YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

HUỲNH THÚC KHÁNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN GDCD

Năm học: 2021 - 2022

Thời gian: 50 phút

1. Đề số 1

Câu 1: N đánh người thi hành công vụ. Công chức B vi phạm nội qui cơ quan khi thực hiện công vụ nhà nước. Hai hành vi này của N và B thuộc loại vi phạm nào?

A. N vi phạm hình sự - B vi phạm kỷ luật.

B. N vi phạm hành chính – B vi phạm hình sự.

C. N vi phạm kỷ luật – B vi phạm hành chính.

D. N vi phạm hình sự - B vi phạm hành chính.

Câu 2: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các quan hệ:

A. tài sản và quan hệ gia đình.

B. kinh tế và quan hệ tình cảm.

C. tài sản và quan hệ nhân thân

D. sở hữu và quan hệ gia đình.

Câu 3: Ông H giữ xe lấn chiếm lòng lề đường bị xử phạt, vậy ông H phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm hình sự.

D. Trách nhiệm kỷ luật.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.

B. Ưu tiên phát triển và có chính sách ưu đãi loại hình doanh nghiệp nhà nước.

C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh

D. Tự do lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh

Câu 5: Củng cố quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là

A. nhiệm vụ của Công an nhân dân.

B. nhiệm vụ của Quân đội nhân dân.

C. nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

D. nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang.

Câu 6: Năm 2017 học sinh 82 trường chuyên, năng khiếu và 34 trường THPT có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất năm 2015, 2016 được ưu tiên xét tuyển vào ĐHQG TPHCM khi hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu tuyển sinh, vậy các bạn học sinh các trường này sẽ được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo

C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

D. Quyền phát triển

Câu 7: Ở phạm vi cơ sở, cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" được thực hiện bằng hình thức

A. Dân chủ đại diện và dân chủ gián tiếp.

B. Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

C. Dân chủ gián tiếp.

D. Dân chủ trực tiếp.

Câu 8: Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là

A. tính nhân dân.

B. tính quyền lực bắt buộc chung.

C. tính qui phạm phổ biến.

D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 9: Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt ông B 20 tù giam về tội "tham ô", vậy Tòa án đã thực hiện việc

A. thi hành pháp luật.

B. sử dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 10: Hàng năm Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nhằm khuyến khích phát triển quyền nào của công dân?

A. Quyền tác giả.

B. Quyền học tập.

C. Quyền sáng tạo.

D. Quyền phát triển.

Câu 11: Quy định nào đúng đối với lao động nữ?

A. Lao động nữ được sử dụng vào công việc nguy hiểm.

B. Lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.

C. Lao động nữ không được làm việc theo ca đêm.

D. Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản.

Câu 12: Pháp luật là hệ thống

A. các chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định và được người dân thực hiện một cách tự giác.

B. các qui tắc xử sự chung do xã hội qui định và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.

C. các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.

D. các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được người dân tự giác thực hiện.

Câu 13: Ý kiến nào sau đây không đúng với ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân?

A. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là cơ sở để con người phát triển toàn diện.

B. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là cơ sở để con người trở thành công dân có ích cho xã hội.

C. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là cơ sở để nhà nước quản lý xã hội.

D. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là cơ sở để con người trở thành nhân tài cho quê hương đất nước.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động

A. Thực hiện giao kết trực tiếp

B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng

D. Dân chủ, thiện chí, tự do.

Câu 15: H đủ 18 tuổi có quyền bầu cử. H khoe với bạn cùng lớp là đã đi bỏ phiếu hộ cho người thân trong gia đình. Theo Luật Bầu cử, H đã vi phạm nguyên tắc nào?

A. Trực tiếp.   B. Bình đẳng. C. Phổ thông. D. Bỏ phiếu kín.

Câu 16: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, do người ....... trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

A. đủ tuổi.       B. không có năng lực.             C. bình thường.           D. có năng lực.

Câu 17: Thủ tướng chính phủ yêu cầu lực lượng công an, thanh tra, quản lý thị trường vào cuộc quyết liệt để xử lý hành chính, xử lý hình sự các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm để răn đe, và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Việc làm này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước về

A. kinh tế.                               B. quốc phòng và an ninh.

C. bảo vệ môi trường.             D. phát triển các lĩnh vực xã hội.

Câu 18: Việc Chính phủ Việt Nam công bố những chứng cứ khoa học buộc Formosa thừa nhận không tuân thủ pháp luật Việt Nam gây ra sự cố môi trường biển, khiến cá chết tại một số tỉnh miền Trung và buộc công ty này phải bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực

A. bảo vệ môi trường.             B. kinh tế.

C. quốc phòng và an ninh.      D. xã hội.

Câu 19: Theo Bộ luật Lao động, người lao động có độ tuổi

A. từ đủ 18 tuổi trở lên.          B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ đủ 15 tuổi trở lên.          D. từ đủ 17 tuổi trở lên.

Câu 20: Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, học bất cứ ngành nghề nào, được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập là nội dung của

A. quyền học tập của công dân.          B. quyền phát triển của công dân.

C. quyền sáng tạo của công dân.        D. quyền tự do của công dân

Câu 21: Mục đích của khiếu nại là

A. báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

B. phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.

C. đề nghị cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

D. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội?

A. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

B. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ mọi quyền và lợi ích của mình.

C. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội

D. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền hợp pháp của mình.

Câu 23: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là

A. mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo qui quy định của pháp luật.

B. mọi công dân đều được hưởng quyền ngang nhau trước Nhà nước và xã hội

C. bất kì công dân nào cũng được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau trước Nhà nước và xã hội.

D. công dân đủ 18 tuổi trở lên đều bình đẳng về

Câu 24: Chị B là người theo đạo Thiên Chúa, anh A theo đạo Phật, 2 người muốn muốn kết hôn nhưng gia đình chị B không chấp nhận vì lý do anh không cùng đạo. Hành vi này của gia đình chị B vi phạm

A. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

B. quyền bình đẳng trong xã hội.

C. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

D. quyền bình đẳng trong tình yêu.

Câu 25: Bà B đã có những bài viết giá trị nhằm tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nên được ban biên tập báo Tuổi trẻ tặng giải thưởng: Bạn đọc làm báo cùng Tuổi trẻ 2016". Bà B đã thực hiện quyền

A. tham gia quản lý Nhà Nước và xã hội,

B. khiếu nại và tố cáo

C. tự do ngôn luận.

D. tự do ngôn luận, tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 26: Gia đình bà H làm đại lý thức ăn gia súc, có người tư vấn cho bà H trộn một số chất tăng trọng bị cấm vào thức ăn gia súc để bán sẽ lời hơn rất nhiều. Nếu em là bà H em sẽ thực hiện việc làm nào sau đây?

A. Không làm theo lời tư vấn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

B. Khiếu nại việc này với quản lý thị trường.

C. Làm theo vì vừa có lợi cho mình vừa không ảnh hưởng gì đến quyền lợi người tiêu dùng.

D. Làm theo vì lợi nhuận cao.

Câu 27: Điều 2 Hiến pháp 2013 qui định " Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức", thể hiện

A. bản chất giai cấp của pháp luật

B. bản chất nhà nước của pháp luật

C. bản chất dân tộc của pháp luật

D. bản chất xã hội của pháp luật

Câu 28: Anh H không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy. Trong trường hợp trên anh H đã

A. không sử dụng pháp luật. B. không áp dụng pháp luật

C. không thi hành pháp luật. D. không tuân thủ pháp luật.

Câu 29: Bạn K cho rằng: Hành vi nguy hiểm cho xã hội dù Bộ Luật Hình sự chưa quy định vẫn bị coi là vi phạm hình sự. Ý kiến trên

A. cần xét tính nguy hiểm của hành vi.

B. tùy trường hợp.

C. không đúng.

D. đúng.

Câu 30: A là nhân viên công nghệ thông tin, A đã đột nhập và chiếm quyền quản trị được email của doanh nghiệp tư nhân do anh D làm giám đốc, đe dọa anh D phải giao 50 triệu đồng nếu không sẽ phát tán tài liệu lưu trữ trong email. Hành vi của A đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân và A phải chịu trách loại nhiệm pháp lí nào?

A. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín - trách nhiệm hành chính.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ danh dự và nhân phẩm của công dân - trách nhiệm hành chính.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ danh dự và nhân phẩm của công dân - trách nhiệm hình sự.

D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín - trách nhiệm hình sự.

Câu 31: T và M cùng thi vào một khoa của trường Đại học Văn hóa. Hai bạn có số điểm thi bằng nhau. M đã đậu nguyện vọng 1 vì M là người dân tộc thiểu số, còn T thì không đậu nguyện vọng 1 vì không phải là dân tộc thiểu số. Theo em, tình huống này

A. không trái với nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.

B. vi phạm nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.

C. không phù hợp với nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luât.

D. trái với nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.

Câu 32: Nghi ngờ một thanh niên ném đá vỡ cửa kính nhà mình, ông trưởng công an xã đã huy động lực lượng công an tự tiện xông vào nhà người thanh niên bắt anh này về trụ sở công an xã. Hành vi của ông trưởng công an xã đã vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, anh dự và nhân phẩm của công dân..

C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở và thân thể của công dân

Câu 33: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về quyền lao động.

B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

C. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

Câu 34: Sau khi kết hôn Anh D định mua nhà , Anh D muốn lấy tên mình làm chủ sở hữu với lý do mình là người tạo thu nhập chính cho gia đình. Nếu là người thân của anh D, em chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng ý vì ai làm ra nhiều tiền thì sẽ có quyền quyết định.

B. Không can thiệp vì của chồng cũng như của vợ nên mảnh đất đăng kí tên ai cũng được.

C. Nói với anh D là phải ghi tên cả vợ và chồng vào giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất vì đó là tài sản chung..

D. Không quan tâm vì đó là việc riêng của gia đình anh D.

Câu 35: Đối tượng nào sau đây có quyền ứng cử vào các cơ quan đại diện của nhân dân theo qui định của pháp luật?

A. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên.

B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên.

C. Công dân Việt Nam đủ 20 tuổi trở lên

D. Mọi công dân Việt Nam.

Câu 36: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

A. đủ 17 tuổi trở lên                B. đủ 18 tuổi trở lên

C. đủ 15 tuổi trở lên                D. đủ 16 tuổi trở lên

Câu 37: Đặt điều nói xấu người khác trên facebook là hành vi vi phạm

A. quyền được phát triển của công dân.

B. quyền tự do ngôn luận của công dân.

C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

Câu 38: Hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?

A. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định.

B. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

C. Học sinh tham gia các câu lạc bộ, đội , nhóm trong nhà trường.

D. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt.

Câu 39: Khi phát hiện thấy con mình bị xâm hại tình dục, phụ huynh cần phải làm gì?

A. Đánh chửi kẻ xâm hại.

B. Im lặng giấu kín sự việc để bảo vệ con.

C. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan công an

D. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an.

Câu 40: V 16 tuổi 3 tháng gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, nạn nhân bị thương tật trên 31%. Vậy V phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Trách nhiệm kỷ luật. B. Trách nhiệm hành chính.

C. Trách nhiệm hình sự D. Trách nhiệm dân sự.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1, A

2, C

3, A

4, B

5, C

6, D

7, D

8, C

9, D

10, C

11, D

12, C

13, C

14, D

15, A

16, D

17, D

18, A

19, C

20, A

21, D

22, B

23, A

24, A

25, D

26, A

27, A

28, C

29, C

30, D

31, A

32, D

33, B

34, C

35, B

36, D

37, C

38, C

39, D

40, C

2. Đề số 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG- ĐỀ 02

Câu 81. Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 82. Theo quy định của pháp luật, năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm

A. độ tuổi và nhận thức.

C. độ tuổi và trình độ.

B. độ tuổi và hành vi.

D. nhận thức và hành vi.

Câu 83. Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phải tuân thủ theo luật giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xã hội rộng lớn.

D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 84. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật

Câu 85. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng trước pháp luật.

B. Bình đẳng về quyền công dân.

C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Câu 86. Cạnh tranh không nhằm

A. tạo ưu thế về khoa học, công nghệ.

B. tạo thị trường độc quyền trong sản xuất.

C. tạo thị trường nguyên, nhiên, vật liệu.

D. thu hút vốn và lao động chất lượng cao.

Câu 87. Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là

A. quan hệ giữa người bán và người mua.

B. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

C. giá trị của hàng hóa.

D. tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận.

Câu 88. Vào cuối mùa đông, khi cung lớn hơn cầu, giá cả quần áo ấm trên thị trường thấp hơn giá trị trong sản xuất hàng hóa, nhà sản xuất muốn có lãi thì không thực hiện

A. thu hẹp sản xuất, kinh doanh.

B. đầu cơ tích trữ hàng hóa.

C. chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác.

D. mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Câu 89. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt đối xử bởi

A. dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

B. dân tộc, tôn giáo, thu nhập, giới tính, địa vị xã hội.

C. dân tộc, vùng miền, giàu nghèo, địa vị xã hội.

D. giới tính, thu nhập, thành phần, địa vị xã hội.

Câu 90. Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua

A. quyền lao động.

B. pháp luật lao động.

C. văn bản về lao động.

D. hợp đồng lao động.

Câu 91. Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là

A. tự do.

B. dân chủ.

C. tự nguyện.

D. trực tiếp.

Câu 92. Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.

B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh.

Câu 93. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về

A. chính trị.

B. văn hóa, giáo dục.

C. quản lý nhà nước.

D. kinh tế.

Câu 94. Pháp luật ghi nhận quyền bình đẳng giữa các tôn giáo nhằm

A. tránh sự phá hoại của các thế lực thù địch trong lĩnh vực quốc phòng.

B. phát huy sức mạnh của cả dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

C. làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho nhân dân.

D. góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 95. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thiết thì kéo dài không được quá

A. 12 giờ.

B. 24 giờ.

C. 18 giờ.

D. 36 giờ.

Câu 96. Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào Đại học là thể hiện quyền

A. phát triển.

B. học tập.

C. sáng tạo.

D. bồi dưỡng.

Câu 97. Theo quy định của pháp luật, bất kì ai cũng có quyền bắt người, khi người đó đang

A. bị nghi ngờ phạm tội.

B. có dấu hiệu phạm tội.

C. thực hiện hành vi phạm tội.

D. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 98. Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng?

A. Tự tiện giam giữ người.

B. Đánh người gây thương tích.

C. Đe dọa đánh người.

D. Tự tiện bắt người.

Câu 99. Những việc phải được thông báo để công dân biết và thực hiện là nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào?

A. Cả nước.

B. Cơ sở.

C. Chính quyền.

D. Đoàn thể.

Câu 100. Theo quy định của pháp luật Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?

A. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.

B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.

C. Dân chủ, công bằng, tập trung, dân chủ.

D. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện.

Câu 101. Công dân được sống trong môi trường xã hội, tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển thể chất là thể hiện quyền nào dưới đây?

A. Học tập.

B. Sáng tạo.

C. Tự do.

D. Phát triển.

Câu 102. Tổ chức thi chọn những học sinh giỏi vào trường THPT chuyên nhằm mục tiêu

A. nâng cao dân trí.

B. đào tạo nhân lực.

C. bồi dưỡng nhân tài.

D. nâng cao chuyên môn.

Câu 103. Vi phạm kĩ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật

A. hành chính bảo vệ.

B. nhà nước bảo vệ.

C. dân sự bảo vệ.

D. hình sự bảo vệ.

Câu 104. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?

A. Cán bộ viện kiểm sát đi hiến máu cứu người.

B. Doanh nghiệp A nộp thuế đầy đủ khi đến hạn.

C. Tòa án nhân dân huyện H ra bản án xử li hôn.

D. Anh công an C đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Câu 105. Biểu hiện nào sau đây không vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Khám nhà ông A vì nghi ngờ có tội phạm truy nã lẩn trốn.

B. Bắt người C vì đang thực hiện hành vi lừa đảo.

C. Bắt người B vì thấy giống tội phạm đang truy nã.

D. Tự ý vào nhà anh D tìm vật rơi.

Câu 106. Công an bắt người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

B. pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

D. pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 107. T đang viết phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì ông K yêu cầu T đưa phiếu cho ông xem rồi tự ý gạch tên ông N trong phiếu bầu của T rồi bỏ luôn phiếu của T vào hòm phiếu. Hành vi của ông K đã vi phạm những nguyên tắc nào dưới đây trong bầu cử?

A. Phổ thông và bình đẳng.

B. Bình đẳng và trực tiếp.

C. Trực tiếp và phổ thông.

D. Bỏ phiếu kín và trực tiếp.

Câu 108. Sau một thời gian nghiên cứu thị trường nhận thấy giá cả, nhu cầu tiêu dùng các loại hoa lụa, hoa giấy ngày càng cao. Chị H quyết định chuyển từ sản xuất vàng mã sang làm các loại hoa lụa, hoa giấy cao cấp. Trong trường hợp này chị H đã vận dụng tốt tác động nào của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất hàng hóa.

B. Điều tiết lưu thông hàng hóa.

C. Kích thích kinh tế phát triển.

D. Phân phối lại hàng hóa.

Câu 109. Công an xử phạt A vì lỗi lạng lách, đánh võng trên đường. Hành vi của A là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Áp dụng pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 110. Ông T điều khiển xe ô tô, do không làm chủ tốc độ nên đã đâm vào người đi đường làm họ bị thiệt hại sức khoẻ là 30% và xe máy bị hỏng nặng. Trong trường hợp này ông T phải chịu trách nhiệm nào?

A. Dân sự và hành chính.

B. Hình sự và kỷ luật.

C. Hình sự và dân sự.

D. Dân sự và kỷ luật.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

81

B

82

A

83

B

84

A

85

D

86

B

87

B

88

D

89

A

90

D

91

B

92

D

93

A

94

B

95

B

96

A

97

C

98

B

99

B

100

B

101

D

102

C

103

A

104

C

105

B

106

C

107

D

108

A

109

D

110

C

111

B

112

D

113

A

114

A

115

B

116

B

117

A

118

B

119

D

120

D

3. Đề số 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG- ĐỀ 03

Câu 1: Năng lực trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào

A. hành vi của con người.                               B. lỗi vi phạm của con người.

C. độ tuổi, tình trạng sức khỏe tâm lý.           D. suy nghĩ sai trái của con người.

Câu 2: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý là người từ

A. đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.                       B. đủ 16 tuổi trở lên.

C. đủ 14 tuổi trở lên                                        D. đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Câu 3: Chỉ ra đâu là hành vi công dân áp dụng pháp luật?

A. Quỳnh không đi vào đường ngược chiều.

B. Bạn Nam đi đúng làn đường dành cho người đi xe máy.

C. UBND huyện Y ra quyết định thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích.

D. Tuấn tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 4: Chỉ ra độ tuổi của người không có năng lực hành vi dân sự?

A. Từ đủ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi.                   B. Chưa đủ 6 tuổi.

C. Từ đủ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi.                   D. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 5: Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là

A. Pháp luật.   B. Thông tư.    C. Pháp lệnh.  D. Nghị định.

Câu 6: Chủ thể của vi phạm hình sự chỉ có thể là

A. cá nhân và tổ chức.                                    B. cá nhân và tập thể.

C. cá nhân và cơ quan nhà nước                     D. những cá nhân.

Câu 7: Nghi can Hòa xả chất thải độc chưa qua xử lý xuống dòng sông, gây nhiễm độc cho nguồn nước và cư dân hai bên bờ sông. Hành vi vi phạm này được xác định là lỗi

A. cố ý trực tiếp.         B. cố ý gián tiếp.         C. vô ý do quá tự tin.  D. vô ý do cẩu thả.

Câu 8: Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam.                                  B. Luật Bảo vệ môi trường.

C. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.             D. Nội quy nhà trường.

Câu 9: Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, lại đua đòi bạn bè ăn chơi nên Thanh phạm tội cướp tài sản khi mới qua sinh nhật tuổi 15. Hành vi cướp tài sản của Thanh là hành vi vi phạm

A. dân sự.        B. kỉ luật.        C. hành chính.             D. hình sự.

Câu 10: Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì?

A. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.

B. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.

D. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.

Câu 11: Chị Hoa không đi đúng làn đường giành cho xe máy. Trong trường hợp này chị Hoa đã

A. không tuân thủ pháp luật.              B. không thi hành pháp luật.

C. không áp dụng pháp luật.               D. không sử dụng pháp luật.

Câu 12: Điều 65 Hiến pháp 1992 nước ta quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.”. Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.”. Em hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa Điều 65 Hiến pháp 1992 và Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004?

A. Đều là những quy định về quyền trẻ em.               B. Đều là những điều các em cần có.

C. Quy định cụ thể chi tiết về quyền trẻ em.              D. Nêu khái quát chung về quyền trẻ em.

Câu 13: Không có pháp luật, xã hội sẽ không có

A. ai bị kiểm soát hoạt động.              B. những quy định bắt buộc.

C. trật tự và ổn định                            D. gò ép bởi quy định của pháp luật.

Câu 14: Ông Nguyễn Văn Tình đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông Tình đã

A. thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.                         B. thúc đẩy kinh doanh phát triển.

C. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.                     D. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.

Câu 15: Vì sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Để phát triển kinh tế theo hướng của mình.

B. Là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.

C. Duy trì các mối quan hệ theo hướng tích cực.

D. Đảm bảo được yêu cầu xã hội.

Câu 16: Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Quân và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Quân và các bạn đã bị xử phạt theo hình thức nào dưới đây?

A. Xử phạt hình sự và hành chính.     B. Xử phạt hành chính.

C. Xử phạt dân sự.                              D. Xử phạt hình sự.

Câu 17: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe máy, xe máy điện vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì bị

A. không phạt tiền.     B. tịch thu xe.  C. cảnh cáo.    D. phạt tiền.

Câu 18: Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ

A. Nhà nước và Công dân.                 B. quản lí và bảo vệ.

C. tổ chức xã hội và cá nhân.              D. xã hội và Công dân.

Câu 19: Khải mới 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và ra quyết định xử phạt hành chính đối với Khải. Cụ thể Khải bị

A. tịch thu phương tiện.          B. phạt tiền.                 C. cảnh cáo.                D. kỷ luật.

Câu 20: Ông Phú không đồng ý với Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về thu hồi đất của gia đình ông để giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Hải sử dụng. Ông đã khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong trường hợp này ông Phú đã

A. thi hành pháp luật.              B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.              D. sử dụng pháp luật.

Câu 21: Công dân Năm không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này công dân Năm đã

A. áp dụng pháp luật.              B. sử dụng pháp luật.

C. thi hành pháp luật.              D. tuân thủ pháp luật.

Câu 22: Bạn Lan không đội mũ hiểm khi đi xe máy điện. Bạn Lan đã

A. không thi hành pháp luật.              B. không áp dụng pháp luật.

C. không sử dụng pháp luật.               D. không tuân thủ pháp luật.

Câu 23: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong

A. Hiến pháp và luật.                          B. Luật Hôn nhân và gia đình.

C. từng lĩnh vực cụ thể.                      D. Pháp lệnh và luật.

Câu 24: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là:

A. tính quy phạm phổ biến.                B. sử dụng cho một tổ chức chính trị.

C. khuôn mẫu chung.                          D. có tính bắt buộc.

Câu 25: Nội dung của pháp luật chính là

A. quy định bổn phận và trách nhiệm của công dân.

B. các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm).

C. quy định những việc phải làm.

D. những giá trị đạo đức mà con người luôn hướng tới.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

C

2

D

3

C

4

B

5

A

6

D

7

A

8

B

9

D

10

D

11

B

12

A

13

C

14

C

15

B

16

B

17

C

18

A

19

C

20

D

21

D

22

A

23

A

24

A

25

B

26

B

27

B

28

D

29

D

30

B

31

A

32

B

33

D

34

C

35

A

36

C

37

D

38

C

39

A

40

C

4. Đề số 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG- ĐỀ 04

0001: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

A. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.

B. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động.

C. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.

D. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất.

0002: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?

A. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa

B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa

C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa

D. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa

0003: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên

A. nguyên tắc ngang giá.

B. nhu cầu tiêu dùng.

C. nhu cầu thị trường.

D. định hướng của nhà nước.

0004: “Ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Hiện đại hóa.

B. Công nghiệp hóa.

C. Đổi mới đất nước.

D. Phát triển kinh tế.

0005: Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa

A. Tư duy và tồn tại.

B. Tư duy và vật chất.

C. Duy vật và duy tâm.

D. Sự vật và hiện tượng

0006: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?

A. Tiến lên

A. Ngắt quãng.

B. Thụt lùi.

C. Tuần hoàn

0007: Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó

A. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất

B. Các sự vật thay đổi

C. Lượng mới ra đời

D. Sự vật mới hình thành, phát triển

0008: Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là

A. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

B. Cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng

C. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

D. Hình thức phát triển của sự vật và hiện tượng

0009: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

B. Tính quyền lực bắt buộc chung.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính cưỡng chế.

0010: Pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện là thể hiện bản chất nào của pháp luật?

A. Giai cấp.

B. Nhà nước.

C. Xã hội.

D. Các giai cấp.

0011: Theo quy định của pháp luật, anh K đã xin mở cửa hàng điện tử và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?

A. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.

B. Là phương tiện để công dân thực hiện sản xuất kinh doanh.

C. Là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ kinh doanh.

D. Là phương tiện để công dân hành xử theo pháp luật.

0012: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chúng.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

0013: Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là

A. thực hiện pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

0014: Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm

A. kỉ luật.

B. hình sự.

C. dân sự.

D. hành chính.

0015: Đạt độ tuổi nhất định để có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình là

A. năng lực trách nhiệm pháp lí.

B. năng lực hình sự.

C. năng lực dân sự.

D. hành vi hợp pháp.

0016: Anh M đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh K. Hậu quả là anh K bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 31%; xe máy của anh K bị hỏng nặng. Trường hợp này, trách nhiệm pháp lí anh M phải chịu là.

A. Hình sự và dân sự.

B. Dân sự và hành chính.

C. Kỉ luật và dân sự.

D. Dình sự và hành chính.

0017: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh tọán nhưng do muốn chiêm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của giạ đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông K và ông M

B. Ông M và anh S

C. Ông K, ông M và anh S

D. Ông K, bà N và anh S

0018: Công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau đều bị xử lí như nhau là thể hiện công dân bình đẳng

A. về trách nhiệm pháp lí.

B. về quyền và nghĩa vụ.

C. về thực hiện pháp luật.

D. về trách nhiệm trước tòa án

0019: Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bác Hồ thể hiện điều gì dưới đây?

A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Không ai được ưu tiên.

C. Không nên làm phiền người khác.

D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.

0020: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng danh dự, uy tín của nhau là bình đẳng

A. trong quan hệ nhân thân.

B. trong quan hệ tài sản.

C. trong quan hệ việc làm.

D. trong quan hệ nhà ở.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

001

A

002

A

003

A

004

A

005

A

006

A

007

A

008

A

009

A

0010

A

0011

A

0012

A

0013

A

0014

A

0015

A

0016

A

0017

A

0018

A

0019

A

0020

A

0021

A

0022

A

0023

A

0024

A

0025

A

0026

A

0027

A

0028

A

0029

A

0030

A

0031

A

0032

A

0033

A

0034

A

0035

A

0036

A

0037

A

0038

A

0039

A

0040

A

5. Đề số 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG- ĐỀ 05

Câu 81: Anh L xây nhà lấn sang phần đất của anh A. Hai người lời qua tiếng lại và xảy ra xô sát. Anh L đã dùng gậy đánh anh A trọng thương phải vào viện cấp cứu với bệnh án đa chấn thương. Hành vi của anh L đã mắc lỗi vào loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính và dân sự.

B. Kỉ luật và dân sự.

C. Dân sự và hình sự.

D. Hành chính và hình sự.

Câu 82: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. sử dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 83: Anh B mới tốt nghiệp Đại học muốn đi làm ở công ty chú là ông A - giám đốc công ty M. Anh B đã bàn với ông A tìm cách giảm biên chế để mình vào làm. Nhân việc chị K xin nghỉ dưỡng thai 01 tháng và sinh con 6 tháng, ông A đã đưa cháu mình thay vào vị trí kế toán của chị K. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Ông A và Chị K.

B. Anh B và ông A.

C. Anh B và chị K.

D. Ông A.

Câu 84: Cơ quan T ký hợp đồng lao động với chị C trong thời gian một năm, nhưng chị C mới làm việc được 6 tháng thì cơ quan T đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị C của cơ quan T đã vi phạm về

A. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động

B. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ

C. Bình đẳng về sử dụng lao động

D. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động

Câu 85: Bất cứ công dân nào có hành vi gian lận về thuế đều bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền bình đẳng về trách nhiệm

A. cộng đồng.

B. xã hội.

C. pháp lí.

D. cá nhân.

Câu 86: Bà L thuê ông B và anh M vận chuyển ba thùng hàng ra Hà Nội cho người quen. Do chủ quan, ông B không kiểm tra số hàng trên. Trên đường đi, ông B và anh M đã bị cơ quan Kiểm lâm tỉnh H kiểm tra xe ô tô và đã tịch thu 10 con cầy hương, lập biên bản xử lí hành chính. Nhưng ông B và anh M cho rằng mình không vi phạm pháp luật, chỉ là người chở thuê hàng cho bà L lấy tiền công chứ không săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã. Theo em thì hành vi của người nào phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Bà L và ông B.

B. Bà L, ông B và anh M.

C. Bà L.

D. Ông B và anh M.

Câu 87: Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của qui luật giá trị?

A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

B. Phân hóa giàu- nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

C. Điều tiết sản xuất và lưu hong hàng hóa

D. Thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa

Câu 88: Pháp luật là những qui tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

B. Tính quyền lực bắt buộc chung

C. Tính qui phạm phổ biến

D. Tính nhân đạo, nhân văn

Câu 89: Một trong những vai trò của pháp luật là nhằm thực hiện và bảo vệ

A. bộ máy Nhà nước.

B. quyền lợi của công dân.

C. quyền dân chủ của công dân.

D. quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 90: Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng. Trong trường hợp này, bên mua đã có hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự.

B. Hình sự.

C. Kỉ luật.

D. Hành chính.

Câu 91: Ông D là cán bộ cấp cao trong cơ quan nhà nước, do trình độ quản lý yếu kém nên ông đã làm thất thoát của nhà nước hàng chục tỷ đồng. Ông đã bị xử lí trước pháp luật và thực hiện mọi phán quyết của Tòa án.

Việc cán bộ cấp cao khi vi phạm pháp luật bị xử lý theo qui định của pháp luật là thể hiện điều gì?

A. Mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm công dân.

B. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền lợi.

C. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ.

D. Mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 93: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?

A. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi

B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi

C. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

D. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

Câu 94: Sau khi kết hôn, anh F đã yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc bố mẹ và gia đình mình. Trong trường hợp trên, anh F đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Tài sản.

B. Công việc.

C. Nhân thân.

D. Nam nữ.

Câu 95: Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa.

B. Pháp luật có tính độc lập, không phụ thuộc vào đạo đức

C. Đạo đức được xây dựng trên cơ sở các qui phạm pháp luật.

D. Pháp luật được xây dựng trên cơ sở niềm tin đạo đức

Câu 96: Pháp luật là gì?

A. Là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được người dân tự giác thực hiện.

B. Là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

C. Là hệ thống các chuẩn mực đạo đức do xã hội qui định và được người dân thực hiện một cách tự giác.

D. Là hệ thống các chuẩn mực đạo đức do xã hội qui định và được người dân thực hiện một cách tự giác.

Câu 97: Quyền học tập của công dân không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện quyền nào của công dân?

A. Bình đẳng trước pháp luật.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 98: Anh S là lái xe chở hàng đường dài từ Quảng Ninh vào Đà Nẵng. Trên đường lái xe, do buồn ngủ, anh S đã không làm chủ được tốc độ đã đâm vào xe máy của chị Q đang lưu thông trên đường làm chị bị thương nặng phải vào bệnh viện cấp cứu. Trong hợp này, anh D đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

B. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.

C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 99: Công dân không​ vi​ phạm dân sự trong trường hợp nào dưới đây?

A. Không tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm.

B. Không thực hiện đúng hợp đồng mua bán.

C. Tự ý sửa chữa nhà đi thuê không xin phép chủ nhà.

D. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác.

Câu 100: Chị V.A là người dân tộc thiểu số. Chị quen anh K là người dân tộc Kinh và muốn tiến đến hôn nhân nhưng bị bố mẹ anh K ngăn cản, nói muốn kết hôn thì chị V.A phải chuyển sang dân tộc Kinh. Bố mẹ anh K đã vi phạm quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

B. Bình đẳng trong gia đình.

C. Bình đẳng trong hôn nhân.

D. Bình đẳng giữa các dân tộc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

81

D

91

D

101

A

111

D

82

C

92

D

102

A

112

A

83

D

93

D

103

B

113

A

84

D

94

C

104

B

114

B

85

C

95

A

105

A

115

C

86

B

96

B

106

D

116

C

87

D

97

D

107

C

117

B

88

C

98

A

108

A

118

C

89

D

99

A

109

A

119

C

90

A

100

D

110

A

120

B

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF