YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 12 năm 2022 Trường THPT Trường Chinh có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn hỗ trợ các em lớp 12 tìm kiếm tài liệu và đề thi ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị thật tốt cho kì thi HSG sắp tới, HOC247 mời các em tham khảo Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 12 năm 2022 Trường THPT Trường Chinh có đáp án được Học247 biên soạn và chọn lọc dưới đây. Chúc các em có kết quả thật cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

TRƯỜNG CHINH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 180 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1 (8 điểm) Đọc câu chuyện sau:

TẤT CẢ SỨC MẠNH

Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát.Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng.

Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”.Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”.

“Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.

(Theo báo Tuổi trẻ – Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ Faith to Move Mountains)

Suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên?

Câu 2 (12 điểm)

Nhà văn Ivan Turgenev cho rằng: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.

(Dẫn theo Khrapchenco, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, 1978)

Bằng những kiến thức mà anh/chị đã học và qua một số bài thơ tiêu biểu, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1 (8 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

-Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.

-Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.

-Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác

bỏ,…).

-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính

tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

2. Yêu cầu về nội dung:

2.1. Giải thích:

-Câu nói có hai ý chính: vẻ đẹp của hình thức bên ngoài vốn là một hạnh phúc của con người; những vẻ đẹp của tâm hồn bên trong sẽ càng làm con người hạnh phúc hơn, nhất là khi gắn liền với lương tâm và sự tự trọng.

-Câu nói muốn khẳng định một ý thức, một quan điểm sống: biết quý trọng vẻ đẹp bên ngoài nhưng cần nhất là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong để xứng đáng là Con Người.

2.2. Bình luận:

a. Phương châm cuộc sống:

-Biết trân trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoài; đồng thời thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong;

-Luôn phấn đấu để đạt đến sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong;

-Lấy lương tâm và sự tự trọng, tự tôn làm thước đo giá trị đời sống…

b. Sự thận trọng cần thiết:

-Không chạy theo hình thức bên ngoài, song cũng không nên bỏ bê để bề ngoài quá lôi thôi, luộm thuộm; cần xác định rõ đâu là điểm dừng của hình thức bên ngoài, không tự biến mình thành nô lệ của hình thức;

-Tu dưỡng, rèn luyện tâm hồn, nhân cách theo chuẩn mực đạo đức, đạo lí xã hội; lấy đó làm mục tiêu phấn đấu hoàn thiện mình, tự tin để cùng tồn tại và phát triển hài hòa với cộng đồng…

2.3.Bài học về nhận thức và lối sống:

-Hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong đều có giá trị tôn vinh con người;

-Mỗi người cần không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, trau dồi để phát triển và hoàn thiện tâm hồn, nhân cách, trí tuệ của cá nhân, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng;

-Mỗi người cần lấy lương tâm và sự tôn trọng làm thước đo, làm chuẩn mực đời sống; hướng tới một xã hội có trách nhiệm, có ý thức ngày càng cao…

Câu 2 (12 điểm)

1.Yêu cầu về kĩ năng:

-Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.

-Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.

-Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề.

-Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

2. Yêu cầu về nội dung:

2.1. Giới thiệu vấn đề:

-Nhà văn I.X Tuốc- ghê- nhép cho rằng: Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác.

-Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Qua sáng tác của mình, ông đã in được dấu vào nền văn học với một giọng riêng biệt, độc đáo hiếm thấy.

2.2. Giải thích ý kiến:

-Tài năng văn học: Khả năng văn học, sự giỏi giang, điêu luyện của người nghệ sĩ ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật. Tài năng văn học còn là cách nói hoán dụ để chỉ những nhà văn nhà thơ có tài.

-Nói: Là thể hiện thành lời một nội dung nào đó, giọng: Là cách phát âm, cách nói. Tiếng nói của mình, cái giọng riêng biệt của chính mình: Là cách diễn đạt, cách thể hiện độc đáo của một cá nhân về vấn đề nào đó.

-Không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác: Duy nhất, không thể có người thứ hai giống mình.

 Nhận định là cách nói hình ảnh có tính chất đúc kết về cái quan trọng của những tài năng văn học lớn. Đó là: Một nghệ sĩ có tài phải là người có phong cách riêng độc đáo, không lẫn với bất cứ ai, không giống với bất cứ người nào.

2.3. Bình luận ý kiến:

-Phong cách nghệ thuật của nghệ sĩ là một cái gì đó bền vững, xuyên suốt, lặp đi lặp lại trong các sáng tác trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Nói cách khác phong cách là biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người sáng tạo.

-Phong cách nghệ thuật biểu hiện ở cái nhìn có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt, ở hệ thống hình tượng, ở các phương diện nghệ thuật…

-Điều quan trọng trong tài năng của người nghệ sĩ là cái riêng biệt, độc đáo mà không ai có thể bắt chước, làm theo. Đây vừa là yêu cầu, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá vị trí của nghệ sĩ ấy trên văn đàn. Cái riêng ấy sẽ giúp họ ghi được dấu ấn trên nền văn học, được người đọc yêu mến, tôn vinh.

2.4. Phân tích tác phẩm để làm sáng rõ vấn đề:

*Làm sáng tỏ ý kiến của Tuốc-giê-nhép qua các tác phẩm thơ đã được học trong chương trình Phổ thông (chọn 02 tác phẩm):

2.5. Mở rộng vấn đề:

-Phong cách độc đáo chính là yếu tố quyết định tài năng và sức sống của tác phẩm văn học.

-Tác giả đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn bởi giọng điệu riêng biệt của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác.                                                           

ĐỀ THI SỐ 2

 Câu 1 (8,0 điểm) :  Đọc văn bản sau :

BỨC TRANH TUYỆT VỜI

Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.

Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.

Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp”. Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu?”.

…Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.

                                                    (Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh)

Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về bài học cuộc sống?

Câu 2 (12,0 điểm) :

Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng:“Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.”(SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14).

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích các tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu) và “Đất Nước”- trích trường ca “Mặt đường khát vọng”  (Nguyễn Khoa Điềm).

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1

1. Yêu cầu kĩ năng

– Đáp ứng được yêu cầu của một bài nghị luận xã hội, biết vận dụng kiến thức về đời sống xã hội để làm rõ ý nghĩa câu chuyện trên.

– Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

2. Yêu cầu kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, tuy nhiên cần đáp ứng được những ý chính sau đây:

a. Ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc sống có nhiều giá trị tinh thần, nhiều gam màu tuyệt đẹp làm nên bức tranh đa sắc nhưng tuyệt vời nhất, kì diệu nhất vẫn là bức tranh “Gia đình”.

b. Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện:

– Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp cuộc sống (niềm tin, tình yêu, hòa bình…)

– Tuy nhiên gia đình là nơi hội tụ, kết tinh mọi giá trị, mọi vẻ đẹp, mọi điều kì diệu nhất trên thế gian này. Bởi:

– Gia đình là điểm tưạ vững chãi nhất (là chốn nương thân, là nơi trở về, là bầu trời bình yên, là nơi nhen lên niềm tin và hi vọng…)

– Gia đình là thế giới của tình yêu thương (tình vợ chồng, tình cha con, tình mẹ…)

– Là nơi tâm hồn, cuộc đời mỗi người được nuôi dưỡng lớn khôn, trưởng thành (gia đình là bệ đỡ của niềm đam mê, thăng hoa sáng tạo và chinh phục ước mơ…)

 c. Bài học nhận thức và hành động:

– Mỗi người cần nhận ra giá trị thực của cuộc sống nằm ở gia đình. Từ đó có ý thức “tô vẻ cho bức tranh gia đình” mình những gam màu phù hợp.

– Không nên theo đuổi những điều viển vông, phù phiếm, xa vời mà đánh mất điều trân quý giản dị nằm trong chính chúng ta, trong mỗi gia đình.

Câu 2                                                                                                                                                          1. Về kĩ năng:

– Học sinh nắm vững phương pháp làm bài: chứng minh một vấn đề văn học. Kết cấu bài làm chặt chẽ, hợp lí.

– Hiểu đúng yêu cầu của đề, dùng một số truyện cổ tích để chứng minh nhận định trên.

– Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, giàu hình ảnh. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản        a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:                                                                                                            

b. Giải thích nhận định:

– Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.

– Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.

c. Phân tích, chứng minh:

d. Đánh giá chung:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1: (3đ)

Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”.

Câu 2: (7đ)

Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại văn chương không đáng thờ là loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại văn chương đáng thờ là chuyên chú ở con người” ( Nguyễn Văn Siêu).

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1

1. Giải thích được ý kiến sau  (1đ)

– Xót xa: cảm giác đau đớn, nuối tiếc rất sâu sắc

– Người xấu: người kém đạo đức, đáng khinh ghét.

– Lời nói và hành động của người xấu:có thể gây tổn thương, làm hại cho người khác.

– Người tốt : có biểu hiện đáng quý về tư cách, đạo đức, hành vi.

– Im lặng: Không có hành động gì trước sự việc đáng lẽ phải có thái độ, phản ứng. Sự im lặng ấy trở nên đáng sợ khi nó là một biểu hiện bất thường trong ứng xử của con người.

– Nghĩa chung: nỗi đau đớn, nuối tiếc do những hành động, lời nói của kẻ kém đạo đức không đau đớn bằng sự om lặng của người tốt.

2. Lí giải (1đ)

3. Đánh giá và đề xuất ý kiến (1đ)

Câu 2: (7đ)    

1.     Cắt nghĩa ý kiến của tác giả  (2đ)        

2. Bình luận (2đ)

3. Lấy các tác phẩm văn học đã học để chứng minh trên cơ sở lí luận văn học ấy. (3đ)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 12 năm 2022 Trường THPT Trường Chinh có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON