YOMEDIA

Phân tích bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt

Tải về
 
NONE

Đề văn mẫu phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt để cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng. Đề văn mẫu mà HOC247 giới thiệu dưới đây giúp các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 9 làm tài liệu tham khảo, ôn thi cũng như là rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học được tốt hơn. Đồng thời, giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về bài thơ Bếp lửa và hiểu rõ hơn thông điệp mà nhà thơ Bằng Việt muốn gửi gắm. Mời các em cùng theo dõi!

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phân tích bài thơ bếp lửa của bằng việt

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa” (bài thơ viết về tình cảm bà cháu): Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hy sinh cao cả, bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta.
  • Trở lại đề (nêu lại phần gợi ý ở đề bài): Bài thơ đã cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng.

b. Thân bài

* Mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
  • Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi ấu thơ sống với bà, làm hiện lên hình ảnh bà chăm sóc, lo toan vất vả với tình thương yêu vô bờ dành cho cháu.
  • Đứa cháu nay trưởng thành, từ nơi xa suy ngẫm, thấu hiểu về bà. Cuối cùng người cháu gởi niềm thương nỗi nhớ về với bà.

→ Vậy mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồitưởng.

⇒ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗinhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu với bàmình cũng là với gia đình và quê hương đất nước

* Phân tích bài thơ (theo mạch cảm xúc - bố cục bài thơ)
  • 3 câu đầu: Khơi nguồn dòng hồi tưởng cảm xúc
    • Hình ảnh bếp lửa được hình dung trong trí nhớ của tác giả (phân tích từ láy “chờn vờn”, “ấp iu”)
    • Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tới người nhóm lửa - người bà (phân tích hình ảnh ẩn dụ “biết mấy nắng mưa”)
  • Khổ thơ thứ 2 (năm câu tiếp theo: “Lên bốn tuổi...sống mũi còn cay”): Kỷ niệm tuổi thơ, kỷ niệm buồn khó quên
    • Nhớ lại quá khứ: Nhớ những năm tháng chiến tranh chống Pháp gian khổ (đói mòn đói mỏi, ... khô rạc  ngựa gầy)
    • Hình ảnh chi tiết ám ảnh mãi đến bây giờ: mùi khói bếp (đến bây giờ sống mũi còn cay)
  • Khổ 3: (11 câu: “Tám năm ròng...trên những cánh đồng xa”)
    • Chi tiết tiếp theo hiện lên trong hồi ức của cháu: tiếng chim tu hú kêu trong ngày hè, là âm thanh của đồng quê.
    • Tiếng chim tu hú vang vọng giúp tác giả lại nhớ về bà
  • Đoạn tiếp theo (10 câu: Năm giặc đốt làng... niềm tin dai dẳng): Những phẩm chất cao quý của bà
    • Vững long tin trước mọi tai họa thử thách (“Vẫn vững lòng... được bình an”).
    • Bếp lửa thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương
    • Ý chí, bản lĩnh sống của bà, của người phụ nữ Việt Nam
  • Đoạn thơ (8 câu: “Lận đận đời bà...thiêng liêng - bếp lửa”): Những suy ngẫm về người bà kính yêu, về bếp lửa trong mỗi gia đình Việt Nam
    • Điệp từ  “nhóm”
    • Lời khẳng định ca ngợi: “Ôi kỳ diệu và thiêng liêng - bếp lửa”
  • Bốn câu cuối: Tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu nay đã đi xa
    • Bốn câu kết thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu bé bỏng nay đã đi xa:

“Giờ cháu đã đi xa.

Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

→ Như vậy, hình ảnh trung tâm (bếp lửa) mở đầu, khơi nguồn mạch cảm xúc của bài thơ, của dòng hồi tưởng đã được khép lại bằng chính hình ảnh ấy

c. Kết bài

  • Ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay của thi ca Việt Nam đọc xong bài thơ mỗi chúng ta đều muốn được chạy về nhà để sà vào lòng bà để mà được nghe bà hát ru trong những trưa hè oi ả.
  • Nét đặc sắc về nghệ thuật: Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung. Hình tượng thơ: “bếp lửa” “khói hun”, “ngọn lửa”, “tiếng chim tu hú” bổ sung kết hợp thật tự nhiên giữa kể và tả bằng dòng hồitưởng và suy ngẫm rất thơ và đầy ấn tượng.

Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận văn học phân tích bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt để cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng.

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

        Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hy sinh cao cả, bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta. Bài thơ đã cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng.

Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi ấu thơ sống với bà, làm hiện lên hình ảnh bà chăm sóc, lo toan vất vả với tình thương yêu vô bờ dành cho cháu. Đứa cháu nay trưởng thành, từ nơi xa suy ngẫm, thấu hiểu về bà. Cuối cùng người cháu gởi niềm thương nỗi nhớ về với bà. Vậy mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗi nhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu với bà mình cũng là với gia đình và quê hương đất nước.

       Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh bếp lửa ở một làng quê Việt Nam từ thời thơ ấu:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”

“Chờn vờn” là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian. Từ “ấp iu” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại đúng với công việc nhóm lửa cụ thể.

Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

 “Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà.

Khổ thứ hai nói về từ thời ấu thơ rất xa hiện về, đó là kỷ niệm buồn khó quên:

“Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói

Năm ấy, là năm đói mòn, đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến bây giờ sống mũi còn cay!”

Hình ảnh những năm tháng chiến tranh chống Pháp gian khổ được hiện về qua thành ngữ “đói mòn, đói mỏi” - cái đói kéo dài làm mệt mỏi, kiệt sức (cuối năm 1944 đầu năm 1945, nạn đói kinh khủng đã xảy ra, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói). Hình ảnh con ngựa gầy rạc thì chắc người bố đánh xe cũng gầy khô...

Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp: khói hun nhèm mắt cháu, khói nhiều cay khét . Đó là kỷ niệm về “mùi khói”, về “khói hun”, một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thật cảm động. “Nghĩ lại đến giờ” (đó là 1963, 19 năm đã trôi qua), mà đứa cháu vẫn cảm thấy “sống mũi còn cay!”. Kỷ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Một lần nữa qua lời thơ của tác giả ta đã cảm nhận được sự khó nhọc của người bà khi ngày ngày, sớm chiều nhen bếp lửa. Tại sao bà có thể nhẫn nại hi sinh đến như vậy! Do trong lòng bà luôn có 1 ngọn lửa niềm tin ủ sẳn. Ngọn luẳ của niềm tin đất nước sẽ hòa bình độc lập, cuộc sống sẽ được nâng cao, không còn viễn cảnh đói nghèo nữa, đất nước sẽ thống nhất với nhau, người thân và gia đình sẽ không còn chịu cảnh thoát li nữa mà sẽ về sum họp cùng bà lúc cuối đời. Là ngọn lửa của niềm tin đứa cháu mình sau này sẽ nên người, sẽ noi gương được cha mẹ, sẽ nhận ra được sự khó nhọc của bà trong công việc nuôi dạy cháu tù đó người cháu có thể quyết tâm học thành tài để xây dựng đất nước tươi đẹp hơn, giàu đẹp hơn. Bà luôn mong cháu sẽ cống hiến mãi không nguôi cho tổ quốc giống như Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ”.

Nếu bài thơ dừng lại ở đây thì đã có thể xem là 1 áng thơ hay lắm rồi. Với những cảm xúc của đứa cháu khi nhớ về bà, nhớ về quãng đời cơ cục cùng bà nhóm lửa, nhớ về công lao dạy dỗ của bà …. qua những vần thơ giản dị mà thắm thía, với những điệp ngữ và từ ngữ được vận dụng một cách rất linh hoạt sáng tạo. Nhưng đến đây dòng tâm niệm của tác giả vẫn chưa nguôi. Vẫn thốt lên những câu thơ lay động tâm hồn:

“Giờ cháu đã đi xa

Có lửa trăm nha, niềm vui trăm ngả

Những vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhỏ

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?”

Dù cho tác giả đã hoàn thành nguyện ước của bà. Đã là 1 con người thành đạt, sống có ích cho xa hổi. Đã sống trong một điều kiện đầy đủ tiện nghi: "có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả" nhưng lòng tác giả vẫn luống hướng về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Bằng Việt sẽ mãi mãi không quên cái bếp lửa bà nhem, công lao dưỡng dục. Tác giả luôn luôn tự hỏi với lòng: bà bây giờ sống thế nào? Có khỏe mạnh không? Bà nhóm bếp lên chưa? Chắc chắn rồi sẽ có một ngày tác giả quay về nơi chôn rau cắt rốn của mình để chăm sóc người bà thân iu trong những phút cuối cùng.

       Đây là một bài thơ dạt dào cảm xúc. Tác giả đã khéo léo sủ dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, cách gieo vần, láy điệp từ và những hình ảnh có sức thuyết phục cao và những liên tưởng độc đáo tạo nên giá trị cho bài thơ. Ta cảm nhận được ở đây tám lòng biết ơn sâu nặng, nhớ nhung da diết, tâm chân tình của nhà thơ đối với người bà yêu dấu. Đặc biệt qua 2 khổ cuối này ta đã hiểu thêm được nguyên do vì sao tác giả lại có tình thương yêu vô bờ đối với quê hương như vậy. Do công lao trời biển của bà mà chắc hẳn rất ít một ai sánh được. Khâm phục, cảm động, bất giác ta có thể thốt lên rằng: "Ôi bà thật là con người vĩ đại".

Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung. Hình tượng thơ: “bếp lửa” “khói hun”, “ngọn lửa”, “tiếng chim tu hú” bổ sung kết hợp thật tự nhiên giữa kể và tả bằng dòng hồi tưởng và suy ngẫm rất thơ và đầy ấn tượng.

Đọc bài thơ thêm một lần nữa, chúng ta cảm thấy trong lòng lại trao dâng niêm cảm xúc. Bài thơ đã khơi dậy cho chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, quê hương và xã hội. Càng suy ngẫm, thấm từng lời thơ của bằng việt ta càng hiểu thế nào là nỗi nhớ quê hương. Ôi! làm sao có thể quên cho được: “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!”.

Trên đây là sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết cùng một phần của hai bài văn mẫu phân tích bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt để cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng. Tài liệu được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu kết hợp với sơ đồ tư duy hỗ trợ các em thuận tiện trong quá trình ghi nhớ kiến thức; giúp các em hiểu được ý nghĩa của bài thơ Bếp lửa, thông điệp mà nhà thơ Bằng Việt muốn gửi gắm cũng như là giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học được tốt hơn. HOC247 hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em học tốt!

-- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON