YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Khuyến

Tải về
 
NONE

Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 12 ôn tập và đánh giá năng lực bản thân trước kì thi HK2, HOC247 mời các em tham khảo  Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Nguyễn Khuyến, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em có kế hoạch học tập phù hợp. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiết tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.

[…]

Vì sao ta thiếu trách nhiệm?

Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại…thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách chốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể.

Tôi phạm luật  vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình…

Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?

(Trích Sống trách nhiệm – Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, những nguyên nhân nào khiến con người hay thiếu trách nhiệm?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình”?

Câu 4. Lời khuyên “Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị? (Viết 01 đoạn văn khoảng 5-6 dòng)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Anh/chị hãy phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Những nguyên nhân khiến con người sống thiếu trách nhiệm: Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại…thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

Câu 3

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để làm gì, thiếu mục đích sống, con người sống buông thả, không giữ gìn bản thân. Vì vậy tác giả cho rằng “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất đi chính mình”.

Câu 4

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

Dám nhận trách nhiệm về mình, dám nhận sai và sửa sai. Trong cuộc sống, hãy là một người có trách nhiệm với bản thân, hãy nhận lỗi và sửa lỗi. Vì hành vi này của bạn sẽ giúp chính bạn trở lên đúng đắn, cao thượng, có tín ngưỡng chân chính và có một cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta, xin đừng trốn tránh lỗi lầm của bản thân mà trở nên lầm lỡ, từ bỏ cuộc sống tốt đẹp. Hãy chân thành, trách nhiệm trong mọi hành động của bạn. Bởi vì có như vậy, bạn mới có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam và nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân – mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

Vợ nhặt là một trong những sáng tác xuất sắc của ông. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.

- Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) và được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

2. Phân tích

2.1 Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật “thị”

a. Giới thiệu chân dung, lai lịch:

* Lai lịch: không rõ ràng:

- Không tên tuổi.

- Không gia đình, quê hương.

- Không nghề nghiệp.

- Không tài sản

- Không quá khứ.

=> Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa.

* Chân dung:

- Ngoại hình:

+ Áo quần tả tơi như tổ đỉa

+ Gầy sọp

+ Mặt lưỡi cày xám xịt

+ Ngực gầy lép

+ Hai con mắt trũng hoáy

=> Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.

* Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động:

- “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố” đanh đá, chua ngoa, chao chát, chỏng lỏn.

- “Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đầu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lấy câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật ⟶ vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.

b. Vẻ đẹp nhân vật:

* Khát vọng sống mãnh liệt:

- Khi nhìn dưới góc độ nhân bản thì tất cả hành động, cử chỉ trơ trẽn, vô duyên của thị lại là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt ⟶ khâm phục thị.

* Vẻ đẹp nữ tính:

- Trên đường về nhà chồng:

+ Rón rén, e thẹn: “Thị cắp cái thúng con, cái đầu hơi cúi xuống; cái nón rách tả tơi nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”

+ Ngượng nghịu: “Chân nọ ríu vào chân kia”.

=> Bẽn lẽn, thẹn thùng như bất kì cô dâu mới nào.

- Khi về đến nhà chồng:

+ Thấy gia cảnh nhà chồng: “nén tiếng thở dài”

“Ngồi mớm ở mép giường”

- Khi gặp gỡ mẹ chồng:

+ Đứng dậy nghênh đón, lễ phép chào.

+ Ngượng nghịu cúi đầu, tay vân vê vạt áo.

+ Đứng im lắng nghe bà cụ Tứ dặn dò.

- Sáng hôm sau:

+ Dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

+ Bưng bát cháo khoán điềm nhiên và vào miệng.

=> Hiền hậu đúng mực

* Niềm tin vào tương lai:

- Đưa đến thông tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chú trọng khắc họa cử chỉ, hành động, ngoại hình để người đọc nhận ra vẻ đẹp của thị.

3. Kết luận

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Đối với những vấn đề chưa giải quyết, sẽ có nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết khác nhau. Sẽ có tranh luận, có trao đổi. Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học. Không có gì nguy hiểm bằng là không bao giờ được nghe một ý kiến khác ý của mình. Nghe mà phải tôn trọng, dù điều ấy có thể làm sụp đổ bao nhiêu suy nghĩ mà mình đã công phu xây dựng lên. Chỉ muốn nghe những người nhất trí với mình, những điều thuận tai là một thái độ phản khoa học. Vì vậy, khoa học không chỉ lấy uy quyền mà giải quyết, óc khoa học nhất định phải đi đôi với óc dân chủ. Một người khoa học bao giờ cũng hành động và suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao, chính vì biết rõ quan hệ chặt chẽ giữa ý kiến và hành động, biết rõ ý kiến là cơ sở của hành động, không thể vì chủ quan mà gây nên tai họa cho người khác và xã hội. Nhưng khi suy nghĩ thì hoàn toàn giữ quyền độc lập và cố gắng tìm hiểu ý kiến của người khác. Nếu chưa được thuyết phục và nếu đủ lý để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn, thì dù có phải tranh luận với bất kì ai, có khi bị cả một số đông phản đối vẫn bảo vệ lấy ý riêng. Khoa học phải đi đôi với dũng khí.

(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong tạp chí Học tập, số 2/1974, Ngữ Văn 11, tập một)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 4. Từ quan điểm của tác giả: “Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học”, anh/chị rút ra được bài học gì cho quá trình học tập của mình? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm )

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: "Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận

Câu 2.

Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là:

- Độc lập trong suy nghĩ;

- Tìm hiểu ý kiến của người khác, nếu chưa thấy thuyết phục và có đủ lý để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn thì phải tranh luận đến cùng để bảo vệ ý riêng.

Câu 3.

Nội dung cơ bản của đoạn trích:

- Vấn đề dân chủ trong tranh luận khoa học;

- Dũng khí lên tiếng của nhà khoa học.

Câu 4.

- Bài học về nhận thức: Khẳng định điều cần thiết của trao đổi và tranh luận; nhìn nhận, suy nghĩ vấn đề một cách đa chiều.

- Bài học hành động: Trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết để có được những lý lẽ, minh chứng bảo vệ ý kiến của mình; tranh luận đến cùng để tìm ra chân lý...)

II. LÀM VĂN 

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ

- Giới thiệu tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1 Giải thích

- Theo từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch là một thể loại kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn… diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật  thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng.

2.2 Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

2.3 Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

2.4  Đánh giá chung:

* Điểm tương đồng

- Nhìn chung, cả hai tác phẩm cùng nói lên bi kịch của mỗi người. Hai tác giả đều thể hiện sự bế tắc, nỗi đau tột cùng của con người, đồng thời cả hai tác phẩm cũng khẳng định nét đẹp không thể mất ở mỗi người đó là: nguyện vọng, khát vọng vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách, sống là mình và trân trọng giá trị cuộc sống.
Cả hai nhân vật Trương Ba và Chí Phèo đều phải chịu những bi kịch đau đớn do giai cấp thống trị gây nên: Bi kịch tha hóa và bi kịch bị xã hội, người thân chối bỏ.

* Điểm khác biệt:

* Quan niệm nghệ thuật về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chúng ta đều biết cuộc sống không có gì là dễ dàng cả. Phải mất mát rồi con người ta mới biết trân quý những gì đã từng có, và cố gắng vì những gì đang có. Tôi cũng vậy, khi còn trong vòng tay yêu thương của gia đình tôi cũng không hiểu, cứ cho đó là điều đương nhiên, đến khi mất đi rồi mới thấy tiếc nuối, lại càng phải cố gắng hơn vì những người còn hiện hữu. Tôi luôn nghĩ rằng, không bao giờ là quá muộn để quay trở lại, cũng không bao giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ của mình. Chỉ cần mình còn tin tưởng vào bản thân, còn tin tưởng vào ước mơ, và thêm vào đó là rất nhiều bàn tay đưa ra cho tôi nắm lấy, cùng với sự yêu thương, thông cảm từ những người xung quanh (điều mà tôi đã rất may mắn có được) thì không gì là không thể.

Cuộc hành trình đã qua của tất cả chúng ta ở đây chắc chắn không dễ dàng và cuộc hành trình sắp tới hẳn không ít chông gai. Tuy nhiên, với hành trang mà chúng ta được trang bị trong đó có kiến thức, kỹ năng được trau dồi qua những ngày ngồi trên giảng đường, bạn bè, thầy cô cùng những kỷ niệm về nơi này, chúng ta sẽ mang theo và mở ra mỗi khi cần động lực để bước tiếp.

           (Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ của thủ khoa toàn khóa 2011Nguyễn Thu Hà )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói: “Cuộc hành trình đã qua của tất cả chúng ta ở đây chắc chắn không dễ dàng và cuộc hành trình sắp tới hẳn không ít chông gai”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Phải mất mát rồi con người ta mới biết trân quý những gì đã từng có, và cố gắng vì những gì đang có”?

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II.  LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu  1. Nghị luận xã hội  (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Tôi luôn nghĩ rằng, không bao giờ là quá muộn để quay trở lại, cũng không bao giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ của mình.”

Câu 2. Nghị luận văn học (5.0 điểm)

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân qua đoạn trích bên dưới. Từ đó làm toát lên vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu.

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì ... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt ... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con ... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng ...

…………………………………..

Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu nói có thể hiểu:

- “Cuộc hành trình đã qua”, “cuộc hành trình sắp tới”: biểu tượng cho cuộc sống của mỗi người ở quá khứ và tương lai.

- “không dễ dàng”, “không ít chông gai”: chỉ những khó khăn, trở lực.

=> Ý nghĩa của câu nói: Cuộc sống của mỗi người dù ở quá khứ hay tương lai đều phải đối mặt với những khó khăn, thử thách.

Tác giả cho rằng như vậy vì:

- Khi chúng ta mất mát bất cứ điều gì thuộc sở hữu của bản thân, chúng ta mới nhận ra điều đó giữ một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của bản thân. Chính vì vậy, chúng ta càng trân trọng điều đó hơn.

- Và cũng chính vì đã trải nghiệm sự mất mát trong thực tế nên chúng ta càng phải cố gắng để giữ gìn những gì chúng ta đang có ở hiện tại để không tiếc nuối về sau.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của cá nhân và nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

- Học sinh có thể chọn một trong các thông điệp: Phải biết quý trọng những gì chúng ta đang có ở hiện tại hay cuộc sống của mỗi người đều phải đối mặt với những khó khăn, thử thách,…

II. LÀM VĂN

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Tôi luôn nghĩ rằng, không bao giờ là quá muộn để quay trở lại, cũng không bao giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ của mình.”

a. Đảm bảo kĩ năng:

- Viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ.

- Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống, con người phải luôn phấn đấu để làm lại những điều tốt đẹp và để thực hiện ước mơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Giải thích:

 + “Không bao giờ là quá muộn”: được hiểu là phải luôn phấn đấu, luôn hành động.

+ “quay trở lại”: được hiểu là làm lại những điều tốt đẹp.

Ý nghĩa câu nói: Trong cuộc sống, con người phải luôn phấn đấu để làm lại những điều tốt đẹp và để thực hiện ước mơ.

- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề

- Đưa dẫn chứng và phân tích ngắn gọn để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề.

- Tác dụng: Vì sao trong cuộc sống con người phải luôn phấn đấu để làm lại những điều tốt đẹp và để thực hiện ước mơ?

+ Con người sẽ nhận ra giá trị hữu ích của bản thân và ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống trong hành trình phấn đấu thực hiện ước mơ.

+ Con người sẽ học hỏi nhiều điều hay, sẽ không ngừng tiến bộ về kiến thức, kinh nghiệm sống, phẩm chất,…để hoàn thiện bản thân.

+ Con người đạt được thành công,…

- Phê phán những người bỏ cuộc khi vấp ngã, không có ý chí để thực hiện được ước mơ của bản thân,…

- Bài học kinh nghiệm cho mọi người và bản thân.

d. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

*Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó làm toát lên vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định vấn đề cần nghị luận

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó làm toát lên vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Mở bài:

-Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, nhân vật bà cụ Tứ và vẻ đẹp con người rong nạn đói năm Ất Dậu.

Thân bài:

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó làm toát lên vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu.

Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Giới thiệu nhân vật

-Vẻ đẹp con người trong cảnh khốn cùng của nạn đói năm Ất Dậu

Kết bài:

-Khẳng định giá trị tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Khuyến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON