YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 2 năm 2021 có đáp án Trường THPT Thanh Đa

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 2 năm 2021 có đáp án Trường THPT Thanh Đa được biên tập và tổng hợp đầy đủ giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT THANH ĐA

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 2

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(vinyl clorua).

B. Poliacrilonitrin.

C. Poli(etylen terephtalat).

D. Polietilen.

Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Valin.

B. Lysin.

C. Axit glutamic.

D. Glyxin.

Câu 3. Chất nào sau đây có màu trắng xanh?

A. Fe(OH)3.

B. Fe(OH)2.

C. Fe2O3.

D. FeO.

Câu 4. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe.

B. Cu.

C. Ag.

D. Na

Câu 5. Khi đốt cháy than đá thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X không màu, không mùi, rất độc, hơi nhẹ hơn không khí. X là

A. CO.

B. NO2.

C. N2.

D. CO2.

Câu 6. Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là

A. Al(OH)3.

B. Al2(SO4)3.

C. AlCl3.

D. Al2O3.

Câu 7. Sắt có số oxi hoá +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)2.

B. FeCl2.

C. Fe(NO3)3.

D. FeO.

Câu 8. Mỡ động vật, dầu thực vật đều không tan trong chất nào sau đây?

A. Hexan.

B. Benzen.

C. Clorofom.

D. Nước.

Câu 9. Số nguyên tử hiđro trong phân tử saccarozơ là

A. 24.

B. 11.

C. 12.

D. 22.

Câu 10. Kim loại Mg tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành khí H2?

A. ZnSO4.

B. HNO3 loãng, nóng.

C. HCl.

D. H2SO4 đặc, nóng.

Câu 11. Chất nào sau đây dễ tan trong nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch có môi trường kiềm?

A. Al2O3.

B. P2O5.

C. FeO.

D. BaO

Câu 12. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?

A. Ag.

B. Mg.

C. Al.

D. Na.

Câu 13. Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất?

A. Al.

B. Ag.

C. Cr.

D. Li.

Câu 14. Hóa chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng chứa các ion: Ca, Mg2+ và HCO3-

A. H2SO4.

B. NaCl.

C. HCl.

D. Na2CO3.

Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn chất nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước?

A. Glucozơ.

B. Sobitol.

C. Isoamyl axetat.

D. Tripanmitin.

Câu 16. Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn là Ba2+ + SO2-4 → BaSO4?

A. Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2.

B. Ba(NO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaNO3.

C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

D. BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2.

Câu 17. Cho các phát biểu sau:

(a) Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(b) Đa số polime dễ tan trong các dung môi thông thường.

(c) Tơ nilon-6, tơ nilon-6,6, tơ visco là các tơ tổng hợp.

(d) Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 18. Hòa tan hoàn toàn m gam Al2O3 cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của m là

A. 10,2.

B. 20,4.

C. 5,1.

D. 15,3.

Câu 19. Cho khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 13,0.

B. 12,8.

C. 9,6.

D. 6,4.

Câu 20. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đốt dây sắt trong khí clo.

(b) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).

(c) Cho Fe vào dung dịch Fe(NO3)3.

(d) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).

Số thí nghiệm tạo thành muối sắt (II) là

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 21. Hòa tan hoàn toàn m gam CH3COOCH3 bằng 420 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 38,64 gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 12,32.

B. 26,64.

C. 17,76.

D. 39,96.

Câu 22. Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất quá trình là 80%. Toàn bộ khí CO2 tạo thành được hấp thụ bằng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 50,75.

B. 36,00.

C. 56,25.

D. 45,00

Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bột Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Cl2.

B. Cho hợp kim Zn-Cu vào dung dịch KNO3 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

C. Cho mẫu nhỏ Na vào dung dịch CuSO4 xuất hiện kết tủa màu xanh.

D. Các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở điều kiện thường.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amino axit là chất rắn ở điều kiện thường.

B. Dung dịch axit glutamic không làm đổi màu quỳ tím.

C. Công thức phân tử của valin là C4H9NO2.

D. Metylamin là amin bậc 2.

Câu 25. X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Y là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị. Tên gọi của X, Y lần lượt là

A. fructozơ và tinh bột.

B. fructozơ và xenlulozơ.

C. glucozơ và xenlulozơ.

D. glucozơ và tinh bột.

Câu 26. Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc. Đun nóng hỗn hợp thu được hiđrocacbon Y làm mất màu dung dịch KMnO4. Y là

A. axetilen.

B. anđehit axetic.

C. etilen.

D. propen.

Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 11,0 gam hỗn hợp X gồm Zn và Cu bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 0,12 mol khí H2. Số mol Cu trong 11,0 gam X là

A. 0,05 mol

B. 0,06 mol.

C. 0,12 mol.

D. 0,1 mol.

Câu 28. Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa các đipeptit Gly-Gly và Ala-Ala. Thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH thu được muối và nước. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 29. Cho các phát biểu sau:

(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ đều tan tốt trong nước.

(b) Thạch cao nung được sử dụng để bó bột trong y học.

(c) Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa AlCl3 và FeCl2.

(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 thu được kết tủa.

(e) Các kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường và giải phóng khí hiđro.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 4.

C. 3

D. 2.

Câu 30. Đốt cháy hoàn hoàn 13,4 gam hỗn hợp X gồm metan, etilen, propilen và propin thu được 59,8 gam hỗn hợp CO2 và H2O, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch giảm m gam so với ban đầu. Giá trị của m là

A. 46,8.

B. 35,2.

C. 40,2.

D. 32,4.

Câu 31. Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. Cho các sơ đồ phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol

(1) X + 2NaOH → Y + Z + T

(2) X + H2 → E

(3) E + 2NaOH → 2Y + T

(4) Y + HCl → NaCl + F

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất Z thu được 3 mol CO2.

B. Chất T hòa tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

C. Chất E là este no, hai chức, mạch hở.

D. Chất F là axit propionic.

Câu 32. Este X mạch hở (C7H10O4) tác dụng với NaOH thu được hai ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và một muối duy nhất (sản phẩm không có hợp chất tạp chức). Số chất X thỏa mãn điều kiện là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 33. Cho các phát biểu sau:

(a) Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit-CO-NH- được gọi là đipepit.

(b) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng và ancol etylic.

(c) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.

(d) Sản phẩm phản ứng thủy phân hoàn toàn xenlulozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(e) Saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 15,64 mol O2, thu được 21,44 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 86,24 gam X thu được hỗn hợp Y gồm các triglixerit no. Xà phòng hóa hoàn toàn Y bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 94,08.

B. 89,28.

C. 81,42.

D. 85,92.

Câu 35. Sục V lít CO2 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,2M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ đến hết dung dịch X vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 0,015 mol CO2. Giá trị của V là

A. 1,12.

B. 0,784.

C. 2,24

D. 0,336.

Câu 36. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư.

(b) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.

(c) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

(d) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp).

(e) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

Số thí nghiệm chắc chắn tạo ra chất khí là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 37. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl fomat.

Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai.

Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.

Cho các phát biểu sau:

(a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp.

(b) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).

(c) Ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa.

(d) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 38. Hỗn hợp E gồm ba este đơn chức X, Y, Z (X, Y là đồng phân của nhau, đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 25,64 gam E thu được 1,36 mol CO2 và 0,82 mol H2O. Mặt khác, khi cho 25,64 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì số mol NaOH phản ứng là 0,34 mol, thu được ancol T, anđehit Q và m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 24,6.

B. 29,3.

C. 32,0.

D. 37,9.

Câu 39. Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được H2O và 0,4 mol CO2. Cho 9,2 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E thu được Na2CO3, 0,34 mol CO2 và 0,26 mol H2O. Khối lượng của X trong 9,2 gam M là

A. 6,88 gam.

B. 5,76 gam.

C. 2,88 gam.

D. 3,44 gam.

Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn 10,69 gam hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+3NO2, là muối của axit cacboxylic đơn chức) và chất Y (CmH2m+4N2O2, là muối của amino axit) thu được 0,29 mol CO2 và 0,495 mol H2O. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất khí duy nhất là metylamin. Nếu cho 10,69 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 15,5.

B. 12,9.

C. 16,3.

D. 13,7.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1C

2B

3B

4D

5A

6A

7C

8D

9D

10C

11D

12A

13D

14D

15D

16B

17B

18A

19B

20A

21B

22C

23D

24A

25C

26C

27A

28C

29C

30B

31A

32B

33C

34A

35A

36B

37D

38B

39C

40D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam Fe2O3 nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 11,2 gam.

B. 5,6 gam.

C. 16,8 gam.

D. 8,4 gam.

Câu 2: Canxi cacbonat được dùng sản xuất vôi, thủy tinh, xi măng. Công thức của canxi cacbonat là

A. CaCl2.

B. Ca(OH)2.

C. CaCO3.

D. CaO.

Câu 3: Sắt có số oxi hoá +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. FeO.

B. Fe(NO3)2.

C. Fe2(SO4)3.

D. FeCl2.

Câu 4: Thủy phân este CH3CH2COOCH3 thu được ancol có công thức là

A. C3H7OH.

B. C2H5OH.

C. CH3OH.

D. C3H5OH.

Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây không xảy phản ứng hóa học?

A. Đốt cháy Cu trong bình chứa Cl2 dư.

B. Cho K2SO4 vào dung dịch NaNO3.

C. Cho Al vào dung dịch HCl đặc nguội.

D. Cho Na3PO4 vào dung dịch AgNO3.

Câu 6: Cho 4,5 gam anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 64,8 gam Ag. Chất X là

A. anđehit axetic.

B. anđehit acrylic.

C. anđehit oxalic.

D. anđehit fomic.

Câu 7: Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là

A. 10,35.

B. 20,70.

C. 27,60.

D. 36,80.

Câu 8: Oxit nào sau đây không phản ứng được với dung dịch NaOH loãng?

A. SO2.

B. Al2O3.

C. ZnO.

D. SiO2.

Câu 9: Công thức của anđehit acrylic là

A. CH3CHO.

B. HCHO.

C. CH2=CHCHO.

D. C6H5CHO.

Câu 10: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KHCO3 sinh ra khí CO2?

A. axit axetic.

B. ancol etylic.

C. phenol (C6H5OH).

D. anđehit axetic.

Câu 11: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2?

A. Mg.

B. BaO.

C. Na2S.

D. Mg(OH)2.

Câu 12: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 29,55.

B. 19,70.

C. 9,85.

D. 39,40.

Câu 13: Cho các chất sau: CH3COOH, C2H5OH, C6H5OH, H2O. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. CH3COOH.

B. H2O.

C. C2H5OH.

D. C6H5OH.

Câu 14: Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là

A. 11.

B. 6.

C. 12.

D. 10.

Câu 15: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?

A. Benzen.

B. Etylen glicol.

C. Axit axetic.

D. Etilen.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1A

2C

3C

4C

5B

6D

7B

8D

9C

10A

11A

12B

13D

14C

15D

16A

17A

18B

19D

20D

21A

22C

23C

24D

25A

26C

27B

28A

29B

30B

31A

32D

33D

34D

35D

36C

37A

38B

39B

40A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 41: Cho phản ứng sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số nguyên tối giản của phương trình là

A. 10.

B. 9.

C. 14.

D. 12.

Câu 42: HCOOH có tên gọi là

A. axit fomic.

B. axit acrylic.

C. axit axetic.

D. axit propionic.

Câu 43: Triolein có công thức là

A. (C17H31COO)3C3H5.

B.(C17H35COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.

D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 44: Xà phòng hóa hoàn toàn 267 gam (C17H35COO)3C3H5 thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

A. 41,4.

B. 13,8.

C.27,6.

D. 18,4.

Câu 45: Nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) có vị trí trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 2, nhóm VIA.

B. chu kì 3, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm VIIA.

D. chu kì 2, nhóm VIIA.

Câu 46: Dung dịch nào dưới đây có pH > 7?

A. Mg5O4.

B. Na2CO3.

C. NH4Cl.

D. K2SO4.

Câu 47: Xà phòng hóa hoàn toàn 26,4 gam CH3COOC2H5 cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là

A. 0,2.

B. 0,3.

C. 0,15.

D. 0,1.

Câu 48: Este C4H8O2 có số đồng phân là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 49: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt trong dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở đkc). Giá trị của m là

A. 16,8.

B. 11,2.

C. 5,6.

D. 22,4.

Câu 50: Khi cho 9,2 gam ancol etylic tác dụng với Na dư thu được V lít H2 (đkc). Giá trị của V là
A. 2,24.

B. 1,12.

C. 4,48.

D. 3,36.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

41B

42A

43C

44C

45B

46B

47C

48C

49B

50A

51A

52D

53C

54B

55C

56A

57D

58D

59B

60D

61C

62D

63D

64A

65A

66A

67C

68A

69A

70A

71A

72A

73B

74B

75C

76D

77D

78B

79D

80D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 41: Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là

A. C3H5COOH.

B. HCOOH.

C. CH3COOH.

D. C2H5COOH.

Câu 42: Để trung hòa 100 ml dung dịch H2SO4 0,1M cần V ml NaOH 0,1M. Giá trị của V là

A. 200.

B. 150.

C. 50.

D. 100.

Câu 43: Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được ứng dụng làm cửa kính ô tô.

(b) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.

(c) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất một số loại tơ nhân tạo như: tơ visco, tơ axetat.

(d) Khi rớt axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó sẽ bị đen rồi thủng.

(e) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 44: Thuốc thử để nhận biết các dung dịch: glucozơ, anđehit axetic và saccarozơ là:

A. AgNO3/NH3 và NaOH.

B. Nước brom và NaOH.

C. HNO3 và AgNO3/NH3.

D. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.

Câu 45: Khí nào sau đây được tạo ra từ khí oxi khi có sự phóng điện hoặc tia cực tím?

A. SO2.

B. CO2.

C. O3.

D. H2S.

Câu 46: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là

A. C2H4 và C3H6.

B. C2H2 và C3H4.

C. CH4 và C2H6.

D. C3H4 và C4H6.

Câu 47: Thuỷ phân 403 gam tripanmitin trong dung dịch NaOH đun nóng thu được glixerol và m gam muối X. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Giá trị của m là

A. 333,6.

B. 417,0.

C. 332,5.

D. 415,7.

Câu 48: Khí CO ở nhiệt độ cao không khử được oxit nào sau đây thành kim loại?

A. Fe3O4.

B. Fe2O3.

C. MgO.

D. CuO.

Câu 49: Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng là

A. 84.

B. 112,5.

C. 56,25.

D. 45.

Câu 50: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức –CHO.

B. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được glucozơ.

C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.

D. Sacarozơ tham gia phản ứng tráng bạc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

41D

42A

43A

44D

45C

46A

47A

48C

49C

50B

51B

52A

53A

54A

55B

56A

57A

58C

59D

60B

61B

62C

63C

64C

65B

66C

67D

68B

69A

70D

71B

72B

73C

74B

75B

76A

77A

78A

79B

80C

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Canxi sunfat là thành phần chính của thạch cao. Công thức của canxi sunfat là

A. CaSO3.

B. CaCl2.

C. Ca(OH)2.

D. CaSO4.

Câu 2: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?

A. Alanin.

B. Anilin.

C. Metyl axetat.

D. Tripanmitin.

Câu 3: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?

A. Cu.

B. Al.

C. Na.

D. Mg.

Câu 4: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch?

A. Na.

B. K.

C. Cu.

D. Ba.

Câu 5: Chất nào sau đây không phản ứng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím?

A. Gly-Ala.

B. Ala-Gly-Val.

C. Val-Ala-Gly.

D. Gly-Ala-Gly.

Câu 6: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH loãng sinh ra khí H2?

A. Al(OH)3.

B. Al.

C. Cu.

D. Fe.

Câu 7: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng có tính cứng tạm thời?

A. KCl.

B. NaNO3.

C. Na2CO3.

D. HNO3.

Câu 8: Khí X không duy trì sự sống và sự cháy. X ở dạng lỏng dùng để bảo quản máu và các mẫu phẩm sinh học. Khí X là khí nào sau đây?

A. CO.

B. CO2.

C. H2.

D. N2.

Câu 9: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaCl.

B. Cu(NO3)2.

C. NaOH.

D. Mg(NO3)2.

Câu 10: Polime nào sau đây được dùng để sản xuất cao su?

A. Polietilen.

B. Poli(metyl metacrylat).

C. Poli(etylen terephtalat).

D. Polibutađien.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1D

2B

3A

4C

5A

6B

7C

8D

9B

10D

11C

12C

13B

14D

15C

16B

17A

18D

19C

20A

21B

22B

23B

24B

25B

26B

27B

28B

29C

30D

31D

32B

33B

34B

35A

36A

37D

38D

39D

40A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 2 năm 2021 có đáp án Trường THPT Thanh Đa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON