YOMEDIA

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Tải về
 
NONE

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được những ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, gần gũi và gắn bó với tuổi thơ của bao thế hệ trẻ Việt Nam những năm đất nước còn gian khó. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bếp lửa.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
  • Ví dụ:
    • Trong mỗi gia đình sẽ có những thành viên khác nhau, có những điểm nổi bật khác nhau.
    • Một tình cảm rất thiêng liêng được thể hiện qua bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt đó là tình bà cháu. Bên cạnh tình bà cháu thiêng liêng thì bài thơ còn thể hiện hình ảnh bếp lửa rất nổi bật.

2. Thân bài

a. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:

  • Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam
  • Bếp lửa rất gần gũi, thân thiện
  • Hình ảnh ngọn lửa ảo mộng được nhen nhóm vào lúc sương sớm rất mộng mị và ảo mộng
  • Hình ảnh bếp lửa rất gần gũi, thân thuộc và gắn bó với tuổi thơ

b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa:

  • Ấp iu, nồng đượm
  • Niềm yêu thương
  • Bếp lửa không thể dập tắt được trong lòng người cháu
  • Bếp lửa là nơi ấp ủ tình bà cháu thiêng liêng

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa
    • Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là một hình ảnh rất thiêng liêng, nhờ hình ảnh ấy mà tình bà cháu không phai mờ.
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Gợi ý làm bài:

Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ thân thuộc và chứa chan tình nghĩa. Bởi những kỉ niệm ấy thường gắn bó với những con người ruột thịt. Với Bằng Việt kỉ niệm về bà và tình bà cháu chắc là sâu nặng lắm thân thiết lắm nên mới khơi nguồn dòng cảm xúc nồng ấm để sáng tạo một tác phẩm đặc sắc: bài thơ Bếp lửa. Có thể đấy là những kỉ niệm riêng của nhà thơ, song đọc bài thơ chúng ta vẫn được sưởi chung với nhà thơ hơi lửa của tình người thật gần gũi ân nghĩa, thật cao đẹp và thiêng liêng. Theo diễn biến tâm tư của nhân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thấm thía từng cung bậc tâm trạng.

Ngỡ như ta đang nhóm bếp lửa vậy - lửa của kỉ niệm tuổi thơ, lửa cuộc sống lúc đã trưởng thành, bếp lửa của bà xưa là lửa của trăm nhà ngày nay.

Tám câu thơ đầu là kỉ niệm mới nhen lúc đứa cháu bốn tuổi:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa...

Đọng lại trong mấy dòng thơ là chữ thương và hình ảnh bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh biết mấy nắng mưa. Vậy là kỉ niệm đã sống dậy từ tình cảm cháu nhớ thương bà và cuộc sống của hai bà cháu đầy khó khăn gian khổ:

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Gia cảnh như thế nên tuổi thơ của cháu và tuổi già của bà sao tránh được những cơ cực xót đau. Bao nhiêu kỉ niệm xa xưa được nhớ lại.

Trong đó có một ấn tượng nhất, nổi lên lay động tâm hồn. Đó là ấn tượng về khói bếp khói từ một bếp lửa của nhà nghèo.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Bếp lửa ở những câu thơ trên, chủ yếu thể hiện cuộc sống âm thầm lặng lẽ trong căn nhà nhỏ hẹp của hai bà cháu. Từ ngọn lửa ở dòng thơ này đã mang ý nghĩa khái quát rộng lớn hơn. Đó là sức sống là tình thương, là niềm tin của bà trong cuộc sống của hai bà cháu, cuộc sống của cả gia đình rộng ra là đối với toàn dân tộc, với công cuộc chiến đấu lúc bấy giờ. Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, lung linh chân dung người bà và làm ấm lòng cả trái tim bạn đọc chúng ta. Ngọn lửa biểu tượng của sự sống muôn đời bất diệt, không chỉ là kỉ niệm của riêng bà trong tình bà cháu trong bài thơ này mà còn là biểu tượng cho toàn dân tộc trong giai đoạn chống Mĩ xâm lược thắp sáng cho đến tận hôm nay.

Ở đoạn cuối, kỉ niệm tuổi thơ lắng dần, chuyển từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ đối với bà sang những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về ân sâu nghĩa nặng của người thanh niên trưởng thành ngày nay đối với thế hệ ông bà, cha mẹ ngày trước:

Lận dận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẽ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa...

Hình ảnh người bà ôm trùm cả đoạn thơ. Điệp từ nhóm được nhắc lại bốn lần mang bốn ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao dần toả sáng dần nét kì lạ của bếp lửa và vẻ đẹp thiêng liêng của người bà từ vóc dáng đến việc làm nhất là nghĩa tình sâu nặng của bà. Nhóm bếp lửa ấy là cái bếp có ánh lửa sáng và hơi ấm. Nhóm niềm yêu thương là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng ấm. Nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm quê hương. Và cuối cùng người bà kì diệu ấy nhóm dậy khơi dậy giáo dục thức tỉnh tâm hồn và sức sống tuổi thanh xuân thơ ấu để đứa cháu khôn lớn nên người. Để đưa cháu được đi xa, được thấy ngọn lửa khói trăm tàu, để có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả, ngôn ngữ văn chương dạt dào như sóng rồi lan toả như lửa ấm, hay ở đây là cảm xúc dâng trào, đang toả ấm nhân vật người cháu, của nhà thơ? Mỗi câu mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương ân nghĩa. Đó là đạo lí cội nguồn dân tộc Việt Nam chúng ta trong quan hệ gia đình, con cái đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà, tổ tiên. Vẻ đẹp của đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm...

Tóm lại qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện tấm lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với quê hương gia đình đất nước.

Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với kể chuyện, miêu tả và bình luận. Thành công của bài thơ còn là sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà để làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Hình ảnh âm điệu thơ đặc sắc, sáng mãi ngân mãi trong lòng chúng ta.

 

Trên đây là bài văn mẫu Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON