Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Vật lý 12 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề Tính quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất mà vật đi được khi xét trong cùng khoảng thời gian năm học 2019-2020. Tài liệu được biên tập đầy đủ, chi tiết với các dạng bài tập bám sát chương trình học. Mời các em cùng tham khảo và rèn luyện thêm. Chúc các em học tốt
TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT MÀ VẬT ĐI ĐƯỢC KHI XÉT TRONG CÙNG KHOẢNG THỜI GIAN
1. Phương pháp giải:
So sánh khoảng thời gian \(\Delta t\) mà bài toán cho với nửa chu kỳ \(\frac{T}{2}\).
TH1: Nếu \(0 < t < \frac{T}{2}\)
Vật dao động điều hòa có tốc độ càng lớn khi vật càng gần vị trí cân bằng và tốc độ càng nhỏ khi vật càng gần vị trí biên nên xét trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường đi được càng dài khi vật ở càng gần vị trí cân bằng và càng ngắn khi vật càng gần vị trí biên. Do có tính đối xứng nên quãng đường dài nhất gồm 2 phần bằng nhau đối xứng qua vị trí cân bằng, còn quãng đường ngắn nhất cũng gồm 2 phần bằng nhau nhưng đối xứng qua vị trí biên.
Sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều.
Ta có: Góc quét \(\varphi = \omega t.\)
Quãng đường lớn nhất đối xứng qua trục sin khi vật đi từ \({M_1} \to {M_2}\) (hình 1):
\({S_{\max }} = 2A\sin \frac{{\varphi }}{2} = 2A\sin \frac{{\omega .t}}{2}.\)
Quãng đường ngắn nhất đối xứng nhau qua trục cos khi vật đi từ \({M_1} \to {M_2}\) (hình 2):
\({S_{\min }} = 2A\left( {1 - \cos \frac{{\varphi }}{2}} \right) = 2A\left( {1 - \cos \frac{{\omega .t}}{2}} \right).\)
TH2: Nếu \(t > \frac{T}{2}.\)
Tách \(t = n.\frac{T}{2} + t'\) ở đó \(n \in *;0 < t' < \frac{T}{2}.\)
Với khoảng thời gian \(n\frac{T}{2}\) thì quãng đường vật đi được là 2nA.
Trong khoảng thời gian \(t' = \frac{T}{2}\) thì quãng đường lớn nhất, nhỏ nhất được tính một trong hai cách như trường hợp 1.
2. Bài tập
Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Tìm quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất mà vật đi được trong các khoảng thời gian sau: A. \(\frac{T}{6}.\) B. \(\frac{T}{4}.\) C. \(\frac{T}{3}.\) D. \(\frac{2T}{3}.\) |
Lời giải
Dựa vào trục thời gian và các khoảng thời gian đặc biệt, ta có:
- Ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{T}{6} = \frac{T}{{12}} + \frac{T}{{12}}\\ \Rightarrow {S_{\max }} = \frac{A}{2} + \frac{A}{2} = A;\\ {S_{\min }} = 2\left( {A - \frac{{A\sqrt 3 }}{2}} \right) \end{array}\)
Hoặc:
\(\begin{array}{l} t = \frac{T}{6}\\ \Rightarrow \varphi = \frac{{2\pi }}{T}.\frac{T}{6} = \frac{\pi }{3}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {S_{\max }} = 2A\sin \frac{\pi }{6} = A\\ {S_{\min }} = 2A\left( {1 - \cos \frac{\pi }{6}} \right) = 2\left( {A - \frac{{A\sqrt 3 }}{2}} \right) \end{array} \right.. \end{array}\)
- Ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{T}{4} = \frac{T}{8} + \frac{T}{8}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {S_{\max }} = 2.\frac{{A\sqrt 2 }}{2} = A\sqrt 2 \\ {S_{\min }} = 2\left( {A - \frac{{A\sqrt 2 }}{2}} \right) = A\left( {2 - \sqrt 2 } \right) \end{array} \right.. \end{array}\)
Hoặc:
\(\begin{array}{l} t = \frac{T}{8}\\ \Rightarrow \varphi = \frac{{2\pi }}{T}.\frac{T}{8} = \frac{\pi }{4}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {S_{\max }} = 2A\sin \frac{\pi }{4} = A\sqrt 2 \\ {S_{\min }} = 2A\left( {1 - \cos \frac{\pi }{4}} \right) = \left( {A - A\sqrt 2 } \right) \end{array} \right.. \end{array}\)
- Ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{T}{3} = \frac{T}{6} + \frac{T}{6}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {S_{\max }} = 2.\frac{{A\sqrt 3 }}{2} = A\sqrt 3 \\ {S_{\min }} = 2\left( {A - \frac{A}{2}} \right) = A \end{array} \right.. \end{array}\)
- Trong trường hợp này \(t > \frac{T}{2}.\)
Ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{{2T}}{3} = \frac{T}{2} + \frac{T}{6} = \frac{T}{2} + \frac{T}{{12}} + \frac{T}{{12}}\\ \Rightarrow {S_{\max }} = 2A + {{S'}_{\max }} = 2A + A = 3A.\\ {S_{\min }} = 2A + {{S'}_{\min }}\\ = 2A + 2\left( {A - \frac{{A\sqrt 3 }}{2}} \right) = 4A - A\sqrt {3.} \end{array}\)
Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 8\cos \left( {5\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)cm\) . Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian 0,7s là A. 53,66 cm. B. 59,31 cm. C. 56 cm. D. 61,86 cm. |
Lời giải
Ta có:
\(\begin{array}{l} T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 0,4s;\frac{{t}}{T} = \frac{7}{4}\\ \Rightarrow t = 3\frac{T}{2} + \frac{T}{4}\\ \Rightarrow {S_{\max }} = 3.2A + {{S'}_{\max \left( {\frac{T}{4}} \right)}} \end{array}\)
Mặt khác :
\(\begin{array}{l} \frac{T}{4} = \frac{T}{8} + \frac{T}{8}\\ \Rightarrow {{S'}_{\max }} = A\sqrt 2 = 8\sqrt 2 \\ \Rightarrow {S_{\max }} = 48 + 8\sqrt 2 = 59,31cm. \end{array}\)
Chọn B.
Ví dụ 3: Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\cos \left( {\frac{{4\pi t}}{3} + \frac{\pi }{4}} \right)cm.\) Quãng đường ngắn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian \(t = 11,5s\) là A. 302,7 cm. B. 310 cm. C. 160 cm. D. 152,7 cm. |
Lời giải
Ta có:
\(\begin{array}{l} T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 1,5s;\frac{{t}}{T} = \frac{{23}}{3}\\ \Rightarrow t = 15\frac{T}{2} + \frac{T}{6} = 15.\frac{T}{2} + \frac{T}{{12}} + \frac{T}{{12}}. \end{array}\)
Do đó :
\(\begin{array}{l} {S_{\max }} = 15.2A + {{S'}_{\min }}\\ = 30A + 2A - A\sqrt 3 = 302,7cm. \end{array}\)
Chọn A.
Ví dụ 4: Một vật dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian \(\frac{{5T}}{3}\) là A. 5A. B. 7A. C. 3A. D. 6,5A. |
Lời giải
Ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{{5T}}{3} = 3\frac{T}{2} + \frac{T}{6}\\ \Rightarrow {S_{\max }} = 3.2A + {{S'}_{\max .}} \end{array}\)
Lại có:
\(\begin{array}{l} \frac{T}{6} = 2.\frac{T}{{12}}\\ \Rightarrow {{S'}_{\max }} = A \Rightarrow {S_{\max }} = 7A. \end{array}\)
Chọn B.
...
---Để xem tiếp nội dung Các bài tập về Tính quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất mà vật đi được, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tính quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất mà vật đi được khi xét trong cùng khoảng thời gian môn Vật lý 12 năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !