Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu học tập: Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Trãi có đáp án, được HOC247 biên soạn và tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI |
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Để phân biệt 2 cá thể sinh sản hữu tính thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Sinh lí, sinh hoá B. Cách li sinh sản C. Sinh thái D. Hình thái
Câu 2: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. nhễm sắc thể. C. giao tử. D. quần thể.
Câu 3: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể. B. phân tử. C. quần thể. D. loài.
Câu 4: Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì
A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp. B. các alen lặn có tần số đáng kể.
C. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.
D. các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
Câu 5: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọ lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đay không đúng?
A. Chọc lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
B. Chọc lọc tự nhiên chống lại alen có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Chọc lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn mottj alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
D. Chọc lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
Câu 6: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho:
A. cách li sau hợp tử. B. cách li mùa vụ.
C. cách li trước hợp tử. D. cách li tập tính.
Câu 7: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
B. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
C. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
D. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
Câu 8: Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
A. tinh tinh B. đười ươi C. vượn D. gôrilia
Câu 9: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là:
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
C. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
D. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
Câu 10: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
B. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.
D. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
C |
C |
D |
A |
C |
A |
C |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ - 02
Câu 1. Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể?
A. độ đa dạng
B. kích thước quần thể
C. mật độ cá thể
D. tỉ lệ đực – cái
Câu 2. Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn diễn ra theo trình tự như thế nào?
A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
D. Rừng lim nguyên sinh bị chết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
Câu 3. Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
A. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối
B. Sâu bọ sống trong các tổ mối
C. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
D. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển
Câu 4. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái
A. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
B. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất
C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường
D. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất
Câu 5. Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là
A. ức chế - cảm nhiễm
B. ức chế - cảm nhiễm
C. khống chế sinh học
D. nhịp sinh học
Câu 6. Trong quan hệ giữa 2 loài, có ít nhất 1 loài bị hại thì đó là mối quan hệ nào sau đây?
A. quan hệ hội sinh
B. quan hệ hỗ trợ
C. quan hệ hợp tác
D. quan hệ đối kháng
Câu 7. Phân bố cá thể theo nhóm là
A. kiểu phân bố làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
B. kiểu phân bố giúp sinh vật tân dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
C. kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp ở những sinh vật sống bầy đàn
D. kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều
Câu 8. Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành các ……………. khác nhau
A. ổ sinh thái B. quần thể
C. sinh cảnh D. quần xã
Câu 9. Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
B. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
C. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp
Câu 10. Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng của quần xã ……..(X)……., các loài thường có ổ sinh thái …..(Y)….. Vậy X và Y lần lượt là:
A. cao, rộng B. thấp, hẹp
C. cao, hẹp D. thấp, rộng
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02
1.A |
2.B |
3.A |
4.A |
5.B |
6.D |
7.C |
8.A |
9.B |
10.C |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ - 03
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
Câu 2. Khi nói về cơ quan tương đồng, có mấy ví dụ sau đây là đúng?
(1). Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt
(2). Củ khoai lang và củ khoai tây
(3). Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng
(4). Chân chuột chũi và chân dế dũi,
(5). Vòi hút của bướm và mỏ chim ruồi
(6). Cánh dơi, cánh chim.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 3. Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài.
B. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài.
C. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.
D. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài.
Câu 4. Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là
A. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản
C. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh, tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
D. Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 5. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A. Hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. Giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. Đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. Làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 6. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. Quần thể mới xuất hiện.
B. Chi mới xuất hiện
C. Loài mới xuất hiện
D. Họ mới xuất hiện.
Câu 7. Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó
A. Trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể.
B. Tham gia vào hình thành loài
C. Gián tiếp phân hóa các kiểu gen
D. Trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể.
Câu 8. Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là
A. Cá thể. B. Quần thể.
C. Giao tử. D. Nhễm sắc thể
Câu 9. Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình
tiến hóa?
(1): tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
(2): khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi.
(3): giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen.
(4): đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại.
Trả lời đúng nhất là
A. (3) và (4) B. (2) và (4)
C. (1) và (3) D. (2) và (3).
Câu 10. Cách li sau hợp tử không phải là
A. Trở ngại ngăn cản con lai phát triển
B. Trở ngại ngăn cản sự thụ tinh
C. Trở ngại ngăn cản tạo ra con lai
D. Trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03
1.B |
2.B |
3.A |
4.B |
5.A |
6.C |
7.A |
8.B |
9.D |
10.B |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ - 04
Câu 1. Một chuỗi thức ăn gồm
A. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, mỗi mắt xích là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
B. nhiều loài sinh vật có quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
C. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.
D. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
Câu 2. Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
II. Loài D có thể thuộc 2 bậc dinh dưỡng khác nhau.
III. Loài A và loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
IV. Sự thay đổi số lượng cá thể của loài H liên quan trực tiếp đến sự thay đổi số lượng cá thể của loài I và loài G.
A. 4 B. 1
C. 3 D. 2
Câu 3. Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.
II. Thực vật chỉ hấp thụ CO2 mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường.
III. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
IV. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ.
A. 2 B. 3
C. 1 D. 4
Câu 4. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.
B. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
C. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi
Câu 5. Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực
(2) Quần xã cây gỗ lá rộng.
(3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi
(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1)
B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1)
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1)
D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
Câu 6. Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, ếch đồng là sinh vật bậc
A. 4 B. 1
C. 3 D. 2
Câu 7. Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
B. Sự phân bố của các loài trong không gian.
C. Tỉ lệ giới tính.
D. Nhóm tuổi.
Câu 8. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do
A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
C. nguồn sống của môi trường cạn kiệt.
D. kích thước của quần thể còn nhỏ.
Câu 9. Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là
A. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
B. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
C. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Câu 10. Lịch sử trái đất gồm đại địa chất theo thứ tự là:
A. Thái cổ - Nguyên sinh -Cổ sinh - Trung sinh - Tân sinh.
B. Thái cổ - Nguyên sinh - Cổ sinh - Tân sinh - Trung sinh
C. Cổ sinh - Thái cổ - Nguyên sinh - Trung sinh - Tân sinh
D. Thái cổ - Cổ sinh - Trung sinh - Nguyên sinh - Tân sinh
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04
1.D |
2.D |
3.A |
4.B |
5.B |
6.C |
7.B |
8.D |
9.A |
10.A |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ - 05
Câu 1. Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
A. vật ăn thịt – con mồi.
B. cạnh tranh.
C. ức chế cảm nhiễm.
D. ký sinh.
Câu 2. Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ
A. cạnh tranh B. hội sinh.
C. hợp tác. D. cộng sinh.
Câu 3. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
A. đang sinh sản.
B. trước sinh sản.
C. đang sinh sản và sau sinh sản
D. trước sinh sản và đang sinh sản.
Câu 4. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ quần thể bị tác động là
A. yếu tố vô sinh.
B. yếu tố hữu sinh.
C. các bệnh truyền nhiễm.
D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
Câu 5. Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
B. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể?
A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
Câu 7. Kiểu phân bố nào thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều?
A. Phân bố đồng đều.
B. Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.
C. Phân bố ngẫu nhiên.
D. Phân bố theo nhóm.
Câu 8. Có mấy loại diễn thế sinh thái?
A. 2 B. 4
C. 1 D. 3
Câu 9. Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động
A. không theo chu kì.
B. theo chu kì mùa
C. theo chu kì nhiều năm.
D. theo chu kì tuần trăng.
Câu 10. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?
A. Mật độ cá thể.
B. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
C. Tỉ lệ đực, cái.
D. Đa dạng loài.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05
1.B |
2.C |
3.D |
4.A |
5.B |
6.B |
7.B |
8.A |
9.B |
10.D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HKII môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Trãi có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.