Tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG |
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền luôn là mã bộ ba
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
D. Mã di truyền có tính thoái hóa
Câu 2: Một gen có chiều dài 2006 A0 và có 1520 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp khi gen tái bản 3 lần là:
A. A = T = 1750; G = X = 2380
B. A = T = 2380; G = X = 1750
C. A = T = 2450; G = X = 1540
D. A = T = 1540; G = X = 2450
Câu 3: Chức năng của gen là:
A. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất
B. Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
C. Vận chuyển aa đến ribôxôm để tham gia tổng hợp prôtêin
D. Làm khuôn cho quá trình dịch mã
Câu 4: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực diễn ra vào kì nào của chu kì tế bào?
A. Kì cuối B. Kì trung gian C. Kì giữa D. Kì đầu
Câu 5: Một gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nuclêôtit loại Ađênin. Gen bị đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là :
A. A = T = 360, G = X = 540.
B. A = T = 361, G = X = 539.
C. A = T = 359, G = X = 540.
D. A = T = 359, G = X = 541.
Câu 6: Sự trao đổi chéo bất thường giữa các crômatit trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I phân bào giảm nhiễm làm xuất hiện dạng đột biến :
A. Lặp đoạn NST. B. Dị bội. C. Hoán vị gen. D. Đảo đoạn NST.
Câu 7: Ở một loài thực vật, biết gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Các cơ thể đều giảm phân bình thường. Phép lai có tỉ lệ kiểu hình 11 thân cao : 1 thân thấp là :
A. AAaa x AAaa. B. AAa x AAa
C. AAAa x AAAa D. AAaa x Aa
Câu 8: Một đoạn phân tử ADN, có tổng số 2400 nuclêôtit. Đoạn phân tử ADN này
(1) có chiều dài bằng 4080Å.
(2) có tổng số liên kết hóa trị là 4798.
(3) tổng số nuclêôtit trên một mạch là 600.
(4) Số liên kết hóa trị nối giữa các nu trên một mạch đơn là 1999.
Số nhận định đúng là :
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 9: Trong nhân đôi ADN, enzim tháo xoắn có vai trò:
A. Nối các đoạn okazaki để tạo thành mạch ADN hoàn chỉnh
B. Tổng hợp nên các đoạn ARN
C. Lắp ráp các nuclêôtit theo NTBS
D. Tháo xoắn phân tử ADN
Câu 10: Trong các phát biểu về quá trình phiên mã của sinh vật, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Diễn ra theo NTBS
(2) Chỉ có 1 mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã
(3) mARN được tổng hợp đến đâu thì quá trình dịch mã diễn ra tới đó
(4) Đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn, sau đó nối lại với nhau thành ARN hoàn chỉnh
(5) enzim ARN – polimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’- 3’
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
B |
B |
B |
A |
D |
D |
D |
B |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG ĐỀ - 02
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại theo mục đích, nhu cầu của con người.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm biến đổi tần số kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.
Câu 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?
(1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
(2) Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi.
(3) Giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen.
(4) Đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại. Trả lời đúng nhất là
A. (3) và (4).
B. (2) và (4).
C. (1) và (3).
D. (2) và (3).
Câu 3: Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu là ứng dụng của:
A. quan hệ đối kháng.
B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
C. khống chế sinh học.
D. quan hệ cạnh tranh.
Câu 4: Ví dụ nào dưới đây minh chứng sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì?
A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét nhiệt xuống dưới 8oC.
B. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.
C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè sâu hại xuất hiện nhiều.
D. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
Câu 5: Tập hợp nào dưới đây là một quần thể?
A. Đàn cá trong hồ.
B. Các cây phong lan trong rừng.
C. Đàn bò của nông trường Mộc Châu.
D. Các cây cỏ trên cánh đồng.
Câu 6: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định được gọi là
A. quần xã sinh vật.
B. quần thể sinh vật.
C. hệ sinh thái.
D. loài sinh học.
Câu 7: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC-30oC. Khoảng nhiệt độ này gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. khoảng giới hạn trên.
C. khoảng thuận lợi.
D. khoảng giới hạn dưới.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Khi sự cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
B. Khi sự cách li địa lí và cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
C. Khi sự cách li địa lí giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
D. Khi sự cách li sinh sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.
Câu 9: Loài lúa mì Triticum aestivum được hình thành bằng con đường
A. sinh thái.
B. địa lí.
C. lai xa.
D. lai xa và đa bội hóa.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về cách li địa lí?
A. Cách li địa lí là nhân tố làm thay đổi tần số alen, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
C. Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không giao phối được với nhau.
D. Cách li địa lí là tác nhân gây ra những biến đổi kiểu gen làm biến đổi kiểu hình cá thể.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
D |
C |
A |
C |
A |
C |
D |
D |
C |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG ĐỀ - 03
Câu 1: Trong cấu trúc của gen, Exon là vùng .....(1)......nằm ở ....(2)...... của gen. (1) và (2) lần lượt là:
A. mã hóa aa, vùng mã hóa
B. không mã hóa aa, vùng điều hòa
C. không mã hóa aa, vùng mã hóa
D. mã hóa aa, vùng điều hòa
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây là điểm giống nhau cơ bản giữa hai dạng đột biến thể đa bội và thể dị bội:
A. Đều do rối loạn phân li của tất cả các cặp NST tương đồng trong quá trình phân bào.
B. Đều là dạng đột biến số lượng NST.
C. Đều do rối loạn phân li của 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng trong quá trình phân bào.
D. Đều dẫn đến tình trạng mất khả năng sinh sản.
Câu 3: Phân tử mARN có chiều dài 0,51 và có chứa 10% uraxin với 20% ađênin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử mARN nói trên là:
A. A = T = 450; G = X = 1050
B. A = T = 525; G = X = 225
C. A = T = 1050; G = X = 450
D. A = T = 225; G = X = 525
Câu 4: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:
A. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
D. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
Câu 5: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là:
A. Nhị B. Hoa C. Đài hoa D. Nhụy
Câu 6: Sinh sản vô tính ở thực vật là:
A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
Câu 7: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điềm giống nhau là :
A. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể đơn
B. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào
C. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép
D. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn
Câu 8: Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người?
A. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
C. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái.
D. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.
Câu 9: Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit được gọi là:
A. đột biến B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm.
Câu 10: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit.
B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A
D. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
A |
C |
B |
A |
B |
C |
D |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG ĐỀ - 04
Câu 1: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?
A. Bò sát.
B. Thú.
C. Ếch nhái.
D. Cá xương.
Câu 2: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành nên
A. các nơi ở khác nhau.
B. các ổ sinh thái khác nhau.
C. các khu phân bố khác nhau.
D. các vùng địa lí khác nhau.
Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, bò sát khổng lồ phát triển mạnh ở
A. Kỉ cacbon (than đá) đại Cổ sinh.
B. Kỉ thứ ba đại Tân sinh.
C. Kỉ thứ tư đại Tân sinh.
D. Kỉ Jura đại Trung sinh.
Câu 4: Sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất là kết quả của chọn lọc tự nhiên theo
A. quan niệm Lamac.
B. quan niệm Kimura.
C. quan niệm của Đacuyn.
D. quan niệm hiện đại.
Câu 5: Trong hệ sinh thái, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
B. Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.
C. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
D. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra không theo chu trình.
Câu 6: Từ quần thể cây 2n, tạo ra quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n được xem là loài mới vì:
A. các cây của quần thể 4n có hình thái, kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
B. các cây của quần thể 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể 2n.
C. các cây của quần thể 4n giao phấn được với các cây của quần thể 2n tạo cây lai 3n bị bất thụ.
D. các cây của quần thể 2n với các cây của quần thể 4n không thể cùng sống trên khu địa lí trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn.
Câu 7: Các hình thức cách li sinh sản trước hợp tử gồm có
A. cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian và cách li cơ học.
B. cách li tập tính, cách li thời gian và cách li cơ học.
C. cách li cơ học, cách li tập tính và cách li sinh thái.
D. cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian, cách li sinh thái và cách li cơ học.
Câu 8: Với tiến hóa, đột biến gen có vai trò
A. cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
B. cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong cùng quần thể.
C. phát tán đột biến trong quần thể.
D. định hướng quá trình tiến hóa.
Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. tỉ lệ đực và cái trong quần thể.
B. số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
C. số lượng cá thể có trong quần thể.
D. tỉ lệ nhóm tuổi trong quần thể.
Câu 10: Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh?
A. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.
B. Chim ăn sâu và sâu ăn lá.
C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối.
D. Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
B |
D |
C |
C |
C |
A |
A |
B |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG ĐỀ - 05
Câu 1: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thường làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống alen lặn.
C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.
Câu 2: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, các tế bào sơ khai đầu tiên
(1) chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài.
(2) hoàn toàn chưa có khả năng phân chia.
(3) có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.
(4) không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
(5) là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thế sống đơn bào đầu tiên.
Số phương án đúng là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 3: Trong các phát biểu sau về tế bào nguyên thuỷ, có mấy phát biểu đúng?
(1) Tế bào nguyên thuỷ là tập hợp các đại phân tử hữu cơ, chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài.
(2) Tế bào nguyên thuỷ hoàn toàn chưa có khả năng phân chia.
(3) Tế bào nguyên thuỷ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.
(4) Tế bào nguyên thuỷ không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
(5) Sự xuất hiện tế bào nguyên thủy là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thể sống đơn bào đầu tiên.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 4: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. Bằng chứng sinh học phân tử.
C. Bằng chứng hoá thạch.
D. Bằng chứng tế bào học.
Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại?
(1) Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài mới gặp phổ biến ở động vật.
(2) Loài mới không xuất hiện với một cá thế duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể.
(3) Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.
(4) Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ qua hàng vạn, hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra tương đối nhanh trong thời gian ngắn.
(5) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và con đường sinh thái bao giờ cũng diễn ra độc lập với nhau.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất đã trải qua các giai đoạn theo thứ tự:
A. tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.
B. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.
C. tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học.
D. tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học.
Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới
A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh vật.
B. là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
C. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tổ hợp và các cơ chế cách li.
D. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến.
Câu 8: Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li
A. tập tính.
B. không gian.
C. sinh sản.
D. địa lí.
Câu 9: Các nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
(1) Di - nhập gen.
(2) Giao phối không ngẫu nhiên.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(4) Chọn lọc tự nhiên.
(5) Đột biến.
A. (l), (5).
B. (l), (2).
C. (2), (3).
D. (3), (4).
Câu 10: Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(2) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Giao phối ngẫu nhiên.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
D |
C |
C |
B |
B |
C |
A |
A |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HKII môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.