YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Quang Trung có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Quang Trung có đáp án là bộ đề thi HK2 môn Sinh học 12 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi HKI sắp tới, Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

QUANG TRUNG

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 12

Thời gian: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho:

A. cách li mùa vụ.                                      B. cách li tập tính.

C. cách li trước hợp tử.                              D. cách li sau hợp tử.         

Câu 2: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành  người.

B. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.

C. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người.

D. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.

Câu 3: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các

A. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

D. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Câu 4: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với

A. động vật               B. động vật bậc thấp C. thực vật                D. động vật bậc cao

Câu 5: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là:

A. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

B. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.

C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.

D. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.

Câu 6: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên

A. chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

B. làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.

C. làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

D. làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.

Câu 7: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh:

A. sự tiến hoá phân li.                                B. sự tiến hoá song hành.

C. phản ánh nguồn gốc chung.                   D. sự tiến hoá đồng quy.

Câu 8: Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

A. gôrilia                  B. tinh tinh                C. vượn                     D. đười ươi

Câu 9: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.              

B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

C. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.                      

D. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

Câu 10: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa:

A. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.

B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

C. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

D

C

D

A

A

B

A

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ - 02

Câu 1. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái:

A. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật

B. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

C. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

D. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật

Câu 2. Các loại nhân tố sinh thái gồm:

A. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.  

B. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.

C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.

D. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.

Câu 3. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể sinh vật ?

A. Cây cỏ ven bờ.

B. Đàn cá rô trong ao

C. Cá vàng trong bể cá cảnh.

D. Cây trong vườn.

Câu 4. Kiểu phân bố nào của quần thể  là phổ biến nhất trong tự nhiên ?

A. Phân bố theo nhóm

B. Phân bố ngẫu nhiên. 

C. Phân bố đồng đều.

D. Phân bố theo độ tuổi.

Câu 5. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi nào ?

A. Trước sinh sản

B. Đang sinh sản. 

C. Trước sinh sản và đang sinh sản

D. Đang sinh sản và sau sinh sản

Câu 6. Quần thể là một tập hợp cá thể:

A. Cùng loài, sống trong một khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

B. Khác loài, sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.

C. Cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.

D. Cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

Câu 7. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Đa dạng loài.

B. Tỉ lệ đực, cái.

C. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

D. Mật độ cá thể.

Câu 8. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là:

A. Kích thước tối đa của quần thể.

B. Mật độ của quần thể.

C. Kích thước trung bình của quần thể.

D. Kích thước tối thiểu của quần thể.

Câu 9. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau . Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ:

A. Cạnh tranh cùng loài.

B. Hỗ trợ khác loài

C. Cộng sinh khác loài.

D. Hỗ trợ cùng loài.

Câu 10. Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là:        

A. Quan hệ vật chủ - vật kí sinh.

B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

C. Quan hệ hội sinh.

D. Quan hệ cộng sinh.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1.B

2.D

3.B

4.A

5.C

6.D

7.A

8.D

9.D

10.C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ - 03

Câu 1. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về chuỗi thức ăn?

A. Lúa → Ếch → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Diều hâu.

B. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Ếch → Diều hâu

C. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch → Rắn hổ mang → Diều hâu.

D. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch → Diều hâu → Rắn hổ mang.

Câu 2. Hiện tượng minh họa cho quan hệ hỗ trợ cùng loài là

A. Cá ở nước ăn trứng đồng loại

B. Kí sinh cùng loài khi thức ăn khan hiếm

C. Tranh giành lãnh thổ hay đối tượng sinh sản

D. Ong, kiến, mối sống theo tập tính xã hội

Câu 3. Kiểu hệ sinh thái thường thấy nhất ở Việt Nam gồm:

A. Savan (đồng cỏ nhiệt đới), sa mạc, hệ sinh thái nước.

B. Taiga và hệ sinh thái nước ngọt, nước mặn, nước lợ.

C. Rừng nhiệt đới, savan, hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn.

D. Rừng ôn đới, đài nguyên, đồng cỏ ôn đới.

Câu 4. Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:

A. Mỗi loài điểm ăn ở vị trí xác định.

B. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.

C. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.

D. Cạnh tranh khác loài.

Câu 5. Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau, những dạng biến động nào theo chu kỳ

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 .

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

A. (1) và (3)                            B. (2) và (4)

C. (2) và (3)                            D. (1) và (4)

Câu 6. Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I) Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.

(II) Các loài có ổ sinh thái giống nhau khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.

(III) Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài ở vùng ôn đới.

(IV) Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.

A. 3                                        B. 2

C. 4                                        D. 1

Câu 7. Trong tháp tuổi của quần thể trưởng thành có tỉ lệ:

A. Nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.

B. Nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

C. Nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

D. Nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và bé hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 8. Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi:

A. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể.

B. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao.

C. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.

D. Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở.

Câu 9. Ở Việt Nam sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?

A. Mùa xuân và mùa hè, do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào.

B. Mùa khô, do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh.

C. Mùa xuân, do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú.

D. Mùa mưa, do cây cối xanh tốt, sâu hại có nhiều thức ăn.

Câu 10. Tuổi sinh thái là:

A. Là thời gian sống để sinh sản của cá thể.

B. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

C. Là tuổi bình quân của một cá thể trong quần thể.

D. Là thời gian sống thực tế của cá thể.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

C

D

B

B

B

B

A

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ - 04

 

Câu 1. Cho các nhân tố sau: (1) Các yếu tố ngẫu nhiên, (2) Đột biến, (3) Giao phối không ngẫu nhiên,

(4) Chọn lọc tự nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là

A.  (2), (4).                                 B. (1), (4).                             C. (1), (2).                                             D. (1), (3).

Câu 2. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là

A. mật độ cá thể của quần thể.

B. kích thước của quần thể.

C. tăng trưởng của quần thể.

 D. số lượng của quần thể.

Câu 3. Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.

B. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

C. Có 4 nhóm tuổi là ấu trùng, trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản.

D. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

Câu 4. Lừa đực (2n = 62) lai với ngựa cái (2n = 64) sinh ra con la (2n =63) không có khả năng sinh sản (bất thụ). Đây là dạng cách li

A. sau hợp tử .                           B. trước hợp tử.                    C. tập tính.               D. mùa vụ.

Câu 5. Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng nghề cá

A. chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.

B. đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức.

C. lỗi thời, không còn cần thiết nữa.

D. phải dừng ngay, không nên khai thác tiếp nữa.

Câu 6. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể

A. bị kìm hãm sự phát triển có thể dẫn đến chết.

B. gây ức chế cho các hoạt động sống của sinh vật.

C. tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

D. thực hiện chức năng sống tốt nhất.

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

C. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

D. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.

Câu 8. Thí nghiệm của Fox và cộng sự:

A. Đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 1500 - 18000C đã tạo được cơ thể sống.

B. Sử dụng khí CH4, NH3, H2S, hơi nước

C. Tạo ra loại khí CO2, NH3, H2, hơi nước

D. Đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 150 - 1800C đã tạo được chuỗi polipeptit ngắn.

Câu 9. Nhân tố tiến hóa là nhân tố

A. không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

C. làm thay đổi tần số alen, nhưng không thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

D. tạo ra nòi mới thứ mới.

Câu 10. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm

A. trên cạn, đất, nước, không khí.

B. đất, nước, nước mặn, sinh vật.

C. trên cạn, nước, đất, sinh vật.

D. đất, nước ngọt, nước mặn, không khí.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

C

A

A

C

A

D

B

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ - 05

Câu 1: Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài,  cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 3. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.

B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.

C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.

D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 4: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

A. cộng sinh.                                                               B. hội sinh.

C. ức chế - cảm nhiễm.                                               D. kí sinh.

Câu 5: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

A. cạnh tranh.                                                             B. ký sinh.

C. vật ăn thịt – con mồi.                                             D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 6: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là

A. hiện tượng khống chế sinh học           B. trạng thái cân bằng của quần thể

C. trạng thái cân bằng sinh học            D. Sự điều hòa mật độ.

Câu 7: Cơ sở để xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là

A. vai trò của các loài trong quần xã.

B. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

C. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã.

D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.

Câu 8. Nơi ở của các loài là:

A. địa điểm cư trú của chúng.            B. địa điểm sinh sản của chúng.

C. địa điểm thích nghi của chúng.                  D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.

Câu 9: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

Câu 10: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là:

A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.

B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

A

A

A

B

A

C

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HKII môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Quang Trung có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF