YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 có đáp án năm 2021 Trường THCS Bình Lục

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Bình Lục, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT BÌNH LỤC

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 12

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một phần sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động đối phó...” Đó là phương hướng chiến lược của ta trong:

A. Phá sản kế hoạch Na-va.                                         B. Chiến dịch Tây Bắc.

C. Đông Xuân 1953 - 1954.                                         D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 2:  Cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, ta đã buộc địch phải phân tán binh lực trên chiến trường ở những địa điểm nào theo trình tự thời gian ?

A. Điện Biên ⇒ Sê-nô ⇒ Luông – Pha-băng, Mường Sài ⇒ Plây-cu.

B. Điện Biên ⇒ Luông – Pha-băng ⇒ Sê nô ⇒ Plây-cu.

C. Điện Biên ⇒ Mường Sài ⇒ Sê-nô ⇒ Plây-cu.

D. Điện Biên ⇒ Sê-nô ⇒ Plây-cu ⇒ Luông – Pha-băng, Mường Sài.

Câu 3:  Ai làm Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ ?

A. Nguyễn Duy Trinh.         B. Phạm Văn Đồng.        C. Xuân Thuỷ.                 D. Nguyễn Thị Bình

Câu 4:  Na-va là một tướng tài của Mĩ được cử sang Đông Dương để làm cố vấn kiêm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, đúng hay sai?

A. Đúng                                                                        B. Sai.

Câu 5:  Việc tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh có nằm trong kế hoạch ngay từ đầu của Na-va không?

A. Có                                                                            B.  Không.

Câu 6:  Khấu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

A. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”

B. “Thà hy sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”

C.  “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”

D. “Thà hy sinh tất cả chứ không để mất nước, không làm nô lệ”

Câu 7:  Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là gì?

A. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhật tiêu biểu cho tinh thần chiến đầu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

B. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX

C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

D. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình.

Câu 8:  Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

A. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.

B. “Thà hi sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”.

C. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”.

D. B và C đúng.

Câu 9:  Vì sao Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là Pháo đài bất khả xâm phạm”?

A. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

B. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.

C. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10:  Hội đồng chính phủ và Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua kế họach quân sự Na-va vào thời gian nào?

A. Tháng 5 - 1953.               B. Tháng 6 - 1953.           C. Tháng 7 - 1953.          D. Tháng 8 - 1953.

Câu 11:  Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc theo quyết định của hội nghị ngoại trưởng 4 nước nào?

A. Mĩ, Anh, Pháp, Đức.                                               B.  Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp,

C. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.                  D. Liên Xô, Mĩ, Pháp, Việt Nam.

Câu 12:  Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc theo quyết định của hội nghị ngoại trưởng 4 nước nào?

A. Mĩ, Anh, Pháp, Đức.                                               B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp

C. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.                  D. Liên Xô, Mĩ, Pháp, Việt Nam

Câu 13:  Trong bước 1 của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu ?

A. Bắc Bộ, Trung Bộ.                                                  B. Bắc Bộ.

C. Nam Bộ, Trung Bộ.                                                 D. Nam Bộ.

Câu 14:  Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 là gì?

A. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp,

B. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp - Mĩ

C. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của chúng phải tự động phân tán và giam chân ở miền rừng núi.

D. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của thực dân Pháp.

Câu 15:  Vì sao kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ ta thu toàn bộ vũ khí và cơ sở vật chất kĩ thuật?

A. Vì địch không vận chuyển kịp.                                B. Vì cách xa hậu cứ của địch.

C. Vì địch bị tiêu diệt và bắt sống hoàn toàn.              D. Tất cả các lí do trên.

Câu 16:  Từ cuối năm 1953 đến đầu 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?

A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông-pha-băng.

B. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâycu, Luông-pha-băng.

C. Điện Biên Phủ, Thà Khet, Plâycu, Luông-pha-băng.

D. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâycu, Sầm Nưa.

Câu 17:  Nội dung cơ bản trong bước 1 của kế hoạch quân sự Na-va là gì?

A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

C. Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.

D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.

Câu 18:  Trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 - 1954), nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Có một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng

B. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng.

C. Có hậu phương vững chắc.

D. Có tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 19:  Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như:.............................. của thế kỉ XX”.

A. Một Chị Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa.

B. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa.

C. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm - Xoài Mút, một Đống Đa.

D. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa.

Câu 20:  Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành:

A. 45 cứ điểm và 3 phân khu.                                      B. 49 cứ điểm và 3 phân khu.

C. 50 cứ điểm và 3 phân khu.                                      D. 55 cứ điểm và 3 phân khu.

Câu 21:  “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh....”. Đó là câu nói của ai?

A. Võ Nguyên Giáp.                                                    B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Trường Chinh.                                                         D. Phạm Văn Đồng.

Câu 22:  Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

A.   40 tiểu đoàn                   B. 44 tiêu đoàn.               C. 46 tiểu đoàn                D. 84 tiểu đoàn

Câu 23:  Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va:

A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, trong 18 tháng dành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

C. Giành thắng lợi quân sự, kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.

D. Giành thắng lợi quân sự, kết thúc chiến tranh theo ý muốn.

Câu 24:  Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?

A. 55 ngày đêm.                   B. 56 ngày đêm.              C. 60 ngày đêm.              D. 66 ngày đêm.

Câu 25:  “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh...”. Đó là câu nói của ai?

A. Võ Nguyên Giáp                                                     B.  Chủ tịch Hồ Chí Minh

C. Trường Chinh                                                          D.  Phạm Văn Đồng

Câu 26:  Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. Cứ điểm Him Lam.                                                  B. Sân bay Mường Thanh.

C. Đồi A1, C1.                                                             D. Sở chỉ huy Đờ-cat-xtơ-ri.

Câu 27:  Để thực hiện kế hoạch Na-va Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

A. 44 tiểu đoàn.                    B. 80 tiểu đoàn                C. 84 tiểu đoàn.               D. 86 tiểu đoàn.

Câu 28:  Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va?

A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Dương.

B. Điện Biên Phủ cách xa hậu phương của ta.

C. Thực dân Pháp cho rằng bộ đội chủ lực của ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 29: Lí do nào sau đây không đúng khi nói về chủ trương ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?

A. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Na-va.

B. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ.

C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với phía Bắc Đông Dương.

D. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.

Câu 30:  Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : "Cơ sở của việc đình chiến là Việt Nam là Chính phủ Pháp ... tôn trọng ... thực sự của Việt Nam".

A. Thật thà, nền độc lập.                                              B. Cam kết, nền độc lập.

C. Thật sự, chủ quyền.                                                 D. Thật lòng, chủ quyền.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

C

11

B

21

B

2

A

12

B

22

B

3

C

13

B

23

B

4

B

14

C

24

B

5

B

15

C

25

B

6

C

16

B

26

C

7

A

17

A

27

C

8

C

18

A

28

D

9

D

19

D

29

A

10

C

20

B

30

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1:  Một trong những nội dung của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là

    A.  Hoa Kì cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

    B.  các bên thực hiện ngừng bắn, tiến hành tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực.

    C.  Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sau hai năm.

    D.  các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

Câu 2:  Chiến thuật cơ bản được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam là

    A.  “tràn ngập lãnh thổ”.

    B.  “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

    C.  “lấn chiếm, bình định”

    D.  “tìm diệt, bình định”.

Câu 3:  Nguyên nhân khách quan góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là

    A.  có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    B.  nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết nhất trí, chiến đấu dũng cảm.

    C.  có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương.

    D.  phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.

Câu 4:  Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976) đã

    A.  tạo khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

    B.  đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị - xã hội.

    C.  tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

    D.  là điều kiện trực tiếp để Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.

Câu 5:  Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của cách mạng miền Bắc đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975?

    A.  Là nơi tiếp nhận nguồn viện trợ từ bên ngoài.

    B.  Là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ.

    C.  Giáng những đòn quyết định đánh bại từng chiến lược chiến tranh của Mĩ.

    D.  Là hậu phương lớn chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.

Câu 6:  Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam đã

    A.  giáng đòn quyết định đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ.

    B.  giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

    C.  giáng đòn quyết định đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ.

    D.  buộc Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 7:  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò

    A.  quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

    B.  quyết định để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.

    C.  quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.

    D.  quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

Câu 8:  Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (1975) thắng lợi có ý nghĩa quan trọng là

    A.  là cơ sở để Bộ Chính trị đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.

    B.  tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.

    C.  đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

    D.  đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ tiến công chiến lược thành Tổng tiến công chiến lược.

Câu 9:  Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

    A.  vai trò của chính quyền Sài Gòn.                      B.  vai trò quân Mĩ trên chiến trường.

    C.  tính chất chiến tranh.                                        D.  mục tiêu chiến tranh.

Câu 10:  Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 (7-1973) của Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là

    A.  đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm, giành chính quyền. 

    B.  chống Mĩ - Diệm, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    C.  tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

    D.  khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục nền kinh tế.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

A

6

B

11

C

16

C

21

A

26

D

2

B

7

A

12

A

17

B

22

B

27

C

3

C

8

C

13

C

18

D

23

C

28

D

4

A

9

B

14

A

19

A

24

D

29

B

5

C

10

C

15

D

20

B

25

C

30

D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1:  Yếu tố nào sau đây được Mĩ và chính quyền Sài Gòn xem như “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam?

    A.  Ấp chiến lược.                                                      B.  Chính quyền Sài Gòn.

    C.  Đô thị.                                                                  D.  Quân đội Sài Gòn.

Câu 2:  Thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) của Mĩ là

    A.  Ấp Bắc (1963).                                                     B.  Bình Giã (1964-1965).

    C.  An Lão (1965).                                                     D.  Vạn Tường (1965).

Câu 3:  Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là kết hợp

    A.  đấu tranh trên ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao.

    B.  khởi nghĩa ở nông thôn với  đấu tranh chính trị của quần chúng ở đô thị.

    C.  khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với nổi dậy ở các đô thị.

    D.  tiến công của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng nhân dân.

Câu 4:  Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành

    A.  đồng minh duy nhất của Mĩ.

    B.  căn cứ quân sự bậc nhất của Mĩ.

    C.  căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.

    D.  thị trường xuất nhập khẩu ở Đông Dương.

Câu 5:  Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của cách mạng Miền Bắc đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975?

    A.  Là nơi tiếp nhận nguồn viện trợ từ bên ngoài.

    B.  Là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ.

    C.  Là hậu phương lớn chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.

    D.  Giáng những đòn quyết định đánh bại từng chiến lược chiến tranh của Mĩ.

Câu 6:  Đặc điểm nổi bật của tình hình miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 là

    A.  miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.

    B.  Quân giải phóng miền Nam tiếp quản thành phố Sài Gòn.

    C.  Mĩ đưa quân viễn chinh trở lại miền Nam Việt Nam.

    D.  Mĩ rút quân nhưng chính quyền Sài Gòn chưa bị lật đổ.

Câu 7:  Thắng lợi ngoại giao của nhân dân Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973) là

    A.  buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Pari.

    B.  thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

    C.  thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

    D.  tiến hành Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Câu 8:  Chiến dịch nào sau đây đã mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?

    A.  Đường 14 - Phước Long.                                     B.  Hồ Chí Minh.

    C.  Tây Nguyên.                                                         D.  Huế - Đà Nẵng.

Câu 9:  Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là

    A.  hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    B.  cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    C.  xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

    D.  tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 10:  Ý nào sau đây phản ánh tính linh hoạt và nhân văn trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam?

    A.  Tranh thủ thời cơ, đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của.

    B.  Giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.

    C.  Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

    D.  Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5 năm 1975).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

6

D

11

D

16

D

21

A

26

D

2

D

7

D

12

B

17

D

22

C

27

A

3

D

8

C

13

C

18

A

23

B

28

B

4

C

9

D

14

C

19

A

24

A

29

D

5

D

10

A

15

D

20

B

25

B

30

C

 

ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Thắng lợi của phong trào "Đồng khởi" dẫn đến sự ra đời của tổ chức nào?

A. Trung ương Cục miền Nam.

B. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình.

C. Măt trận Dân tộc gải phóng miền Nam Việt Nam.

D. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Câu 2. "Việt Nam hóa chiến tranh"  thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu nào của Đế quốc Mĩ?

A. Đề cao học thuyết Ních-xơn.               B. "Tìm diệt" và "bình định".                                   

C. "Dùng người Việt đánh người Việt".   D. Sử dụng quân Mĩ là chủ yếu.

Câu 3. Trong chiến dịch Tây Nguyên, ta đã chọn địa điểm nào để đánh nghi binh  quân địch?

A. Kon Tum và Gialai.                                             B. Plâyku và KonTum.

C. Buôn Ma Thuột và Plâyku.                                 D. Buôn Ma Thuột và Kon Tum.

Câu 4. Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được thể hiện trong chiến thuật nào?

A. Thực hiện "tìm diệt" và "bình định".

B. Sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như "trực thăng vận" và "thiết xa vận".       

C. Lập "ấp chiến lược".    

D. Tiến hành "tìm diệt" và "lấn chiếm".

Câu 5. Trong "Đông Dương hóa chiến tranh", lực lượng nào được sử dụng như một lực lượng xung kích để xâm lược Cam-pu-chia và tăng cường chiến tranh ở Lào?

A. Quân viễn chinh Mĩ.                                            B. Quân đội Sài Gòn và quân đồng minh.            

C. Quân đội Sài Gòn.                                               D. Quân đội Mĩ và Đồng minh Mĩ.

Câu 6. Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?

A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng của địch mỏng, bố phòng sơ hở.

B. Lực lượng chủ lực của ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên.

C. Giải phóng được Tây Nguyên ta sẽ làm chủ hoàn toàn các tỉnh duyên hải miền Trung.

D. Quân địch mạnh nhưng bố phòng sơ hở.

Câu 7. Nội dung nào là ý nghĩa của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973?

A. Kết thúc 15 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

B. Lật đổ ách thống trị của Pháp và Nhật.

C. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

D. Giúp Việt Nam giành lại được Độc lập.

Câu 8. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18-8-1968, chứng tỏ điểu gì?

A. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ.

B. Quân viễn chinh Mĩ đã mất khá năng chiến đấu.

C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã trường thành nhanh chóng.

D. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đánh bại quân viễn chinh Mĩ.

Câu 9. Chiến thắng nào được coi là "phép thử" để Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam?

A. Chiến thắng Buôn Ma Thuột.                              B. Chiến thắng Phước Long.

C. Chiến thắng tết Mậu Thân.                                  D. Chiến thắng Plâycu.

Câu 10. Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết địch gì sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng?

A. Giải phóng Sài Gòn sau năm 1975.

B. Mở chiến dịch Hồ Chí Minh.

C. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa (tháng 5-1975).

D. Giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa năm 1975.

 ---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

                       ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4   

01. C; 02. C; 03. B; 04. A; 05. C; 06. A; 07. C; 08. D; 09. B; 10. C

11. D; 12. A; 13. C; 14. B; 15. D; 16. C; 17. B; 18. A; 19. A; 20. B

21. C; 22. A; 23. B; 24. B; 25. D; 26. D; 27. D; 28. A;

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới:

A. Đacực.B. Đơn cực.              C. Đa cực nhiều trung tâm.                   D. Một cực nhiều trung tâm.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học hiện đại ngày nay là do

A. bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt thiên nhiên.                                                              

B. kế thừa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII.

C. yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì "chiến tranh lạnh".

D. đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.

Câu 3: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ là

A. Mĩ.                                       B. Liên Xô                               C. Nhật Bản.                        D. Trung Quốc.

Câu 4: Đặc điểm cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D.Diễn ra trên nhiều  lĩnh vực với  qui mô lớn với tốc độ nhanh.

Câu 5: Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Gây ra tai nạn lao động , tai nạn giao thông.

B. Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.

C. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.

D. Gây ra ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới, vũ khí hủy diệt loài người.

Câu 6: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Bắc Á đều bị

A. Anh- Pháp chiếm làm thuộc địa.                                         B. chủ nghĩa thực dân nô dịch.

C. chủ nghĩa đế quốc xâm lược.                                             D. Liên Xô- Trung Quốc chiếm đóng.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không thuộc đường lối đổi mới của Trung Quốc từ 1978?

A. Tiến hành cải cách và mở cửa.

B. Lấy phát triển kinh làm trung tâm.

C. Thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”

D. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là:

A. Cục diện “Chiến tranhlạnh”.B. Xu thế toàn cầuhóa.

C. Sự hình thành các liên minh kinhtế.D. Sự ra đời các khối quân sự đốilập.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây khẳng định mục đích quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B.Ngăn chặn và thủ tiêu mọi sự đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới.

C.Áp dụng những biện pháp để trừng trị các hoạt động xâm lược phá hoại hòa bình.

D.Duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

B

11

C

21

D

2

D

12

A

22

D

3

A

13

A

23

D

4

A

14

A

24

A

5

D

15

A

25

A

6

B

16

B

26

A

7

C

17

C

27

A

8

A

18

C

28

B

9

C

19

C

29

C

10

D

20

C

30

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 có đáp án năm 2021 Trường THCS Bình Lục. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON