Trong suốt quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi HSG sắp tới, việc làm quen cấu trúc đề thi và luyện đề là vô cùng cần thiết. Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 12 năm 2022 Trường THPT Cao Bá Quát có đáp án được Học247 biên soạn và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới. Chúc các em có kết quả thật cao!
TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT |
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 120 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1 (8 điểm)
“Tình bằng hữu tự nó là mối dây quyến luyến thánh thiện, và sự nghèo khó làm cho nó thêm cao vọng”.
(John Dryden)
Anh/Chị có suy nghĩ gì về câu nói trên?
Câu 2 (12 điểm)
Trong tác phẩm Tùy viên thi thoại, nhà phê bình Viên Mai đã quan niệm rằng: “Thơ là cái do tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật”.
(Trích từ Viên Mai bàn về thơ, Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập một, tr. 208)
Anh/Chị hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy làm rõ quan niệm trên qua một số bài thơ mà anh/chị biết.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1 (8 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
-Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
-Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
-Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác
bỏ,…).
-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.
2. Yêu cầu về nội dung:
2.1. Giải thích ý nghĩa của câu nói: (2.0 điểm)
-Bạn có nhiều loại khác nhau, nhưng tình bạn mãi là tình cảm thiêng liêng và cao quý trong cuộc sống của con người. Tình bạn là tình cảm chân thành, vô tư, hồn nhiên và trong sáng, “là mối dây quyến luyến thánh thiện”; nối kết những tâm hồn bạn bè với nhau bằng sự yêu thương, đồng cảm, sẻ chia với nhau những vui buồn, khó khăn, hạnh phúc trong cuộc sống.
-Tình bạn càng trở nên cao quý hơn khi một người bạn nghèo khó. “Sự nghèo khó làm cho nó thêm cao vọng” khẳng định hoàn cảnh là thước đo cho vẻ đẹp của tình bạn, càng làm cho “mối dây quyến luyến thánh thiện” thêm bền vững.
2.2.Bàn luận và chứng minh: (4.0 điểm)
-Học sinh dùng dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để làm rõ hai ý đã giải thích trên.
-Dẫn chứng chủ yếu lấy từ thực tế của cuộc sống; có thể lấy trong sử sách, hoặc giả định, nhưng không được quá nhiều (Chỉ nên chọn tối đa 02 dẫn chứng).
2.3.Đánh giá và mở rộng vấn đề: (2.0 điểm)
-Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn.
-Ý kiến trên là một bài học sống động về tình bạn cho bản thân.
Câu 2 (12 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
-Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
-Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề.
-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.
2. Yêu cầu về nội dung:
2.1. Giải thích:
-Ý kiến của Viên Mai nhằm nhấn mạnh nguồn gốc của thơ: “Thơ là do cái tình sinh ra và đó là tình cảm chân thật”. (Nhiều người lí giải nguồn gốc của thơ một cách kì bí, siêu hình rằng: thơ khởi nguồn từ thần hứng, từ cơn điên loạn của thần thánh, là cơn mê sảng của linh hồn…). Nguồn gốc tình cảm đã tạo nên đặc trưng nội dung của thơ, sự khác biệt cơ bản giữa thơ và những thể loại khác.
-“Thơ là do cái tình sinh ra”. Khi tình cảm mãnh liệt thôi thúc, nhà thơ thổ lộ, chia sẻ với người đọc bằng nghệ thuật, bằng hình thức có tính thẩm mĩ, thơ ra đời. Tình là gốc của thơ, vì thế tình cảm là nội dung trực tiếp và quan trọng nhất của thơ.
-“Đó phải là tình cảm chân thật”, là chân cảm tự nhiên, không hề giả dối, vay mượn. Những tình cảm thành thực nảy sinh trong tâm hồn nhà thơ trước những va chạm với cuộc sống. Tình cảm chân thật cũng là yêu cầu thiết yếu về phẩm chất nội dung của thơ.
-Việc thẩm bình thơ để khẳng định vấn đề cần chọn những dẫn chứng đặc sắc và chỉ ra được tình cảm chân thật, sự quan trọng của cảm xúc chứa đựng trong tác phẩm.
2.2. Bàn luận và chứng minh:
-Thí sinh bàn luận lấy ý từ phần giải thích.
-Làm sáng tỏ ý kiến của Viên Mai qua các tác phẩm thơ đã được học trong chương trình (chọn 02 tác phẩm).
2.3. Đánh giá chung:
-Tình cảm chân thật trong thơ không chỉ là tiếng lòng riêng của nhà thơ trước những cảnh huống cụ thể mà còn vươn lên tầm phổ quát. Vì thế thơ luôn có sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nhà thơ phải sống sâu sắc với đời mới cảm nhận được “những buồn vui muôn thuở của loài người”, tiếng lòng chung của một lớp người.
-Tình cảm chân thật phải hòa quyện trong nghệ thuật độc đáo với những sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà thơ, mới tạo nên sức truyền cảm mãnh liệt. Câu thơ tràn đầy tình cảm cao thượng, chân thật mà ngôn từ thô vụng, nhạc điệu méo mó cũng không thể làm rung động lòng người.
3.Biểu điểm:
-Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ.
-Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
-Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
-Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế,…
-Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
ĐỀ THI SỐ 2
Câu 1 (4,0 điểm)
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), giữa không khí đón tết ở Hồng Ngài, “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.”
Và lúc say, Mị nghĩ đến tình cảnh của mình: “Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…”
Đến khi bị trói: “…Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.“Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa.”
(Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 2, NXBGD, 2008)
Hãy phân tích ngắn gọn ý nghĩa của tiếng sáo trong mỗi lần xuất hiện trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
“Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn?”. Hãy viết một bài văn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về điều đó.
Câu 3 (10,0 điểm)
Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:
“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”
(Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008)
Qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
A/ Lưu ý chung 1. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm. 2. Những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, thuyết phục cần được tôn trọng và khuyến khích điểm tùy theo mức độ.
3. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn đến 1,0).
B/ Hướng dẫn cụ thể và thang điểm
Câu 1 (4,0 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần ngắn gọn và đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vắn tắt về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân.
- Tiếng sáo góp phần gợi ra bức tranh phong tục và không gian văn hóa đậm chất Tây Bắc khi xuân về. - Thể hiện những diễn biến nội tâm của nhân vật Mị: + Thống nhất: Sự đứt nối, liền mạch trong những kỉ niệm về quá khứ; tiếng sáo – kí ức tươi đẹp như một bản tình ca của thời tuổi trẻ làm sống dậy những khát khao hạnh phúc tưởng chừng đã mất.
+ Những sắc điệu riêng: say sưa ngọt ngào dẫn dụ (lần 1), hòa trộn giữa khát khao tình yêu tự do với những day dứt về thực tại (lần 2), bùng phát vượt khỏi thực tại và lịm tắt trong nỗi ai oán về kiếp người (lần 3).
Đánh giá: Tiếng sáo trở thành một chi tiết nghệ thuật độc đáo, thể hiện cái nhìn nhân đạo và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, tài hoa của Tô Hoài. Câu 2 (6,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thực tế chọn lọc, thuyết phục; không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. Đảm bảo độ dài theo quy định.
Đây là đề bài theo hướng mở cần tôn trọng những quan điểm, cách nhìn và những kiến giải riêng của học sinh.
II. Yêu cầu về nội dung
Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nêu vấn đề: điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bản thân là gì.
- Lí giải nguyên nhân, khẳng định sự cần thiết, đúng đắn; phân tích những biểu hiện của điều quan trọng đó.
- Lật lại vấn đề, phê phán những quan niệm trái chiều, lệch lạc đối với vấn đề được trình bày.
- Liên hệ, rút ra bài học bổ ích thấm thía đối với bản thân
Lưu ý: Cần quan tâm đến tính sâu sắc, thực tế của vấn đề. Nếu có những cách nhìn, hiện tượng trái chiều, tiêu cực nhưng có cách ứng xử, giải quyết tích cực từ đó biết hướng tới chân lí cuộc sống vẫn có thể chấp nhận.
Câu 3 (10,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu yêu cầu của đề, trên cơ sở những kiến thức về lý luận văn học và tác phẩm, biết cách làm bài văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học. Biết cách giải thích, chứng minh, đánh giá, khái quát làm rõ ý kiến văn học; có năng lực cảm thụ phân tích bài thơ theo yêu cầu.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cấu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có các ý sau:
1. Nêu vấn đề cần nghị luận.
2. Hiểu ý kiến của Nguyễn Đình Thi:
3. Chứng minh Học sinh phải chỉ ra và phân tích được đặc điểm ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Không nhất thiết phải phân tích cả bài mà có thể lựa chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề.
a. Bài thơ Sóng:
b. Đàn ghi ta của Lor-ca:
4. Đánh giá chung ---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)--
ĐỀ THI SỐ 3
Câu 1: (8 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về phong trào “Góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ phát động đang diễn ra sôi nổi trên cả nước.
Câu 2: (12 điểm)
Hoài Thanh và Hoài Chân có nhận định: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết”
(Thi nhân Việt Nam - NXB Văn học, Hà Nội, 1997, trang 106).
Bằng những hiểu biết về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
A. YÊU CẦU CHUNG
- Nắm vững chương trình Ngữ văn THPT, biết vận dụng những kỹ năng làm văn nghị luận để giải quyết những yêu cầu cụ thể.
- Trình bày rõ ràng, sáng sủa, diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, văn giàu hình ảnh, cảm xúc và có giọng điệu.
- Giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề, dẫn chứng chính xác, toàn diện, phong phú. Chấp nhận những cách trình bày khác nhau nhưng phải hợp lý, khuyến khích những sáng tạo, ý tưởng mới trong nội dung và diễn đạt.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ - Ý CHÍNH CẦN ĐẠT
Câu 1: (8 điểm)
1. Giới thiệu hiện tượng đời sống: Cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa” và ý nghĩa bao quát của nó. 2. Trình bày hiện tượng
- Biển đảo là một bộ phận của Tổ quốc - Đảo Trường Sa, Hoàng Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Quần đảo Trường Sa giữa trùng khơi đang gặp nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần. Xây dựng và bảo vệ Trường Sa là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân, đặc biệt là đối với tuổi trẻ. (1 điểm)
- Phong trào “Góp đá xây Trường Sa” là một hoạt động rất thiết thực đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ phát động đang diễn ra rầm rộ trên cả nước. Chỉ bằng một tin nhắn: “Trường Sa” gửi 1408, mỗi người đã góp một viên đá xây Trường Sa. Từ mọi miền Tổ quốc, từ các nhà máy, công sở, trường học, hàng triệu người đã tham gia chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. Đến nay đã có hàng tỷ đồng được đóng góp và những viên đá đầu tiên đã cùng các chiến sỹ Hải quân vượt sóng gió đến Trường Sa.
3. Ý nghĩa của phong trào “Góp đá xây Trường Sa”
- Phong trào đã làm thức dậy lòng yêu nước, không chỉ bằng tư tưởng, tình cảm mà bằng nhiệt tình cách mạng và hành động cụ thể của mỗi người dân và tuổi trẻ chúng ta.
- Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, các chiến sỹ Hải quân trên Trường Sa phải chịu đựng nhiều thiếu thốn, vất vả, gian khổ, hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước, phong trào “Góp đá xây Trường Sa” đã huy động được một nguồn vật chất không nhỏ, góp phần cùng cả nước xây dựng và bảo vệ Trường Sa, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
4. Suy nghĩ và hành động của bản thân 5. Kết luận chung
Câu 2: (12 điểm)
1. Giới thiệu khái quát
2.Giải thích nhận định
3. Chứng minh nhận định
4. Bình luận mở rộng
5. Kết luận chung
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 12 năm 2022 Trường THPT Cao Bá Quát có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !