YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 của Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế. Đề thi gồm có các câu trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1       

Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.

(b) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.

(c) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.

(d) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.

(e) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

(g) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 5.                            B. 6.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử?

A. Cl2 + Ca(OH)2 (sữa) → CaOCl2 + H2O     B. 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + H2O

C. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O         D. CH2=CH2 + HCl → C2H5Cl

Câu 3: Cho các phát biểu sau

(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tử nitơ.

(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.

(3) Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa hai liên kết peptit.

(4) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị của nitơ là IV.

(5) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.

Những phát biểu đúng là.

A. (1), (3), (5).            B. (1), (4), (5).            C. (2), (4), (5)             D. (1), (2), (3).

Câu 4: Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Công thức phân tử của saccarozơ là

A. (C6H10O5)n.            B. C6H12O6.                C. C12H24O11.             D. C12H22O11.

Câu 5: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây?

A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.                     B. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2.

C. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si.                       D. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O.

Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.

(2) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.

(3) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.

(4) Để miêng tôn (Fe tráng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.

(5) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

Số thí nghiệm có xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa là

A. 2.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 3.

Câu 7: Các chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. (NH4)2CO3, K2SO4, (CH3COO)2Ca.         B. Zn(NO3)2; (CH3COO)2Pb, NaCl.

C. Al2(SO4)3, MgCl2; Cu(NO3)2.                    D. HCOONa; Mg(NO3)2, HCl.

Câu 8: Một số loại khẩu trang y tế có chứa chất bột màu đen để tăng khả năng lọc không khí. Chất đó là

A. than hoạt tính.        B. thạch cao.               C. đá vôi.                    D. muối ăn.

Câu 9: Chất nào là chất khí ở điều kiện thường?

A. Alanin.                   B. Anilin.                    C. Metylamin.             D. Etyl axetat.

Câu 10: Axit aminoaxetic không tác dụng với dung dịch chất nào sau đây?

A. H2SO4 loãng.          B. KCl.                        C. NaOH.                    D. HCl.

Câu 11: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh

A. C2H5NH2.                                                  B. CH3CH(NH2)COOH.

C. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.             D. HCOOH.

Câu 12: Chất nào sau đây KHÔNG làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?

A. Ca(OH)2.                B. Na2CO3.                 C. HCl.                        D. NaOH.

Câu 13: Nguyên tố nào sau đây có bán kính ion nhỏ hơn bán kính nguyên tử tương ứng?

A. Clo.                        B. Lưu huỳnh.             C. Neon.                      D. Natri.

Câu 14: Một mol hợp chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư tạo nhiều mol khí nhất?

A. FeO.                       B. FeS.                        C. FeCO3.                   D. Fe3O4.

Câu 15: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là

A. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.                                 B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.

C. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.                                 D. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

Câu 16: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, tơ capron, tơ nilon-6,6, tơ visco. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

A. 4.                            B. 1.                            C. 3.                            D. 2.

Câu 17: Chất nào sau đây là muối axit?

A. NaHSO4.                B. Na2SO4.                  C. NaCl.                      D. KNO3.

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và anđehit fomic.

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.

(d) Tinh bột thuộc loại đisaccarit.

(e) Khi thủy phân anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit.

(f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

Số phát biểu đúng là

A. 4                             B. 2                             C. 5                             D. 3

Câu 19: Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau:

Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là

A. CH3COOH và C2H5OH.                            B. CH3COOH và CH3OH.

C. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.          D. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.

Câu 20: Cho dãy các chất: Phenyl axetat, metyl axetat, anlyl axetat, tripanmitin, etyl fomat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH dư, đun nóng tạo ra ancol là

A. 5.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 2.

Câu 21: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 54,0%.                    B. 49,6%.                    C. 27,0%.                    D. 48,6%.

Câu 22: Hòa tan hết 2,055 gam một kim loại M vào dung dịch Ba(OH)2, có một khí thoát ra và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 2,025 gam. Kim loại M là

A. Zn.                          B. Ba.                          C. Be.                          D. Al.

Câu 23: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?

A. 0,20 mol.                B. 0,25 mol.                C. 0,10 mol.                D. 0,15 mol.

Câu 24: Cho các chất axit fomic, axit acrylic, phenol, metyl axetat lần lượt phản ứng với Na, dung dịch NaOH đun nóng Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 8.                            B. 6.                            C. 5.                            D. 7.

Câu 25: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.

(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.

(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.

(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.

(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:

A. 5.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 26: Hòa tan hết 3,24 gam kim loại X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Kim loại X là

A. K.                           B. Zn.                          C. Al.                          D. Cr.

Câu 27: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là:

A. 23,4 và 56,3           B. 23,4 và 35,9            C. 15,6 và 27,7           D. 15,6 và 55,4

Câu 28: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

Y

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển thành màu xanh

X, Z

Dung dịch AgNO3/NH3, t0

Tạo kết tủa Ag

T

Dung dịch Br2

Kết tủa trắng

Z

Cu(OH)2

Tạo dung dịch xanh lam

X, Y, Z, T lần lượt là

A. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic.     B. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin

C. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol.            D. Lysin, Etyl fomat, glucozơ, anilin.

Câu 29: Có nhiều loại bánh cần tạo độ xốp, vì vậy trong quá trình nhào bột làm bánh người ta thường cho thêm hóa chất nào trong số các hóa chất sau đây?

A. NH4HCO3.             B. NaCl.                      C. Na2CO3.                 D. NaNO3.

Câu 30: Hòa tan hết 3,53 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Al và Fe trong dung dịch HCl thu được 2,352 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là

A. 11,195.                   B. 12,405.                   C. 7,2575.                   D. 10,985.

Câu 31: Hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH2=CHCOOC3H7, CH2=C(COOCH3)2, CH3OOC-C≡C-COOH và (C17H33COO)3C3H5. Đốt cháy hoàn toàn x mol X cần dùng 1,89 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng binh tăng 22,32 gam. Hiđro hóa hoàn toàn x mol X cần dùng 0,25 mol H2 (Ni, t°). Giá trị của x là

A. 0,25.                       B. 0,22.                       C. 0,28.                       D. 0,27.

Câu 32: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là

A. 0,20.                       B. 0,15.                       C. 0,25.                       D. 0,10.

Câu 33: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là

A. C2H3COOH và 43,90%.                             B. C3H5COOH và 54,88%.

C. C2H5COOH và 56,10%.                             D. HCOOH và 45,12%.

Câu 34: Hợp chất X có công thức phân tử C10H8O4. Từ X thực hiện phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

C10H8O4 + 2NaOH → X1 + X2. X1 + 2HCl → X3 + 2NaCl

nX3 + nX2 → Poli(etylen terephtalat) + 2nH2O

Cho các phát biểu sau:

(1) Số nguyên tử H của X3 lớn hơn X2.

(2) Dung dịch X2 hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

(3) Dung dịch X3 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.

(4) Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 35: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3 và Al(NO3)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Giá trị của m là

A. 5,97.                       B. 7,26.                       C. 7,68.                       D. 7,91.

Câu 36: Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ đều mạch hở, thuần chức gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và 1 este 2 chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 10,304 lít O2 đktc, thu được 14,96 gam CO2 và 9 gam H2O. Mặt khác nung nóng 18,48 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 5,36 gam một muối duy nhất và hỗn hợp Y chứa 2 ancol. Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc ở 140°C thu được m gam hỗn hợp ete. Hiệu suất ete hóa của 2 ancol trong T đều bằng 80%. Giá trị gần nhất của m:

A. 10                           B. 4,0                          C. 11                           D. 9,0

Câu 37: Hỗn hợp X gồm a mol Mg và 2a mol Fe. Cho hỗn hợp X tác dụng với O2 sau một thời gian thu được (136a + 11,36) gam hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3 sản phẩm khử có cùng số mol gồm NO; N2O; NH4NO3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 647a gam chất rắn khan. Đốt hỗn hợp X bằng V lít hỗn hợp khí Cl2 và O2 (đktc) thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan hỗn hợp Z cần vừa đủ 0,8 lít dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 354,58 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 12,32                      B. 14,56                      C. 15,68                      D. 16,80

Câu 38: Hỗn hợp M gồm 3 peptit X, Y, Z (đều mạch hở) có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3 : 2, có tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử X, Y, Z bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 78,10 gam M thu được 0,40 mol A1, 0,22 mol A2 và 0,32 mol A3. Biết A1, A2, A3 đều có dạng NH2-CnH2n-COOH. Mặt khác, cho x gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được y gam muối. Đốt cháy hoàn toàn y gam muối này cần 32,816 lít O2 (đktc). Giá trị của y gần nhất với

A. 56,18.                     B. 37,45.                     C. 17,72.                     D. 47,95.

Câu 39: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Al, Mg, MgO trong dung dịch hỗn hợp chứa HNO3 (0,34 mol) và KHSO4. Sau phản ứng thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, H2 và NO2 với tỉ lệ mol tương ứng 10 : 5 : 3 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có 2,28 mol NaOH tham gia phản ứng, đồng thời thấy có 17,4 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm khối lượng MgO trong hỗn hợp ban đầu là

A. 29,41%.                  B. 26,28%.                  C. 32,14%.                  D. 28,36%.

Câu 40: Tiến hành điện phân 100 gam dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3; 0,1 mol CuCl2 và 0,16 mol HCl (với hai điện cực trơ) đến khi có khí bắt đầu thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Đem phần dung dịch cho tác dụng hết với 150 gam dung dịch chứa AgNO3, kết thúc phản ứng thu được 90,08 gam kết tủa và dung dịch Y chứa một muối duy nhất có nồng độ a%. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 34,5%.                    B. 33,5%.                    C. 30,5%.                    D. 35,5%.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. B

2. C

3. B

4. D

5. A

6. D

7. C

8. A

9. C

10. B

11. A

12. C

13. D

14. B

15. D

16. D

17. A

18. B

19. D

20. B

21. A

22. B

23. D

24. D

25. C

26. C

27. C

28. C

29. A

30. D

31. B

32. A

33. A

34. C

35. A

36. A

37. C

38. B

39. A

40. D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O2, thu được 4,48 lít CO2 và 1,12 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức phân tử của X là

A. C2H7N.                    B. C4H11N.                   C. C3H9N.                     D. C2H5N.

Câu 2: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?

A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.        

B. Chất Q là H2NCH2COOH.

C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2.                  

D. Chất X là (NH4)2CO3.

Câu 3: Cho m gam alanin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 5,02 gam muối. Giá trị của m là

A. 3,56.                         B. 35,6.                         C. 30,0.                         D. 3,00.

Câu 4: Cho 3,96 gam Gly-Gly phản ứn hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 8,16.                         B. 7,62.                         C. 7,08.                         D. 6,42.

Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 ( các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C2H7N.                    B. C3H7N.                     C. C3H9N.                     D. C4H9N.

Câu 6: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH dư thu được dung dịch chứa 84,75 gam muối. Giá trị của m là

A. 65,55.                       B. 55,65.                       C. 56,25.                       D. 66,75.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi thu được 0,09 mol CO2; 0,125 mol H2O và 0,336 lit N2 (dktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa H2SO4 loãng thu được a gam muối. Giá trị của a là :

A. 3,64                          B. 2,48                          C. 4,25                          D. 3,22

Câu 8: Cho m gam axit glutamic tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X chứa 16,88g chất tan. X tác dụng với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :

A. 300                           B. 280                           C. 320                           D. 240

Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 8,4 lit khí CO2 ; 1,4 lit N2 (dktc) và 10,125g H2O. Công thức phân tử của X là :

A. C3H7N                     B. C2H7N                     C. C3H9N                      D. C4H9N

Câu 10: Hỗn hợp E gồm X (C4H12N2O4) và Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức , Y là muối của một axit vô cơ. Cho 5,52g E tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,08 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol là 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là :

A. 4,68g                        B. 3,46g                        C. 6,25g                        D. 5,08g

Câu 11: X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun nóng m gam hỗn hợp X, Y có tỉ lệ mol tương tứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 g chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 155,44 gam.             B. 167, 38 gam.            C. 212,12 gam.             D. 150, 88 gam.

Câu 12: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 g X tác dụng với 500ml dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối chất rắn là m gam. Xác định m?

A. 3,05.                         B. 5,5.                           C. 4,5.                           D. 4,15.

Câu 13: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:

A. 0,50.                         B. 0,55.                         C. 0,65.                         D. 0,70.

Câu 14: Cho 35,76 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 62,04 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là:

A. C2H7N và C3H9N.    B. CH5N và C2H7N.     C. C3H9N và C4H11N. D. C3H7N và C4H9N.

Câu 15: Cho 0,1 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 32,04 gam X vào dung dịch HCl dư,sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 45,18 gam muối khan, Vậy X là:

A. Alanin                      B. Valin                        C. Lysin                        D. axit glutamic

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1-A

2-B

3-A

4-B

5-C

6-C

7-D

8-B

9-C

10-D

11-A

12-D

13-C

14-A

15-A

16-D

17-D

18-B

19-A

20-B

21-A

22-D

23-D

24-B

25-A

26-C

27-D

28-A

29-A

30-D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 41: Chất nào sau đây là chất điện li?

A. Ancol etylic.           B. Natri hiđroxit.         C. Glucozơ.                 D. Saccarozơ.

Câu 42: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là

A. NO.                        B. NO2.                       C. N2O.                       D. N2.

Câu 43: Thành phần chính của quặng photphorit là

A. Ca3(PO4)2.              B. NH4H2PO4.            C. Ca(H2PO4)2.           D. CaHPO4.

Câu 44: Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2C + Ca → CaC2;                          (b) C + 2H2 → CH4;

(c) C + CO2 → 2CO;                          (d) 3C + 4Al → Al4C3.

Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng

A. (c).                          B. (b).                          C. (a).                          D. (d).

Câu 45: Công thức phân tử của buta-1,3-đien là

A. C4H10.                    B. C4H4.                      C. C4H6.                      D. C4H8.

Câu 46: Công thức tổng quát của ancol đơn chức mạch hở, có 2 liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon là

A. CnH2n-4O.               B. CnH2n-2O.               C. CnH2nO.                 D. CnH2n+2O.

Câu 47: Chất nào sau đây có phản ứng hiđro hóa?

A. Axit axetic.             B. Glixerol.                 C. Tripanmitin.           D. Triolein.

Câu 48: Ứng dụng nào sau đây không phải là của chất béo?

A. Làm xúc tác cho một số phản ứng tổng hợp hữu cơ.

B. Làm thức ăn cho con người và một số loại gia súc.

C. Dùng để điều chế xà phòng và glixerol.

D. Dùng trong sản xuất một số thực phẩm như mì sợi, đồ hộp...

Câu 49: Cacbohiđrat nào sau đây không tan trong nước?

A. Xenlulozơ.             B. Fructozơ.                C. Glucozơ.                 D. Saccarozơ.

Câu 50: Alanin là chất có công thức phân tử

A. C6H7N.                   B. C2H5O2N.               C. C7H9N.                   D. C3H7O2N.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

41. B

42. D

43. A

44. A

45. C

46. B

47. D

48. A

49. A

50. D

51. B

52. A

53. D

54. D

55. A

56. B

57. A

58. C

59. B

60. B

61. D

62. B

63. C

64. C

65. D

66. C

67. B

68. A

69. D

70. C

71. A

72. C

73. D

74. A

75. C

76. B

77. B

78. C

79. A

80. D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 41: Hợp chất H2N-CH2-COOH có tên thường là

A. axit 2-aminoetanoic                                   B. axit aminoaxetic

C. glyxin.                                                        D. alanin

Câu 42: Công thức cấu tạo của etylamin là

A. (CH3)2NH              B. CH3CH2NH2          C. CH3NH2                 D. (CH3)3N

Câu 43: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ có xúc tác là H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được kết tủa có chứa a gam Ag. Còn nếu cho X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom đã phản ứng. Giá trị của a, b lần lượt là

A. 43,2 và 32              B. 21,6 và 16.              C. 21,6 và 32              D. 43,2 và 16

Câu 44: Cho các chất sau: NH3 (1); CH3NH2 (2); C2H5NH2 (3); CH3NHCH3 (4); C6H5NH2 (5). Thứ tự tăng dần lực bazơ là?

A. (5) < (1) < (2) < (3) < (4)                           B. (5) < (2) < (4) < (3) < (1)

C. (5) < (1) < (3) < (2) < (4)                           D. (5) < (2) < (3) < (1) < (4)

Câu 45: Chất nào dưới đây thuộc loại cacbohiđrat?

A. Tristearin                B. Polietilen                C. Anbumin                D. Tinh bột

Câu 46: Cho các chuyển hóa sau:

CO2 + H2O → X + G (Ánh sáng, clorophin)             

X + H2O → Y

Y + H2 → Sobitol                                                      

Y + AgNO3 + H2O + NH3 → Z + Ag + NH4NO3

Phân tử khối của Z là

A. 180                         B. 182                         C. 196                         D. 213

Câu 47: Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, ống thứ hai 2ml dung dịch NaOH 30%. Lắc đều cả hai ống nghiêm, lắp ống sinh sản rồi đun sôi nhẹ đồng thời cả hai ông nghiệm khoảng 5 phút. Hiện tượng quan sát được sau khi đun là

A. cả hai ống nghiệm chất lỏng đều phân thành hai lớp.

B. cả hai ống nghiệm chất lỏng đều trở thành đồng nhất

C. ở ống nghiệm 1 thấy chất lỏng đồng nhất, ở ống nghiệm 2 thấy chất lỏng phân thành hai lớp

D. ở ống nghiệm 1 thấy chất lỏng phân thành hai lớp, ở ống nghiệm 2 thấy chất lỏng đồng nhất

Câu 48: Cho các chất: CH3COOC2H5, CH3-NH-CH3, (CH3COO)3C3H5, H2N-(CH2)6-NH2, H2N-(CH2)5-COOH, C2H5OH, C3H5(OH)3. Số chất hữu cơ đơn chức là

A. 6                             B. 5                             C. 3                             D. 4

Câu 49: Chất nào dưới đây tác dụng với H2 (Ni, t°) tạo thành sobitol?

A. Xenlulozơ              B. Saccarozơ.              C. Glucozơ.                 D. Tinh bột.

Câu 50: Cho các kim loại Fe, Cu, Ag lần lượt tác dụng với từng dung dịch HCl, Fe(NO3)3, CuSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 3.                            B. 5.                            C. 6.                            D. 4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

41. B

42. D

43. A

44. A

45. C

46. B

47. D

48. A

49. A

50. D

51. B

52. A

53. D

54. D

55. A

56. B

57. A

58. C

59. B

60. B

61. D

62. B

63. C

64. C

65. D

66. C

67. B

68. A

69. D

70. C

71. A

72. C

73. D

74. A

75. C

76. B

77. B

78. C

79. A

80. D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 41. Thành phần hóa học chính của phân amophot là

A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.                      B. KNO3 và Ca(H2PO4)2.

C. Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4.                       D. KNO3 và NH4H2PO4.

Câu 42. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?

A. CrO3.                      B. Fe2O3.                     C. Al2O3.                   D. Cr2O3

Câu 43. Cho các kim loại: K, Mg, Cu, Zn, Fe, Ag. Số kim loại phản ứng được với dung dịch HCl đặc nguội là

A. 2.                            B. 5.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 44. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

A. CH3COOH.            B. C2H5OH.                C. H2O.                       D. NaCl.

Câu 45. Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao cần vừa đủ 6,72 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là

A. 11,2 gam.               B. 5,6 gam.                  C. 2,8 gam.                 D. 8,4 gam.

Câu 46. Cho m gam glucozơ phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 44,73 gam muối amoni gluconat. Giá trị của m là

A. 28,8                        B. 37,8.                       C. 36,0.                       D. 27,0.

Câu 47. Metyl axetat có công thức cấu tạo là

A. CH3COOC2H5       B. HCOOC2H5.          C. CH3COOCH3.        D. HCOOCH3.

Câu 48. Alanin có công thức là

A. C6H5NH2.                                                  B. CH3CH(NH2)COOH.

C. H2NCH2COOH.                                        D. H2NCH2CH2COOH.

Câu 49. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Xenlulozơ.             B. Glucozơ.                 C. Saccarozơ.              D. Tinh bột.

Câu 50. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Liti                         B. Sắt                          C. Nhôm.                    D. Canxi

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

41. A

42. B

43. D

44. D

45. A

46. B

47. C

48. B

49. B

50. A

51. A

52. C

53. C

54. D

55. D

56. B

57. B

58. C

59. A

60. C

61. ?

62. D

63. B

64. D

65. C

66. A

67. B

68. C

69. A

70. A

71. B

72. D

73. B

74. A

75. A

76. A

77. B

78. C

79. A

80. D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON