YOMEDIA

Cảm nhận vẻ đẹp tình bà cháu trong Bếp lửa của Bằng Việt và Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Tải về
 
NONE

Cảm nhận vẻ đẹp tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tấm lòng yêu thương, bao bọc của những người bà dành cho cháu trong những năm tháng đất nước đang trải qua chiến tranh gian khổ, thiếu thốn. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách so sánh, phân tích một vấn đề trong hai tác phẩm văn học khác nhau. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bếp lửa.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
  • Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa
  • Nêu vấn đề: vẻ đẹp tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

2. Thân bài

a. Tình bà cháu trong Bếp lửa:

  • Tình bà cháu gắn với những kỉ niệm trong những năm tháng gian lao đói khổ của chiến tranh.
  • Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa mà bà nhen nhóm vào mỗi sáng ban mai.
  • Nhớ về bà và bếp lửa là một biểu hiện thầm kín của tình yêu Tổ quốc.

 Nghệ thuật đặc sắc: thể thơ tự do, hình ảnh lặp đi lặp lại: bếp lửa mang nghĩa thực và biểu tượng; dòng hồi tưởng của tác giả đi từ quá khứ đến hiện tại

b. Tình bà cháu trong Tiếng gà trưa:

  • Dòng cảm xúc của người cháu về bà được gợi ra khi người cháy bắt gặp một âm thanh quen thuộc trên đường hành quân - tiếng gà trưa
  • Tình cảm của người cháu đối với bà được gợi về bằng những năm tháng tuổi thơ êm đềm. Ở đó cháu được sưởi ấm tình yêu thương và sự chăm chút của người bà (qua lời mắng yêu “Gà đẻ mà mày nhìn....), qua sự “toan tính”, hy sinh của người bà. Đó còn là niềm hãnh diện, tự hào tuổi thơ khi có được bộ quần áo mới: quần chéo go, áo trúc bâu...
  • Tuổi thơ của người cháu còn là những giấc mơ về hạnh phúc, giấc mơ được gợi lên từ sắc hồng của ổ trứng gà.
  • Từ hồi tưởng, người lính đã trở về với thực tại của cuộc kháng chiến chống Mĩ vô cùng cam go ác liệt (khổ cuối). Để rồi qua đó, người lính như muốn khẳng định rằng tình cảm gia đình góp phần tiếp thêm sức mạnh cho người lính cầm chắc tay súng hôm nay.

 Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, ngôn ngữ bình dị, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

c. So sánh sơ lược:

  • Giống:
    • Cả hai bài thơ đều thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết, tình bà cháu ấm áp thiêng liêng
    • Tình cảm ấy đều bắt nguồn từ những sự vật bình dị, thân thương
    • Từ tình cảm gia đình, tình yêu những sự vật bình dị ấy, các tác giả khẳng định tình yêu quê hương đất nước sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
  • Khác:
    • “Bếp lửa” dòng cảm xúc bộc lộ trực tiếp qua tiếng lòng người cháu xa quê (Bằng Việt đang ở Liên Xô)
    • “Tiếng gà trưa” có sự hóa thân kì diệu của nữ sĩ vào tâm hồn người lính trẻ để bộc lộ những suy ngẫm chân thành, đằm thắm, sâu sắc của người lính về tình bà cháu, tình yêu Tổ quốc thiêng liêng.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà ở hai bài thơ
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Gợi ý làm bài:

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ông đều đi đánh giặc. Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà. Ông đã sáng tác nên bài thơ “Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Ngay ba câu thơ đầu, điệp ngữ “một bếp lửa” đã đi liền với các từ láy chờn vờn, ấp iu… gợi cho ta cái cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan. Và ngay lập tức, hình ảnh người bà đã hiện lên. Ở đây, bà không hiện lên như một bà tiên mà hiện lên trong trái tim của người cháu nhớ về người bà gian nan.

Từ hồi ức dần dần trở về dưới những dòng thơ của tác giả:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay

Trong tình cảnh nạn đói của đất nước, gia đình tác giả cũng không phải là ngoại lệ. Bố ông còn con ngựa để đi đánh xe là may mắn lắm. Nhưng cái không khí nghèo túng của toàn xã hội đã bao phủ tất cả. Gần hai mươi năm sau, khói vẫn làm cay mắt tác giả. Cái “cay” này không phải là cái “cay” do củi ướt, củi tươi mà cái cay đắng của những kỉ niệm đói khổ của nhiều người, trong đó có hai bà cháu tác giả.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

“Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răn dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu từ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Xuyên suốt bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trờ thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu.

Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, nhà thơ Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa

Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm của hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá của nước Nga. Đứa cháu nhỏ của bà ngày xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

Qua bài thơ, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Bếp lửa là hình ảnh đẹp nhằm gợi tả sự ấm áp của gia đình đối với mỗi người. Bài thơ “Bếp lửa” sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.

 

Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp tình bà cháu trong Bếp lửa của Bằng Việt và Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON