YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Bội Châu

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trường THPT Phan Bội Châu. Đề thi gồm có trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội.

C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.

D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.

Câu 2. Cho các sự kiện sau:

1. Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa VI.

2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

3. Đại hội Đảng đề ra đường lối đổi mới.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.

A. 1,2,3                         B. 3,1,2

C. 1,3,2                         D. 2,1,3

Câu 3. Đến ngày 20-9-1977, nước ta trở thành hội viên thứ mấy của Liên Hiệp Quốc?

A. 110.                             B. 150.

C. 149.                             D. 160.

Câu 4. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại

A. Kì họp thứ sáu Quốc hội khóa I.

B. Kì họp thứ nhất quốc hội khóa VI.

C. Kì họp thứ hai Quốc hội hóa VI.

D. Kì họp thứ nhất quốc hội khóa I.

Câu 5. Kết quả Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 – 4 – 1976) và kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI có ý nghĩa gì?

A. Lần thứ 2 cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.

B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).

C. Ta đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

D. Ta đã thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

Câu 6. Cho các sự kiện sau:

1. Khởi nghĩa từng phần ở Bắc Ái.

2. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam thành lập.

3. Nhân dân huyện Mỏ Cày nổi dậy mở đầu phong trào Đồng khởi ở Bến Tre.

4. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15.

Hãy sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian.

A. 1,2,3,4                        B. 1,4,2,3

C. 4,1,3,2                        D. 4,2,3,1

Câu 7. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đã sử dụng lực lượng nào là chủ yếu?

A. Lực lượng quân đội Sài Gòn.

B. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ.

C. Lực lượng quân Mĩ và chư hầu.

D. Tất cả các lực lượng trên.

Câu 8. Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng?

A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

B. Đổi mới không phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

C. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

D. B và C đúng.

Câu 9. Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra.

A. Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Đường lối phát triển kinh tế.

C. Đường lối đổi mới.

D. Đường lối thống nhất đất nước.

Câu 10. Mục tiêu chung của cách mạng hai miền sau Hiệp định Giơnevơ là gì?

A. Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

C. Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, xây dựng CNXH ở miền Bắc.

D. Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, thực hiện cách mạng ruộng đất ở miền Bắc.

Câu 11. Âm mưu cơ bản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là

A. Dùng người Việt đánh người Việt.

B. Đưa quân đội viễn chinh và chư hầu sang xâm lược Việt Nam.

C. Tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược.

D. Tăng cường lực lượng quân Ngụy.

Câu 12. Ngày 24-3-1975, địa phương nào hoàn toàn giải phóng?

A. Huế.                          B. Tây Nguyên.

C. Đà Nẵng.                  D. Sài Gòn.

Câu 13. Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc khi thực hiện nhiệm vụ 5 năm lần thứ nhất là

A. Xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

B. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

C. Ra sức phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống nhân dân...

D. Ưu tiên phát triển nông nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp.

Câu 14. Thắng lợi của chiến dịch nào có ý nghĩa chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược?

A. Chiến thắng Tết Mậu Thân năm 1968.

B. Chiến thắng 1972.

C. Chiến dịch Tây Nguyên.

D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

Câu 15. Chương trình được coi là “xương sống” của chiến tranh đặc biệt là:

A. Viện trợ cho quân đội Sài Gòn.

B. Đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự.

C. Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

D. Tiến hành dồn dân lập ấp “chiến lược”.

Câu 16. Tại sao trong thực hiện đường lối đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đổi mới kinh tế?

A. Kinh tế là nền tảng, là cơ sở tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.

B. Tạo ra khả năng phát triển đất nước.

C. Vật chất quyết định mọi vấn đề khác.

D. Tạo ra bước đi vững chắc cho đất nước.

Câu 17. Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là

A. đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội

B. nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển.

D. củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội.

Câu 18. Chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện qua hai đời tổng thống Mĩ?

A. Chiến tranh đơn phương.

B. Chiến tranh cục bộ.

C. Chiến tranh đặc biệt.

D. Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 19. Nội dung cơ bản của kế hoạch Xtalây - Taylo là gì?

A. Bình định toàn miền Nam.

B. Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.

C. Bình định miền Nam trong vòng 2 năm.

D. Bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng hai năm.

Câu 20. Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là:

A. Lực lượng quân ngụy.

B. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ.

C. Lực lượng quân chư hầu.

D. Tất cả các lực lượng trên.

Câu 21. Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra ở đâu?

A. Núi Thành.                   B. Chu Lai.

C. Vạn Tường.                  D. Ba Gia.

Câu 22. Quân dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mĩ trong bao nhiêu ngày đêm và từ ngày nào đến ngày nào?

A. 10 ngày đêm từ 15 đến hết 25 tháng 10 năm 1970.

B. 11 ngày đêm từ 15 đến hết 26 tháng 11 năm 1971.

C. 12 ngày đêm từ 17 đến hết 29 tháng 10 năm 1972.

D. 12 ngày đêm từ 18 đến hết 29 tháng 12 năm 1972.

Câu 23. Bước vào mùa khô thứ 2 (đông xuân 1966-1967), Mỹ đã tiến hành

A. 450 cuộc hành quân chiến lược.

B. 895 cuộc hành quân chiến lược.

C. 890 cuộc hành quân chiến lược.

D. 980 cuộc hành quân chiến lược.

Câu 24. Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI?

A. Đổi mới về kinh tế.

B. Đổi mới về chính trị.

C. Đổi mới về văn hóa.

D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

Câu 25. Đại hội Đảng VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng CSVN là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là?

A. Đổi mới về chính trị.

B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.

C. Đổi mới về kinh tế.

D. Đổi mới về văn hóa.

Câu 26. Mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1986-1990) là gì?

A. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

C. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng để đưa nước ta thành một nước công nghiệp.

Câu 27. Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu miền Bắc và đoàn đại biểu miền Nam về việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã được họp ở đâu?

A. Hà Nội                        

B. Sài Gòn.

C. Huế                            

D. Đà Nẵng.

Câu 28. Từ giữa 1965, Mĩ đưa ồ ạt lực lượng viễn chinh Mĩ và quân đội chư hầu vào miền Nam Việt Nam để thực hiện chiến lược nào?

A. Chiến tranh đặc biệt.

B. Chiến tranh cục bộ.

C. Việt Nam hóa chiến tranh.

D. Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 29. Cho các sự kiện sau:

1. Chiến thắng Vạn Tường.

2. Cuộc tổng tiến công và nội dậy tết Mậu Thân.

3. Chiến thắng Ấp Bắc.

4. Chiến thắng Bình Giã.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.

A. 1,2,3,4                        

B. 4,3,2,1

C. 3,4,1,2                        

D. 2.1.3.4

Câu 30. Đến cuối năm 1967, cương lĩnh của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được bao nhiêu nước lên tiếng ủng hộ.

A. 41 nước                     

B. 42 nước

C. 44 nước                     

D. 45 nước.

Câu 31. Đòn mở màn cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 được thực hiện vào thời điểm

A. Đêm giao thừa. 

B. Sáng mồng 1 Tết.

C. Đêm mồng 1 rạng sáng mồng 2.

D. Sáng mồng 2 Tết.

Câu 32. “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”. Đó là nhận định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng vào thời điểm nào?

A. Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên.

B. Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

C. Khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn.

D. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 33. Ngày 27/1/1973 Hiệp định nào được kí kết?

A. Hiệp định Sơ bộ.

B. Hiệp định Giơ ne vơ.

C. Hiệp định Viêng Chăn.

D. Hiệp định Pari.

Câu 34. Trong thời kì 1954 – 1975, thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ ?

A. Phong trào “Đồng Khởi” 1959-1960.

B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

D. Cuộc tổng tiến công chiến và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 35. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam 9-1960 xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

A. Quyết định nhất. 

B. Quyết định trực tiếp.

C. Căn cứ địa cách mạng. 

D. Hậu phương kháng chiến.

Câu 36. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?

A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

B. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không năm” 1972.

C. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.

D. Cuộc Tổng tiến công và nội dậy xuân 1975.

Câu 37. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không năm” 1972.

D. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long cuối năm 1974 đầu năm.

Câu 38. Ngày 6/6/1969 ở miền Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử nào?

A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.

B. Quân dân miền Nam mở cuộc tiến công vào Sài Gòn.

C. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập.

D. Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành lập.

Câu 39. Năm 1972 quân ta mở cuộc tiến công chiến lược với hướng tấn công chủ yếu là

A. Quảng Trị.               

B. Sài Gòn.

C. Đông Nam Bộ.          

D. Tây Nguyên.

Câu 40. Chiến thắng nào khẳng định quân dân miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mĩ trong “chiến tranh cục bộ”?

A. Chiến thắng Núi Thành. 

B. Chiến thắng mùa khô 1966-1967.

C. Chiến thắng mùa khô 1963-1966. 

D. Chiến thắng Vạn Tường.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

C

11

A

21

C

31

A

2

A

12

B

22

D

32

B

3

C

13

C

23

B

33

D

4

B

14

C

24

D

34

B

5

C

15

D

25

A

35

A

6

C

16

A

26

C

36

C

7

A

17

A

27

B

37

B

8

D

18

C

28

B

38

C

9

C

19

B

29

C

39

A

10

B

20

B

30

A

40

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?

A. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.

B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.

C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.

D. Sự ra đời của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 - 12 - 1960).

Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?

A. Giáng một đòn mạng vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

B. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

C. Sự ra đời của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960)

D. Làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.

Câu 3. “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ?

A. Phản ứng linh hoạt.

B. Ngăn đe thực tế.

C. Bên miệng hố chiến tranh. 

D. Chính sách thực lực.

Câu 4. Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch nào sau đây?

A. Kế hoạch Stalây – Taylo.

B. Kế hoạch Johnson Mac-namara.

C. Kế hoạch Đờ-lát Đờ-tát-Xi-nhi.

D. Kế hoạch Stalây - Taylo và Johnson Mac-namara.

Câu 5. Trọng tâm của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Dồn dân vào ấp chiến lược.                                     

B. Dùng người Việt đánh người Việt.

C. Bình định miền Nam.                                               

D. Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.

Câu 6. Chiến thắng Ấp Bắc diễn ra vào thời gian nào?

A. 01-01-1963.             B. 01-02-1963.

C. 02-01-1963.             D. 03-01-1963.

Câu 7. Ngày 02-12-1964, quân dân miền Nam đã giành thắng lợi nào sau đây?

A. Chiến thắng Ba Ray. 

B. Chiến thắng Bình Giã.

C. Chiến thắng Ba Gia.

D. Chiến thắng Đồng Xoài.

Câu 8. Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?

A. Ấp Bắc.                        B. Bình Giã.

C. Đồng Xoài.                   D. Ba Gia.

Câu 9. Cuộc đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất của đồng bào miền Nam trong năm 1963 là

A. cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni phật tử Huế (08-5-1963)

B. hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm ở Sài Gòn.

C. cuộc biểu tình của 70 vạn quân chúng ở Sài Gòn (16-6-1963).

D. cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm.

Câu 10. Ngày 01-11-1963 là ngày gì?

A. Tổng thống Kennodi bị ám sát. 

B. Johnson lên nắm chính quyền.

C. Kế hoạch Giônxơn Mac Namara được thông qua.

D. Ngô Đình Diệm bị lật đổ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

A

A

A

C

B

B

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

A

A

C

A

D

B

A

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

C

D

D

A

B

C

B

D

C

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Từ năm 1951, Đảng ta ra hoạt động công khai với tên gọi

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. Việt Nam Cộng sản đảng.

D. Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không thuộc ý nghĩa Chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. Làm phá sản bước đầu của kế hoạch Nava, buộc địch phải bị động phân tán để giữ các địa bàn xung yếu ở Đông Dương.

B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.

C. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ giúp sức.

D. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của quân Pháp.

Câu 3: Phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất" được Đảng đề ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) thuộc lĩnh vực nào sau đây ?

A. Kinh tế.                         B. Chính trị.

C. Văn hóa.                       D. Giáo dục.

Câu 4: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946) là do

A. Việt Nam đã tranh thủ được sự giúp đỡ của Liên Xô và một số nước khác.

B. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến hành xâm lược Việt Nam.

C. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

Câu 5: “Pháo đài bất khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp và Mĩ khi nói về

A. trung tâm lòng chảo Mường Thanh.

B. cụm cứ điểm Luôngphabang và Mường Sài.

C. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

D. cụm cứ điểm Độc Lập, Him Lam, Bản Kéo.

Câu 6: Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

A. Phá hoại nhiều cơ sở kinh tế, quốc phòng của ta ở miền Bắc.

B. Kiểm soát việc ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do phục vụ kháng chiến.

C. Vơ vét sức người, sức của để tăng cường lực lượng của chúng.

D. Làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta trở nên khó khăn, phức tạp.

Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của nhân dân ta trong Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 là

A. giành được quyền chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).

B. giải phóng vùng biên giới Việt - Trung rộng lớn.

C. chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp.

D. khai thông đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Từ tháng 5/1949, Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương nhằm

A. trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại.

B. từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

C. viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh.

D. giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Câu 9: Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) có ý nghĩa quốc tế sâu sắc vì

A. đã góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.

B. đã góp phần làm tan ra hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cỗ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng ở Mĩ Latinh.

C. tạo điều kiện cho cách mạng Lào, Campuchia và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh giành thắng lợi.

D. đã góp phần làm tan ra hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cỗ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

Câu 10. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 của quân dân ta đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp?

A. Đơ lát đơ Tatxinhi.

B. Nava.

C. Rơve.

D. “Đánh nhanh thắng nhanh”.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

D

11

A

21

C

31

A

2

A

12

C

22

D

32

B

3

D

13

A

23

C

33

B

4

D

14

C

24

B

34

B

5

C

15

D

25

D

35

A

6

D

16

B

26

B

36

C

7

A

17

C

27

C

37

A

8

B

18

A

28

B

38

D

9

A

19

D

29

A

39

B

10

C

20

C

30

B

40

B

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930 -1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào?

A. Chính quyền công- nông- binh

B. Chính quyền dân chủ tư sản

C. Chính quyền Xô viết

D. Chính quyền của dân, do dân, vì dân

Câu 2: Luận cương chính trị (10 - 1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là

A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp

B. Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc

C. Đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai

D. Đánh đổ phong kiến và đế quốc

Câu 3: Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?

A. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 -1930)

B. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)

C. Hội nghị ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)

D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935)

Câu 4: Chính sách nào sau đây của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh không được thực hiện trong thời gian tồn tại?

A. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp

B. Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo

C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân

D. Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp

Câu 5: Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?

A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước

B. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra

C. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới

D. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân

Câu 6: Đâu không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng Cộng sản cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau?

A. Thời gian tồn tại ngắn

B. Các chính sách chưa nhiều

C. Quy mô chỉ ở cấp xã

D. Chưa đưa ra chính sách tích cực.

Câu 7: Sự xuất hiện và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã đặt nhân loại đứng trước nguy cơ gì?

A. Khủng bố

B. Chiến tranh hạt nhân

C. Chiến tranh xâm lược

D. Chiến tranh thế giới

Câu 8: Tại Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là

A. Chủ nghĩa phát xít

B. Chủ nghĩa đế quốc

C. Chủ nghĩa thực dân

D. Tư bản tài chính

Câu 9: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1936-1939 là

A. Phát triển mạnh

B. Phục hồi và phát triển

C. Khủng hoảng trầm trọng

D. Phát triển không ổn định

Câu 10: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là

A. Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.

B. Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.

C. Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.

D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1C

2D

3A

4D

5B

6D

7D

8A

9B

10D

11C

12A

13B

14A

15D

16D

17A

18B

19A

20A

21D

22C

23A

24A

25C

26B

27D

28D

29C

30B

31D

32B

33C

34A

35A

36B

37D

38B

39D

40C

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản chứa đựng mẫu thuẫn trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế, chính trị, xã hội.

B. Kinh tế, văn hóa, xã hội.

C. Kinh tế, văn hóa, quân sự.

D. Kinh tế, chính trị, quân sự.

Câu 2. Khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào?

A. Đấu tranh đòi thả Tilắc.

B. Khởi nghĩa Xipay.

C. Chống đạo luật chia cắt Bengan.

D. Đấu tranh ôn hòa.

Câu 3. Cuối TK XIX đầu TK XX, đế quốc nào chiếm nhiều đất đai nhất ở Trung Quốc?            

A. Anh                       B. Pháp.  

C. Đức.                      D. Nhật

Câu 4. Sự kiện nổi bật diễn ra ở Lào ngày 2/12/1975?

A. Chính phủ Lào được thành lập, ra mắt quốc dân.

B. Mĩ kí hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa binh ở Lào.

C. Nhân dân Lào giành được chính quyền trong cả nước.

D. Nước CHDCND Lào được thành lập.

Câu 5. Năm 1906, Phan Châu Trinh và các sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

A. tổ chức phong trào Đông Du.

B. đầu độc binh lính Pháp.

C. mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung kì.

D. tổ chức phong trào chống thuế ở Trung kì.

Câu 6. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp nào?

A. Địa chủ, tư sản.

B. Tư sản, tiểu tư sản.

C. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

D. Nông dân, công nhân.

Câu 7. Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Thanh niên .            

B. An Nam trẻ.

C. Người nhà quê.         

D. Người cùng khổ.

Câu 8. Năm 1936, Đảng ta thành lập Mặt trận với tên gọi là gì?

A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.       

B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 9. Theo hiến pháp năm 1993, thể chế chính trị của Liên Bang Nga là

A. Cộng hòa

B. Quân chủ lập hiến

C. Tổng thống liên bang

D. Dân chủ đại nghị

Câu 10. Từ những năm 90 của TK XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên để trở thành

A. nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

B. cường quốc phần mềm

C. cường quốc chính trị  

D. cường quốc công nghiệp

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

A

D

C

B

A

B

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

D

B

D

C

C

D

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

B

C

A

D

B

B

B

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Bội Châu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF