YOMEDIA

Lí thuyết ôn thi HSG chuyên đề Nguyên Phân - Giảm Phân môn Sinh Học 9 năm 2021

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 9 tài liệu Lí thuyết ôn thi HSG chuyên đề Nguyên Phân - Giảm Phân môn Sinh Học 9 năm 2021 được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em tự ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

LÍ THUYẾT ÔN TẬP BỒI DƯỠNG HSG CHỦ ĐỀ NGUYÊN PHÂN-GIẢM PHÂN MÔN SINH HỌC 9

 

I. NGUYÊN PHÂN

1.Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào

+ Một chu kì tế bào bao gồm: Kì trung gian và thời gian phân bào hay nguyên phân

+Nguyên phân gồm 4 kì : Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

+Mỗi NST thường giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó và duy trì liên tục qua các thế hệ

+NST sẽ biến đổi hình thái qua các kì của chu kì tế bào

+NST duỗi xoắn nhiều nhất ở kì trung gian , đóng xoắn cực đại ở kì giữa của nguyên phân

2. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

- Nguyên phân(phân bào nguyên nhiễm) là quá trình phân chia của tế bào nhân thực trong đó NST trong nhân tế bào được chia ra làm 2 phần giống nhau và giống với tế bào mẹ, diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

-Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào , NST ở dạng dài sợi đơn duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi. Kết thúc kì trung gian , tế bào tiến hành phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân).

-Nguyên phân trải qua 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất . Trong đó phân chia nhân được chia thành 4 kì: K đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

-Diễn biến của mỗi kì qua quá trình nguyên phân

+ Kì đầu: Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn ; màng nhân và nhân con tiêu biến ; các NST kép đính với thoi phân bào ở tâm động

+Kì giữa: các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo

+ Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau thành 2 NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào

+Kì cuối: NST dãn xoắn; màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại

-Kết quả: Kết thúc quá trình nguyên phân từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n -> 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ NST 2n

3. Ý nghĩa của nguyên phân

- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể.

- Duy trì sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể.

- Nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính của sinh vật.

4. Các công thức cơ bản:

1- Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:        2k        ;                   Từ x tế bào mẹ ban đầu:   x . 2k

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

2- Số tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:        2k – 1      ;       Từ x tế bào mẹ ban đầu:   x (2k – 1)

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

3- Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:       2n . 2k    ;      Từ x tế bào mẹ ban đầu:   x . 2n . 2k

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

4- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:       2n . 2k

- Từ x tế bào mẹ ban đầu:   x . 2n . 2k

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

5- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm  sau k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:       2n (2k  –  1)       Từ x tế bào mẹ ban đầu:        x . 2n (2k  –  1)

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

6- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào phải cung cấp cho:

- 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần        :       2n (2k  –  1)

-  x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần:       x.2n (2k  –  1)

7- Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường nội bào phải cung cấp cho:

- 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần        :       2n (2k  –  2 )

-  x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần:       x.2n (2k  –  2)

8-  Tổng số lần NST  tự nhân đôi trong  k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:       k ;  Từ x tế bào mẹ ban đầu:        x . k

9- Tổng số thoi dây tơ vô sắc  xuất hiện trong k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:       2k – 1 ; Từ x tế bào mẹ ban đầu:   x (2k – 1)

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

5. Một số công thức nâng cao

5.1. Tính số tb con tạo thành

=> Số tế bào con tạo thành từ 1 tế bào ban đầu qua x đợt phân bào:    A= 2x

=> Tổng số tế bào con sinh ra \(\sum {} \)A = a1 .2x1  + a2 . 2x2  + …+ an . 2xn

 5.2.Tính số NST tương đương với nguyên liệu được cung cấp trong quá trình tự nhân đôi của NST.

\(\sum {} \)NST  = 2n . 2x  - 2n = 2n (2x – 1)

\(\sum {} \)NST mới = 2n . 2x  -  2. 2n = 2n (2x – 2)

5.3. Thời gian của 1 chu kì  nguyên phân:

Là thời gian của 5 giai đọan, có thể được tính từ đầu kì trước đến hết kì trung gian hoặc từ đầu kì trung gian đến hết kì cuối.

5.4. Thời gian qua các đợt nguyên phân. 

Là tổng thời gian của các đợt nguyên phân liên tiếp.

- Tốc độ nguyên phân không thay đổi:

Khi thời gian của đợt nguyên phân sau luôn luôn bằng thời gian của đợt nguyên phân trước.

\(\sum {} \)TG = thời gian mỗi đợt x số đợt nguyên phân

- Tốc độ nguyên phân thay đổi:

\(\sum {} \)TG = \(\frac{x}{2}\)(a1 +ax) = \(\frac{x}{2}\)[2a1 + (x – 1).d]

 

II. GIẢM PHÂN

1. Khái quát chung về giảm phân

- Giảm phân là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân , diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục , tạo ra các giao tử mang một nửa bộ NST của tế bào mẹ ban đầu

-Gồm 2 lần phân bào liên tiếp, nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian của giảm phân 1

2. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân 1

-Kì trung gian 1: NST ở dạng sợi mảnh; NST tự nhân đôi dính với nhau ở tâm động

-Kì đầu 1:Các NST kép xoắn và co ngắn; Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp bắt chéo

-Kì giữa 1: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li về 2 cực của tế bào

-Kì cuối 1: Hình thành 2 tế bào con có bộ NST là n kép

3. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân 2

-Kì đầu 2: Các NST kép co ngắn lại

- Kì giữa 2: Các NST kép đơn bội xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo

-Kì sau 2: Các NST đơn trong cặp NST kép đơn bội phân li về 2 cực của  tế bào

-Kì cuối 2: Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành

-Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ (2n)-> 4 tế bào con có bộ NST đơn bội n

- Ý nghĩa của giảm phân: Nhờ sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST, hiện tượng trao đổi đoạn và hoán vị gen đã tạo ra sự đa dạng và phong phú cho giao tử, từ đó xuất hiện các biến dị tổ hợp ở thế hệ sau.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lí thuyết ôn thi HSG chuyên đề Nguyên Phân - Giảm Phân môn Sinh Học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF