) D. (1)<(2)<(3)<(4)<(5)
Câu 9: Este C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo ancol metylic. Este là:
A. HCOOC3H7 B. CH3COOC2H5 C. C2H5COOCH3 D. HCOOC3H5
Câu 10: Để rửa mùi tanh của cá mè (mùi tanh của amin), người ta có thể dùng:
A. H2SO4 B. HCl C. CH3COOH D. HNO3
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1-A |
6-B |
11-D |
16-A |
21-B |
26-B |
31-C |
36-N |
2-C |
7-C |
12-D |
17-D |
22-A |
27-A |
32-D |
37-D |
3-A |
8-B |
13-B |
18-A |
23-B |
28-B |
33-C |
38-A |
4-D |
9-C |
14-C |
19-C |
24-A |
29-D |
34-D |
39-A |
5-C |
10-C |
15-B |
20-D |
25-B |
30-C |
35-A |
40-D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: E là este mạch không nhánh chỉ chứa C, H, O, không chứa nhóm chức nào khác. Đun nóng một lượng E với 150ml dung dịch NaOH 1M đến kết thúc phản ứng. Để trung hòa dung dịch được cần 60ml dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa được 11,475 gam hỗn hợp hai muối khan và 5,52 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Công thức cấu tạo của este là
A. \({C_2}{H_5} - COO - {C_2}{H_5}\)
B. \(C{H_3}C{H_2}C{H_2} - OOC - C{H_2}C{H_2}COOC{H_3}\)
C. \(HCOOC{H_3}\;v\`a \,C{H_3}COO{C_2}{H_5}\)
D. \(C{H_3} - C{H_2} - OOC - C{H_2}COOC{H_3}\)
Câu 2: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 28,6 gam CO2 và 18,45 gam H2O. m có giá trị là:
A. 12,65 B. 11,95 C. 13 D. 13,35
Câu 3: Chất hữu cơ X mạch hở có dạng (R, R’là các gốc hidrocacbon), thành phần % về khối lượng của Nito trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được andehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành andehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch trong thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:
A. 5,34 B. 2,67 C. 3,56 D. 4,45
Câu 4 : Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu co đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 68 B. 46 C. 45 D. 85
Câu 5: Tính thể tích dung dịch cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozo tạo 29,7 kg xenlulozo trinitrat.
A. 15,00 lít B. 1,439 lít C. 24,39 lít D. 12,952 lít
Câu 6: Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau
D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit
Câu 7: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?
A. Dầu luyn B. Dầu lạc (đậu phộng)
C. Dầu dừa D. Dầu vừng (mè)
Câu 8: Phân tích este X người ta thu được kết quả: và . Este X là
A. metyl axetat B. etyl propionat C. metyl fomat D. metyl acrylat
Câu 9: Nguyên nhân Amin có tính bazo là
A. Có khả năng nhường proton
B. Phản ứng được với dung dịch axit
C. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận
D. Xuất phát từ amoniac
Câu 10: Tên gọi amin nào sau đây là không đúng?
A. alanin
B. n - propylamin
C. isopropylamin
D. dimetylamin
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1-B |
6-D |
11-C |
16-B |
21-B |
26-A |
31-D |
36-A |
2-D |
7-A |
12-A |
17-D |
22-B |
27-A |
32-B |
37-A |
3-B |
8-C |
13-C |
18-A |
23-C |
28-B |
33-C |
38-C |
4-C |
9-C |
14-D |
19-B |
24-D |
29-B |
34-D |
39-A |
5-D |
10-A |
15-C |
20-B |
25-D |
30-C |
35-D |
40-A |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ toàn toàn vào 500 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và 0,2M sinh ra 9,85 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 25,00 gam
B. 15,00 gam
C. 12,96 gam
D. 13,00 gam
Câu 2: Thủy phân 324 g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:
A. 360 gam B. 270 gam C. 250 gam D. 300 gam
Câu 3: Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?
A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.
B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch
C. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot.
D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Tên gọi của amin đó là
A. đimetylamin. B. đietylamin.
C. metyl iso-propylamin. D. etyl metylamin.
Câu 5: Rượu nào sau đây đã dùng để điều chế andehit propionic:
A. etylic B. i-propylic C. n-butylic D. n-propylic
Câu 6: Ion OH- có thể phản ứng được với các ion nào sau đây:
A. \(F{e^{3 + }};M{g^{2 + }};C{u^{2 + }};HSO_4^ - \)
B. \(F{e^{2 + }};Z{n^{2 + }};H{S^ - };SO_4^{2 - }\)
C. \(C{a^{2 + }};M{g^{2 + }};A{l^{3 + }};C{u^{2 + }}\)
D. \({H^ + };NH_4^ + ;HCO_3^ - ;CO_3^{2 - }\)
Câu 7: Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là
A. 17 và 29 B. 20 và 26 C. 43 và 49 D. 40 và 52
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol (rượu) đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O . Oxi hoá m gam X (có xúc tác) thu được hỗn hợp Y (h = 100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 30,24 gam Ag. Số mol anđehit trong Y là
A. 0,04 mol. B. 0,05 mol. C. 0,06 mol. D. 0,07 mol.
Câu 9: Cho 360 g glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dd NaOH dư được 318 g muối. Hiệu suất phản ứng lên men là
A. 75,0% B. 80,0% C. 62,5% D. 50,0%.
Câu 10: Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòan toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dd NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là
A. 35,24% B. 45,71% C. 19,05% D. 23,49%
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1A |
2B |
3C |
4D |
5D |
6A |
7B |
8A |
9A |
10C |
11B |
12D |
13D |
14B |
15A |
16D |
17B |
18C |
19D |
20D |
21A |
22C |
23A |
24C |
25D |
26B |
27D |
28D |
29C |
30B |
31A |
32B |
33C |
34C |
35C |
36A |
37D |
38B |
39C |
40B |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Thuận Thành 1. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!