YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Đông Á

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 Trường THPT Đông Á được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT ĐÔNG Á

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và FexOy bằng CO dư ở nhiệt độ cao, thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khối lượng CO2 tạo thành là

A.  7,2 gam.                        B.  13,2 gam.                     C.  8,8 gam.                          D.  17,6 gam.

Câu 2. Người ta điều chế HNO3 bằng phản ứng sau: NH3 → NO → NO2 → HNO3. Khối lượng axit HNO3 thu được từ 0,85 tấn NH3 là (hiệu suất chung của cả quá trình là 60,8%)

A.  3,1500 tấn.                    B.  2,5200 tấn.                   C.  1,9152 tấn.                      D.  1,7955 tấn.

Câu 3. Tính chất hóa học của NH3 là:

A.  tính bazơ yếu, tính oxi hóa                                      B.  tính bazơ mạnh, tính oxi hóa

C.  tính bazơ mạnh, tính khử.                                       D.  tính khử, tính bazơ yếu.

Câu 4. Ph­ương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây?

A.  3HNO3 + Fe(OH)3 → Fe(NO3)3 + 3H2O.

B.  KOH + HF → KF + H2O.

C.  H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O.

D.  HBr + LiOH → LiBr + H2O.

Câu 5. Loại than nào được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo?

A.  Than hoạt tính               B.  Than chì                       C.  Than cốc                         D.  Than gỗ

Câu 6. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây để phân biệt các mẫu phân đạm (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3?

A.  NaOH.                          B.  H2SO4.                         C.  Ba(OH)2.                        D.  BaCl2.

Câu 7. Muối nào sau đây không phải là muối axit?

A.  NaHSO4.                       B.  Ca(HCO3)2.                  C.  Na2HPO4.                       D.  Na2HPO3.

Câu 8. Các chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

(1) CH2=C(CH3)-CH2-CH3;                            (2) CH2=C(CH3)-CH2-CH2-CH3

(3) CH3-CH = CH-CH2-CH2-CH3;                      (4) CH3-CH2-CH2-CH2-CH3

A.  1 và 2                            B.  2 và 3                           C.  1 và 4                              D.  3 và 4

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp kim loại Fe và Cu vào lượng dư dd hỗn hợp HNO3. Sau phản ứng thu được 14,56 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A.  8,4 g                              B.  5,6 g                             C.  4,8 g                                D.  6,4 g

Câu 10. Cho 4,26 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol NaOH và 0,04 mol Na3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 13,76 gam hai chất tan. Giá trị của x là:

A.  0,050.                            B.  0,125.                           C.  0,030.                              D.  0,060.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng?

A.  H3PO4 không có tính oxi hóa mạnh như HNO3.

B.  H3PO4 có thể tạo ba loại muối khi tác dụng với dung dịch kiềm.

C.  H3PO4 là một axit yếu, trong dung dịch nước phân li theo ba nấc .

D.  Trong dung dịch, H3PO4 có tồn tại dạng phân tử.

Câu 12. Dẫn V lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa và dung dịch A . Đun nóng dung dịch A thu được thêm 2 gam kết tủa nữa . Giá trị của V là

A.  0,896 lít.                        B.  1,568 lít.                       C.  22,4 lít.                           D.  1,12 lít.

Câu 13. Trong các dung dịch: HNO3, Na2CO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2?

A.  4.                                   B.  5                                   C.  2                                      D.  3.

Câu 14. Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của ion Cl- là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 3 gam kết tủa . Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 4 gam kết tủa . Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A.  7,47.                                B.  9,73.                              C.  9,26.                                 D.  8,79.

Câu 15. Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,2M và KHCO3 x M vào 200 ml dung dịch HCl 0,375M, sau phản ứng thu được 1,008 lít CO2 ở (đktc). Giá trị của x là

A.  0,2M.                             B.  0,025M.                       C.  0,1M.                              D.  0,075M.

Câu 16. Tổng số liên kết cộng hóa trị trong một phân tử C3H8 là bao nhiêu?

A.  11                                  B.  3                                   C.  10                                    D.  8

Câu 17. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 vào Y thu được m gam kết tủa . Biết thể tích các khí đo ở đktc . Giá trị gần nhất của m là

A.  15,5.                              B.  23,5.                             C.  22,5.                                D.  21,5.

Câu 18. Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được

A.  CuO, NO2, O2               B.  Cu(NO2)2, O2               C.  Cu, O2, N2                      D.  Cu, NO2, O2

Câu 19. Những chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A.  CO2, CH2O, C2H4O2.                                              B.  CH3Cl, C6H5Br, Na2CO3.

C.  C3H8, C4H8O2, CH3Cl.                                            D.  CO, CaC2, Ca(HCO3)2.

Câu 20. Dung dịch X gồm 0,15 mol K+, 0,2 mol Mg2+, 0,05 mol Na+, 0,2 mol Cl và a mol Y2–. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y2– và giá trị của m là

A.  SO42– và 38,1.               B.  CO32– và 30,9.              C.  SO42– và 37,3.                 D.  CO32– và 42,1.

Câu 21. Hòa tan 6,4 gam Cu vào 120 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

A.  0,672                             B.  0,336                            C.  1,344                               D.  2,688

Câu 22. Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, thì có 2 mol HNO3 đã phản ứng, sản phẩm khử là khí NO2. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với oxi, thu được 25,2 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thì có 0,8 mol H2SO4 đã phản ứng, thu được muối sunfat và SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4. Giá trị của m là

A.  18.                                 B.  22.                                C.  21.                                   D.  24.

Câu 23. Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu?

A.  0,24M.                           B.  0,32M.                         C.  1M.                                 D.  0,1M.

Câu 24. Muối nào sau đây không tan trong nước?

A.  CaHPO4.                       B.  Ba(H2PO4)2.                 C.  (NH4)3PO4.                     D.  K3PO4.

Câu 25. Trộn lẫn 200 ml dung dịch NaOH 1,5M với 100 ml dung dịch H3PO4 1,2M, muối thu được có khối lượng là

A.  21,6 gam.                      B.  18,36 gam.                   C.  20,0 gam.                        D.  19,1 gam.

Câu 26. Trong quá trình sản xuất supephotphat kép, có mấy phản ứng là phản ứng oxi hóa-khử.

A.  3                                    B.  2                                   C.  0                                      D.  1

Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng với hợp chất hữu cơ?

A.  Phần lớn hợp chất hữu cơ không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

B.  Phản ứng thường xảy hoàn toàn, theo một hướng nhất định.

C.  Liên kết hóa học thường là liên kết cộng hóa trị.

D.  Nhất thiết phải chứa cacbon.

Câu 28. Thành phần chính trong gói hút gẩm silicagen là chất nào sau đây:

A.  Na2SiO3 và K2SiO3                                                  B.  SiO2

C.  Si                                                                             D.  SiO2.nH2O

Câu 29. Hòa tan 14,2 gam P2O5 trong 250 gam dung dịch H3PO4 9,8%. Nồng độ % của dung dịch axit H3PO4 thu được là:

A.  17,6%                            B.  16,7%                           C.  5,4%                               D.  14,7%

Câu 30. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau.

- Cho từ từ đến hết phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít khí CO2 (đktc).

- Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa .

Tỉ lệ a: b tương ứng là

A.  1: 3.                               B.  1: 2.                              C.  2: 3.                                 D.  2: 1.

Câu 31. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

A.  H2O rắn.                        B.  CO2 rắn.                       C.  SO2 rắn.                          D.  CO rắn.

Câu 32. Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A.  AlCl3 và CuSO4.           B.  Na2ZnO2 và HCl.         C.  NaHSO4 và NaHCO3     D.  NH3 và AgNO3.

Câu 33. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào

A.  P                                    B.  H3PO4                          C.  P2O5                                D.  PO43-

Câu 34. Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion?

A.  4.                                   B.  5.                                  C.  3.                                     D.  2.

Câu 35. Số oxi hóa của N được xếp theo thứ tự tăng dần như sau:

A.  NH3, N2, NH4+, NO, NO2                                       B.  N2, NO, NH3, NO2-, NO3-

C.  NH3, N2O, NO, NO2-, NO3-                                    D.  NO, N2O, NH3, NO3­-, N2

Câu 36. Dung dịch nào sau đây dẫn điện được:

A.  Dung dịch C2H5OH                                                B.  Dung dịch HCl trong benzen

C.  Dung dịch C12H22O11                                              D.  Dung dịch KI

Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon cần vừa đủ 10,08 lít khí O2 (đktc), thu được nước và 6,72 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:

A.  3,6.                                B.  4,2.                               C.  4,8.                                  D.  5,2.

Câu 38. Cho sơ đồ sau: RO + CO(dư)  R + CO2; R + 2HCl → RCl2 + H2. RO có thể là các oxit nào sau đây?

A.  CuO, ZnO, FeO.           B.  ZnO, FeO, MgO.         C.  MgO, FeO, NiO.            D.  FeO, ZnO, SnO.

Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam chất hữu cơ A, người ta thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của A là

A.  C2H6O.                          B.  CH2O.                          C.  CH3O.                             D.  C2H4O2.

Câu 40. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

A.  CH3COOH.                  B.  H2O.                             C.  C2H5OH.                        D.  NaCl.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

D

11

C

21

C

31

B

2

C

12

B

22

B

32

A

3

D

13

B

23

B

33

C

4

D

14

B

24

A

34

A

5

D

15

C

25

B

35

C

6

C

16

C

26

C

36

D

7

D

17

A

27

B

37

B

8

B

18

A

28

D

38

D

9

A

19

C

29

B

39

B

10

D

20

A

30

C

40

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của ion Cl- là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 3 gam kết tủa . Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 4 gam kết tủa . Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A.  9,26.                                B.  8,79.                              C.  7,47.                                 D.  9,73.

Câu 2. Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,2M và KHCO3 x M vào 200 ml dung dịch HCl 0,375M, sau phản ứng thu được 1,008 lít CO2 ở (đktc). Giá trị của x là

A.  0,1M.                             B.  0,025M.                       C.  0,2M.                              D.  0,075M.

Câu 3. Loại than nào được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo?

A.  Than chì                        B.  Than cốc                      C.  Than gỗ                           D.  Than hoạt tính

Câu 4. Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, thì có 2 mol HNO3 đã phản ứng, sản phẩm khử là khí NO2. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với oxi, thu được 25,2 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thì có 0,8 mol H2SO4 đã phản ứng, thu được muối sunfat và SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4. Giá trị của m là

A.  24.                                 B.  21.                                C.  22.                                   D.  18.

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp kim loại Fe và Cu vào lượng dư dd hỗn hợp HNO3. Sau phản ứng thu được 14,56 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A.  8,4 g                              B.  4,8 g                             C.  5,6 g                                D.  6,4 g

Câu 6. Hòa tan 14,2 gam P2O5 trong 250 gam dung dịch H3PO4 9,8%. Nồng độ % của dung dịch axit H3PO4 thu được là:

A.  14,7%                            B.  5,4%                             C.  17,6%                             D.  16,7%

Câu 7. Tính chất hóa học của NH3 là:

A.  tính bazơ yếu, tính oxi hóa                                      B.  tính bazơ mạnh, tính oxi hóa

C.  tính khử, tính bazơ yếu.                                          D.  tính bazơ mạnh, tính khử.

Câu 8. Trong quá trình sản xuất supephotphat kép, có mấy phản ứng là phản ứng oxi hóa-khử.

A.  2                                    B.  0                                   C.  3                                      D.  1

Câu 9. Những chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A.  CO2, CH2O, C2H4O2.                                              B.  C3H8, C4H8O2, CH3Cl.

C.  CH3Cl, C6H5Br, Na2CO3.                                        D.  CO, CaC2, Ca(HCO3)2.

Câu 10. Trong các dung dịch: HNO3, Na2CO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2?

A.  3.                                   B.  4.                                  C.  5                                      D.  2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

D

11

C

21

B

31

C

2

A

12

C

22

C

32

D

3

C

13

C

23

A

33

D

4

C

14

C

24

D

34

D

5

A

15

A

25

A

35

A

6

D

16

C

26

C

36

D

7

C

17

B

27

B

37

B

8

B

18

A

28

B

38

A

9

B

19

D

29

A

39

D

10

C

20

A

30

B

40

B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt là 54,54%, 9,10%, 36,36%. Công thức đơn giản nhất của X là

A.  C2H4O.                          B.  C4H8O2.                       C.  C5H9O.                           D.  C3H6O.

Câu 2. Thành phần chính trong gói hút gẩm silicagen là chất nào sau đây:

A.  Na2SiO3 và K2SiO3                                                  B.  Si

C.  SiO2                                                                         D.  SiO2.nH2O

Câu 3. Đốt cháy m gam hiđrocacbon cần vừa đủ 7,84 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và hơi nước với thể tích tương ứng là 2:3. Giá trị của m là:

A.  2,6.                                B.  3,8.                               C.  3,4.                                  D.  3,0.

Câu 4. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?

A.  Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion NO, NH4+, NO3- lần lượt là +2, -3, +5.

B.  Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với khí H2 ở nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp.

C.  Ở điều kiện thường, đơn chất N2 hoạt động hóa học hơn Photpho.

D.  Khí nitơ duy trì sự hô hấp và sự cháy.

Câu 5. Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,3M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,1M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu?

A.  0,1M.                             B.  0,24M.                         C.  1M.                                 D.  0,32M.

Câu 6. Hòa tan 14,2 gam P2O5 trong 200 gam dung dịch H3PO4 9,8%. Nồng độ % của dung dịch axit H3PO4 thu được là:

A.  18,3%                            B.  16,7%                           C.  5,4%                               D.  17,6%

Câu 7. Cho các chất sau: CH3CH2OH, CH3OCH3, hai chất này là:

A.  Đồng phân                    B.  Đồng vị                        C.  Giống nhau                     D.  Đồng đẳng

Câu 8. Tổng số liên kết cộng hóa trị trong một phân tử C4H10 là bao nhiêu?

A.  14                                  B.  10                                 C.  3                                      D.  13

Câu 9. Loại than nào được dùng để làm chất độn cao su, sản xuất mực in và xi đánh giầy?

A.  Than hoạt tính               B.  Than chì                       C.  Than muội                       D.  Than gỗ

Câu 10. Cho sơ đồ sau: RO + CO(dư)  R + CO2; R + 2HCl → RCl2 + H2. RO có thể là các oxit nào sau đây?

A.  ZnO, FeO, MgO.          B.  FeO, ZnO, NiO.          C.  CaO, FeO, NiO.             D.  CuO, ZnO, FeO.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

11

C

21

C

31

A

2

D

12

C

22

A

32

B

3

D

13

C

23

B

33

A

4

A

14

B

24

D

34

B

5

B

15

D

25

C

35

B

6

A

16

C

26

C

36

A

7

A

17

B

27

D

37

C

8

D

18

D

28

D

38

B

9

C

19

C

29

A

39

D

10

B

20

A

30

C

40

C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Ruột bút chì được sản xuất từ:

A.  Than chì.                       B.  than bùn                       C.  Chì kim loại                    D.  Than củi

Câu 2. Muối nào sau đây không tan trong nước?

A.  (NH4)2HPO4.                 B.  Ca(H2PO4)2.                 C.  BaHPO4.                         D.  Na3PO4.

Câu 3. Cho các chất sau: CH3CH2OH, CH3OCH3, hai chất này là:

A.  Đồng đẳng                    B.  Đồng vị                        C.  Giống nhau                     D.  Đồng phân

Câu 4. Cho các dung dịch riêng biệt có cùng nồng độ 1M gồm Ba(NO3)2 (1), HCl (2), NaOH (3), Na2CO3 (4), NH4Cl (5), Ba(OH)2 (6), H2SO4 (7). Thứ tự độ pH tăng dần là

A.  (7), (2), (5), (1), (6), (3), (4).                     B.  (7), (3), (1), (2), (5), (4), (6).

C.  (1), (4), (5), (3), (6), (2), (7).                     D.  (7), (2), (5), (1), (4), (3), (6).

Câu 5. Dung dịch X gồm 0,1 mol K+, 0,2 mol Mg2+, 0,1 mol Na+, 0,2 mol Cl và a mol Y2–. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y2– và giá trị của m là

A.  SO42– và 37,3.               B.  CO32– và 30,1.              C.  SO42– và 56,5.                 D.  CO32– và 42,1.

Câu 6. Đốt cháy m gam hiđrocacbon cần vừa đủ 7,84 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và hơi nước với thể tích tương ứng là 2:3. Giá trị của m là:

A.  3,8.                                B.  2,6.                               C.  3,0.                                  D.  3,4.

Câu 7. Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt là 54,54%, 9,10%, 36,36%. Công thức đơn giản nhất của X là

A.  C2H4O.                          B.  C4H8O2.                       C.  C5H9O.                           D.  C3H6O.

Câu 8. Trong các dung dịch: HNO3, Na2CO3, NaCl, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Có bao nhiêu dung dịch tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2?

A.  3.                                   B.  4.                                  C.  5                                      D.  2

Câu 9. Cho 2,13 gam P2O5 vào dung dịch chứa m gam NaOH và 0,02 mol Na3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 7,54 gam hai chất tan. Giá trị của m là:

A.  2,40.                              B.  5,56.                             C.  2,28.                                D.  2,00.

Câu 10. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch có pH =11, thì

A.  quỳ tím bị mất màu.                                                 B.  quỳ tím không đổi màu.

C.  quỳ tím hoá đỏ.                                                        D.  quỳ tím hoá xanh.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

A

11

C

21

A

31

D

2

C

12

C

22

C

32

B

3

D

13

B

23

A

33

D

4

D

14

C

24

C

34

A

5

A

15

B

25

A

35

D

6

C

16

B

26

D

36

A

7

A

17

D

27

D

37

A

8

B

18

C

28

A

38

A

9

A

19

D

29

B

39

A

10

D

20

B

30

C

40

C

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Dung dịch X gồm 0,1 mol K+, 0,2 mol Mg2+, 0,1 mol Na+, 0,2 mol Cl và a mol Y2–. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y2– và giá trị của m là

A.  CO32– và 30,1.               B.  CO32– và 42,1.              C.  SO42– và 56,5.                 D.  SO42– và 37,3.

Câu 2. Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt là 54,54%, 9,10%, 36,36%. Công thức đơn giản nhất của X là

A.  C5H9O.                          B.  C2H4O.                         C.  C4H8O2.                          D.  C3H6O.

Câu 3. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch có pH =11, thì

A.  quỳ tím bị mất màu.                                                 B.  quỳ tím hoá đỏ.

C.  quỳ tím không đổi màu.                                           D.  quỳ tím hoá xanh.

Câu 4. Đốt cháy m gam hiđrocacbon cần vừa đủ 7,84 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và hơi nước với thể tích tương ứng là 2:3. Giá trị của m là:

A.  2,6.                                B.  3,4.                               C.  3,8.                                  D.  3,0.

Câu 5. Tổng số liên kết cộng hóa trị trong một phân tử C4H10 là bao nhiêu?

A.  14                                  B.  3                                   C.  13                                    D.  10

Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng?

A.  H3PO4 có tính oxi hóa mạnh như HNO3.

B.  H3PO4 là một axit trung bình, trong dung dịch nước phân li theo ba nấc .

C.  Trong dung dịch, H3PO4 có tồn tại dạng phân tử.

D.  H3PO4 có thể tạo ba loại muối khi tác dụng với dung dịch kiềm.

Câu 7. Hấp thu hết 4,48 lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100ml dung dịch X vào 300ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (ở đktc). Mặt khác 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa . Giá trị của x là

A.  0,06.                              B.  0,15.                             C.  0,2.                                  D.  0,1.

Câu 8. Cho 4,8 gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 chất tan, hỗn hợp khí (NO, NO2) có tỉ khối đối với hiđrô bằng 19. Thể tích hỗn hợp đó ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A.  4,48 lit                           B.  0,448 lit                        C.  1,12 lit                            D.  2,24 lit

Câu 9. Đánh giá độ dinh dưỡng của phân kali bằng hàm lượng %

A.  phân kali đó so với tạp chất.                                    B.  KOH.

C.  K.                                                                             D.  K2O.

Câu 10. Ruột bút chì được sản xuất từ:

A.  Than củi                        B.  than bùn                       C.  Chì kim loại                    D.  Than chì.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

D

11

C

21

C

31

C

2

B

12

C

22

C

32

D

3

D

13

B

23

A

33

D

4

D

14

C

24

B

34

B

5

C

15

C

25

C

35

B

6

A

16

B

26

B

36

B

7

D

17

B

27

A

37

B

8

A

18

B

28

D

38

A

9

D

19

B

29

D

39

D

10

D

20

A

30

A

40

C

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Đông Á. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON