YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Qúy Đôn có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp diễn ra, HOC247 giới thiếu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Qúy Đôn có đáp án, được biên tập tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước, với phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 12

Thời gian: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Khi nói về hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

     A. Một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước ao, hệ sinh thái lớn nhất là Trái Đất.

     B. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

     C. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh mà nó tồn tại.

     D. Hệ sinh thái là một hệ thống kín, trong đó chỉ diễn ra sự tương tác giữa các quần xã.

Câu 2: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Tốc độ làm thay đổi tần số alen của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào trạng thái trội lặn của alen.

     B. Đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng.

     C. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

     D. Di – nhập gen luôn mang đến cho quần thể những alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thể.

Câu 3: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

     A. khoảng thuận lợi.       B. khoảng chống chịu.    C. ổ sinh thái.         D. giới hạn sinh thái.

Câu 4: Bằng chứng cho chúng ta biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài là

     A. hóa thạch.                   B. giải phẫu so sánh.       C. tế bào học.      D. sinh học phân tử.

Câu 5: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là

     A. di - nhập gen.             B. chọn lọc nhân tạo.      C. yếu tố ngẫu nhiên.       D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 6: Loài có vai trò quan trọng trong quần xã vì có số lượng nhiều hoặc hoạt động mạnh là

     A. loài chủ chốt.              B. loài thứ yếu.                C. loài đặc trưng.      D. loài ưu thế.

Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là

     A. biến động di truyền.                                           B. đột biến.

     C. chọn lọc tự nhiên.                                               D. di - nhập gen.

Câu 8: Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể

     A. theo chu kì nhiều năm.                                       B. không theo chu kì.

     C. theo chu kì mùa.                                                 D. theo chu kì ngày đêm.

Câu 9: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây không đúng?

     A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

     B. Quần đảo có các điều kiện lí tưởng để một loài phát sinh thành nhiều loài khác nhau.

     C. Sự cách li địa lí được xem là sự cách li sinh sản vì nhờ có sự cách li địa lí mà các cá thể của các quần thể cách li ít có cơ hội giao phối với nhau.

     D. Sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

Câu 10: Mối quan hệ giữa vi khuẩn lam sống trong nốt sần cây họ Đậu và cây họ Đậu này là quan hệ

     A. hội sinh.      B. kí sinh.        C. cộng sinh.       D. hợp tác.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

D

6

D

2

A

7

D

3

D

8

C

4

A

9

C

5

B

10

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ - 02

 

Câu 1: Mối quan hệ giữa vi khuẩn lam sống trong nốt sần cây họ Đậu và cây họ Đậu này là quan hệ

A. kí sinh.

B. cộng sinh.

C. hội sinh.

D. hợp tác.

Câu 2: Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc dinh dưỡng

A. cấp 2.

B. cấp 3.

C. cấp 1.

D. cấp 4.

Câu 3: Khi nói về sự phân bố cá thể của quần thể, ví dụ nào sau đây thể hiện sự phân bố cá thể ngẫu nhiên?

A. Cây thông mọc trong rừng thông.

B. Đàn trâu rừng kiếm ăn ở bãi cỏ.

C. Các loài sâu sống trên tán lá cây.

D. Cỏ lào mọc ở ven rừng.

Câu 4: Nhân tố sinh thái nào sau đây là những nhân tố hữu sinh?

A. Độ ẩm, nhiệt độ không khí.

B. Ánh sáng, địa hình.

C. Lượng mưa, gió.

D. Dịch bệnh, vi sinh vật.

Câu 5: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

A. giới hạn sinh thái.

B. khoảng thuận lợi.

C. ổ sinh thái.

D. khoảng chống chịu.

Câu 6: Các nhà khoa học ước tính có tới 75% các loài thực vật có hoa và tới 95% các loài dương xỉ được hình thành bằng con đường

A. cách li tập tính.

B. cách li địa lí.

C. cách li sinh thái.

D. lai xa và đa bội hóa.

Câu 7: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là

A. biến dị cá thể.

B. biến dị tổ hợp.

C. đột biến nhiễm sắc thể.

D. đột biến gen.

Câu 8: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

B. Sự cách li địa lí được xem là sự cách li sinh sản vì nhờ có sự cách li địa lí mà các cá thể quần thể cách li ít có cơ hội giao phối với nhau.

C. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

D. Quần đảo có các điều kiện lí tưởng để một loài phát sinh  thành nhiều loài khác nhau.

Câu 9: Quan sát đường cong mô tả sự tăng trưởng của quần thể voi ở Công viên Quốc gia Kruger, Nam phi trong hình dưới đây:

Trong số các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?

(I) Quần thể voi ở Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong khoảng gần 60 năm.

(II) Tốc độ tăng trưởng của quần thể voi này vào năm 1940 cao hơn tốc độ tăng trưởng năm 1960.

(III) Kiểu tăng trưởng trong hình có thể gặp ở quần thể thực vật ở vùng đất mới như trên hòn đảo sau khi núi lửa hoạt động.

(IV) Kich thước của quần thể voi tăng trưởng theo đường cong hình chứ S.

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 10: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào cây có mạch và động vật lên cạn?

A. Đại Nguyên sinh.

B. Đại Trung sinh.

C. Đại Tân sinh.

D. Đại Cổ sinh.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1.B

2.A

3.C

4.D

5.A

6.D

7.A

8.B

9.B

10.D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ - 03

Câu 1: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là

A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.

B. đại tháo cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại nguyên sinh, đại tân sinh.

C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đái thái cổ, đại trunng sinh, đại tân sinh.

D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.

Câu 2: Sự xuất hiện của thực vật có hoa diễn ra vào:

A. Đại thái cổ

B. Đại cổ sinh

C. Đại trung sinh

D. Đại tân sinh

Câu 3: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

(2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

(3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

(4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 4: Quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

(1) Tiến hóa tiền sinh học

(2) Tiến hóa hóa học

(3) Tiến hóa sinh học

Các giai đoạn diễn ra theo trình tự đúng là

A. (1) → (2) → (3)

B. (3) → (2) → (1)

C. (2) → (1) → (3)

D. (2) → (3) → (1)

Câu 5: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ gì?

A. Vượn người không có quan hệ họ hàng với người

B. Người và vượn người có chung nguồn gốc

C. Người có nguồn gốc từ vượn người

D. Chúng có quan hệ thân thuộc, gần gũi

Câu 6: Trong các loài động vật sau đây loài có quan hệ gần đến xa người nhất là

A. Tinh tinh → khỉ sóc → gôrila → vượn.

B. Tinh tinh → gôrila →  khỉ sóc → vượn.

C. Tinh tinh → gôrila → vượn → khỉ sóc.

D. Tinh tinh → khỉ sóc → vượn → gôrila.

Câu 7: Con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình nhờ

A. Tiến hóa nhỏ.

B. Tiến hóa văn hóa.

C. Tiến hóa sinh học.

D. Tiến hóa lớn.

Câu 8: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu , quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

(2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

(3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

(4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh trạnh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 9: Một trong những đặc trưng cơ bản của quần xã là

A. Thành phần loài.

B. Mật độ.

C. Kích thước.

D. Kiểu tăng trưởng.

Câu 10: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kỳ?

A. Còng còng xuất hiện nhiều ở bãi cát khi thủy triều lên.

B. Ếch có nhiều vào mùa mưa.

C. Số lượng cá cơm ở vùng biển Peru cứ 9-10 năm lại giảm mạnh.

D. Lợn chết hàng loạt do dịch tả Châu Phi.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1.A

2.C

3.B

4.C

5.D

6.C

7.B

8.B

9.A

10.D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ - 04

Câu 1. Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

B. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.

C. Đột biến và di - nhập gen.

D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 2. Trình tự các giai đoạn trong quá trình phát sinh sự sống:

A. Tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học

B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học

C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học

D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học

Câu 3. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là

A. Giới hạn sinh thái         B. Nơi ở

C. Sinh cảnh                     D. Ổ sinh thái

Câu 4. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoáng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:

A. Sinh cảnh

B. Ổ sinh thái.

C. Môi trường

D. Giới hạn sinh thái

Câu 5. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quẩn thể chậm nhất là

A. Di - nhập gen

B. Giao phối.

C. Chọn lọc tự nhiên.

D. Đột biến.

Câu 6. Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quẩn thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:

A. biến động di truyền.

B. thoái hóa giống

C. di - nhập gen

D. giao phối không ngẫu nhiên

Câu 7. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.

B. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đồi

C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

D. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tẩn số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 8. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

B. Nhóm loài

C. Tỉ lệ giới tính

D. Mật độ cá thể.

Câu 9. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do

A. có khả năng tiêu diệt các loài khác.

B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh,

C. số lượng cá thể nhiều.  

D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

Câu 10. Khi quan sát biến dị ở sinh vật, Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm:

A. Đột biến trung tính.

B. Thường biến

C. Biến dị cá thể.

D. Biến dị tổ hợp.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1C

2B

3D

4D

5D

6C

7C

8B

9D

10C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ - 05

Câu 1. Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động:

A. Theo chu kì nhiều năm

B. Không theo chu kì

C. Theo chu kì mùa

D. Theo chu kì tuần trăng

Câu 2. Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể là:

1. Do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh.

2. Do sự thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật.

3. Do sự thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh.

4. Do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.

Phương án đúng:

A. 1, 2                                B. 1, 3

C. 2, 4                                D. 1, 2, 3, 4.

Câu 3. Số lượng cá thể của quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như số lượng giảm hẳn. Như vậy, đây là dạng biến động số lượng cá thể của quần thể quần thể

A. theo chu kỳ mùa

B. theo chu kỳ năm

C. không theo chu kỳ

D. theo chu kì nhiều năm

Câu 4. Tập hợp cá thể nào thuộc một trong các nhóm sau đây phân bố trong một sinh cảnh xác định được gọi là một quần xã sinh vật?

A. Thông đuôi ngựa               B. Lan

C. Bạch đàn trắng                  D. Lim xanh

Câu 5. Một quần xã ổn định thường có

A. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.

B. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp.

C. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao.

D. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp.

Câu 6. Ở một quần thể của một loài lưỡng bội, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có bao nhiêu loại kiểu gen dị hợp về gen A là

A. 10                                      B. 6

C. 16                                      D. 4

Câu 7. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền 0,4Aa : 0,6aa. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, trong số cá thể mang kiểu hình trội thì cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ

A. 8/9                                     B. 1/3

C. 8/17                                   D. 9/17

Câu 8. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Cây cỏ ven bờ ở Hồ Tây

B. Cây sống trong rừng Cúc Phương

C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh

D. Đàn cá chép đang sống trong ao

Câu 9. Mối quan hệ sinh thái nào sau đây, không có loài nào có lợi?

A. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

D. Các cây hành, tỏi tiết các chất ra môi trường làm ảnh hưởng tới các loài khác.

Câu 10. Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:

A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

C. duy trì mật độ hợp lí của các cá thể trong quần thể.

D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1.A

2.B

3.A

4.B

5.A

6.B

7.B

8.D

9.D

10.A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HKII môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Qúy Đôn có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON