YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 12 năm 2022 Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án

Tải về
 
NONE

Kì thi HSG là một kì thi quan trọng nhằm tìm kiếm và phát huy tài năng của các em. Để giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn luyện kiến thức và kĩ năng viết văn cho kì thi học sinh giỏi sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em học sinh lớp 12 Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 12 năm 2022 Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 180 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1 (8 điểm)

Nam Cao từng viết trong tác phẩm Lão Hạc: Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương”.

Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống được nhà văn ngầm đề xuất qua ý kiến trên.

Câu 2 (12 điểm)

Biêlinxki đã viết: “Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội; bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại.

(Dẫn theo Lý luận văn học, Phương Lựu, NXB Giáo dục, 1997, trang 361)

Bằng những kiến thức và qua một số tác phẩm thơ mà anh/chị đã học trong chương trình trung học phổ thông, hãy làm sáng tỏ nhận định trên?

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1 (8 điểm)

1.Yêu cầu về kĩ năng:

-Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.

-Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.

-Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác

bỏ,…).

-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính

tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

2. Yêu cầu về nội dung:

-“Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ…,không bao giờ ta thấy họ…,không bao giờ ta thương”. Thực chất, câu văn đang ngầm đặt ra vấn đề: nếu cố tìm thì sẽ hiểu, sẽ không thấy họ “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…”, sẽ không “tàn nhẫn”, sẽ “thấy họ là những người đáng thương”, sẽ “thương” họ.

-Câu văn đã đưa ra một thực tế cuộc sống: khi không có tấm lòng, không có ý thức tìm hiểu, quan tâm đến đối tượng, con người chỉ thấy được những biểu hiện bên ngoài, thường là hạn chế, là tệ hại.

-Khi không hiểu rõ bản chất bên trong của đối tượng, ta thường có xu hướng đánh giá thấp hay gán cho đối tượng những định kiến lệch lạc. Từ đó mà sống và cư xử với đối tượng thiếu sự cảm thông, chia sẻ, thiếu tình người.

-Trong cuộc sống, không nên chỉ căn cứ vào hiện tượng mà cần suy xét sâu xa đến bản chất; phải luôn nhìn nhận con người và sự việc gắn với từng hoàn cảnh cụ thể, khách quan; tuyệt đối không để những định kiến cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi làm sai lệch những đánh giá của bản thân.

-Chỉ khi biết sống vì nhau và sống với tất cả tấm lòng, cuộc đời riêng của mỗi người cũng như cuộc sống chung của toàn xã hội mới thực sự có giá trị.

Câu 2 (12 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

-Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.

-Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.

-Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề.

-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

2. Yêu cầu về nội dung:

2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm)

-Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại. Qua những tác phẩm của họ, người đọc có thể hiểu được phần nào diện mạo bức tranh đời sống của một thời đại.

-Qua một tác phẩm văn học lớn, những bức tranh đời sống của thời đại, đặc biệt là tiếng nói của con người trong thời đại đó, được thể hiện bằng tiếng nói đại diện của chính nhà văn, người nghệ sĩ sáng tạo.

-Nhà thơ lớn phải nói về cuộc sống bằng chính trái tim của mình; họ phải hiểu, cảm thông và chia sẻ với cuộc sống của nhân dân. Từ đó, những vấn đề trong tác phẩm của họ chính là tiếng nói đại diện cho số phận của những người dân trong đời sống xã hội.

-Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực. Nhà văn có vai trò là người thư kí trung thành của thời đại. Nhưng đặc biệt, để trở thành thi sĩ vĩ đại, người viết cần phải có một trái tim đồng cảm với tiếng nói của nhân dân để từ đó có thể chia sẻ những hạnh phúc hay đau khổ của họ trong mỗi tác phẩm của mình; và tác phẩm mới trở thành tiếng nói đại diện cho tiếng nói của dân tộc trong một thời đại.

2.2. Bàn luận: (3.0 điểm)

Khẳng định ý kiến trên của Bêlinxki là đúng đối với những người nghệ sĩ chân chính qua mọi thời đại.

2.3. Phân tích: (5.0 điểm)

a. Giới thiệu: Giới thiệu sơ lược về tác giả và sơ lược về tác phẩm cần chứng minh.

b. Phân tích ý kiến của Biêlinxki qua 02 tác phẩm (chọn chi tiết, đoạn thơ đắt giá để phân tích, không phân tích hết cả tác phẩm):

2.4. Mở rộng vấn đề: (1.0 điểm)

-Vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tác văn học nghệ thuật là rất quan trọng. Thông qua những tác phẩm nghệ thuật lớn người ta có thể hiểu được cuộc sống của một thời đại.

-Người nghệ sĩ phải sáng tác bằng tất cả sự cảm nhận và rung động từ trái tim; phải thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với từng thân phận con người trong cuộc sống... Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm là thước đo tầm vóc nhà sáng tác; và muốn trở thành vĩ đại, thi sĩ phải là người đại diện cho ngôn ngữ và tiếng lòng của một thời đại.

2.5. Khẳng định giá trị của ý kiến: (1.0 điểm)

Ý kiến trên của Biêlinxki đã đánh giá đúng vai trò, vị trí của nhà văn trong sáng tác văn học nói riêng và đời sống nghệ thuật nói chung. Điều đó đã được chứng minh qua tác phẩm thơ.                                   

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (8 điểm)

Voltaire cho rằng: “Kẻ đa nghi mở đường cho phản bội”. Karl Marx thì quan niệm: “Hãy hoài nghi tất cả”.

Theo anh/chị, trong cuộc sống chúng ta có nên đa nghi hay hoài nghi mọi vấn đề? Hãy viết một bài văn để trình bày cách hiểu của anh/chị về hai quan niệm sống nêu trên.

Câu 2 (12 điểm)

Nội tâm nhân vật thường có nét riêng cho thấy những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật. Đặc biệt là những thay đổi trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn.”

(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 196)

Từ việc tìm hiểu nhận định trên, hãy phân tích đời sống nội tâm của một nhân vật trong tác phẩm truyện được học vốn đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng anh/chị.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (8 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

-Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.

-Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.

-Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác

bỏ,…).

-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

2. Yêu cầu về nội dung:

2.1. Giải thích nhận định: (1.0 điểm)

- Nhận định 1: Kẻ đa nghi là kẻ không tin tưởng vào mọi người xung quanh mình, luôn hoài nghi, suy diễn vào mọi hành vi, lời nói của người khác. Điều đó dẫn đến một hệ lụy tất yếu là làm rạn nứt mối quan hệ giữa người với người, khiến họ trở mặt, quay lưng đối với những người thân thiết, gần gũi với mình và bị chính những người thân thiết từ bỏ, phản bội.

-Nhận định 2: Sự hoài nghi mà Marx đề cập là óc hoài nghi khoa học. Đứng trước mọi chân lí của đời sống xã hội và tự nhiên, con người phải có tinh thần phủ định triết học, đừng bao giờ quá cả tin vào những chân lí được xem là bất biến.

2.2. Bàn luận vấn đề: (3.0 điểm)

a. Tại sao sự đa nghi lại là nguồn cơn dẫn đến sự phản bội?

-Một kẻ không biết tin tưởng bất kì ai, luôn suy diễn mọi việc theo hướng tiêu cực, nghĩ xấu về lời nói, hành động của kẻ khác… Điều đó dễ dàng dẫn đến việc họ sẽ có những hành động trở mặt, gây hại đến kẻ khác vì những kết luận thiếu chính xác của mình (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).

-Một khi con người không tin tưởng kẻ khác, điều đó dẫn đến tình cảm và lòng tin của kẻ khác dành cho anh ta giảm sút. Nó làm tổn thương tình cảm, lòng tự trọng của kẻ khác, từ đó dẫn đến việc họ quay lưng, trở mặt, dù là người thân thiết nhất.

b. Tại sao nên hoài nghi tất cả?

-Những điều ta biết chưa hẳn đã là chân lí chuẩn xác. Óc hoài nghi khoa học giúp chúng ta biết tự loại trừ, phủ định những điều sai trong nhận thức của bản thân về thế giới, từ đó tạo động lực để ta tìm tòi những giá trị mới mẻ, đúng đắn.

-Thế giới không ngừng vận động, mọi tri thức về con người, thế giới tự nhiên và xã hội không ngừng biến đổi mới mẻ, óc hoài nghi khoa học giúp con người không ngừng nhận thức về thế giới một cách tiến bộ, kịp thời.

-Hoài nghi vừa giúp ta sàng lọc tri thức, hiểu biết vừa là động lực của sự tiến bộ, phát triển của mỗi cá nhân cũng như trí tuệ của nhân loại.

2.3. Phản đề, mở rộng: (2.0 điểm)

-Không nên đa nghi khác với sự cẩn trọng, do đó, làm người, không nên quá cả tin nhưng phải biết cẩn trọng suy xét mọi thứ một cách đúng mực.

-Tinh thần hoài nghi khoa học phải được xác lập trên cơ sở lí tính và óc logic khách quan, không được sa vào lối hoài nghi, suy diễn tùy tiện. Điều đó rất dễ dẫn đến nhận thức méo mó về mọi thứ.

-Hai nhận định không hề mâu thuẫn nhau. Mỗi nhận định bàn về một khía cạnh của cuộc sống, bổ sung cho nhau:

+ Nhận định 1: Lối nghĩ, lối hành xử trong các mối quan hệ giữa người với người.

+ Nhận định 2: Kĩ năng sống, kĩ năng tư duy trước thế giới không ngừng vận động xung quanh.

2.4. Bài học nhận thức: (2.0 điểm)

-Nên biết suy xét cẩn trọng trong mối quan hệ, song phải biết đặt lòng tin, niềm tin vào đúng người, đúng việc. Một kẻ không tin bất kì ai thì cũng sẽ không nhận được sự tin tưởng của kẻ khác.

-Phải có tinh thần phản biện khoa học khách quan và khả năng phân tích, nhận thức tinh nhạy trước những biến đổi của cuộc sống để không ngừng tiến bộ.

Câu 2 (12 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

-Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.

-Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.

-Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề.

-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

2. Yêu cầu về nội dung:

2.1. Tìm hiểu nhận định: (4.0 điểm)

2.2. Phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm văn học: (8.0 điểm)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1 (8 điểm).

Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.

   (Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38)

Câu 2 (12 điểm).

Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

A.Yêu cầu chung:

1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.

2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.

3. Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.

B. Yêu cầu cụ thể:

Câu 1 (8 điểm).

1.Giải thích:

- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối...

2. Bình luận:

3. Bài học:

Câu 2 (12 điểm).

Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận.

Sau đây là một số gợi ý:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.

2. Giải thích khái niệm chất thơ: là chất trữ tình, thể hiện qua việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

3. Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ:

4. Đánh giá

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 12 năm 2022 Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON