YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trường Chinh

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu HOC247 đã biên soạn và tổng hợp Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trường Chinh. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Công thức nào sai với tên gọi?

A. teflon (-CF2-CF2-)n                                                B. thủy tinh hữu cơ [-CH2-CH(COOCH3)-]n

C. tơ enang [-NH-(CH2)6-CO-]n                               D. tơ nitron  (-CH2-CHCN-)n

Câu 2: Có bao nhiêu α-amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N?

A. 3 chất.                             B. 5 chất.                         C. 4 chất.                        D. 2 chất.

Câu 3: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

A. H2NC2H3(COOH)2                                                 B. H2NC3H5(COOH)2

C. H2NC3H6COOH                                                     D. (H2N)2C3H5COOH

Câu 4: Cho các dung dịch sau đây : metylamin,  glyxin, amoni axetat, lòng trắng trứng (anbumin). Để nhận biết ra anbumin ta không thể dùng cách nào dưới đây:

A. Đun nóng nhẹ                                                        B. Dùng dung dịch HNO3 đặc

C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm                         D. Dùng dung dịch NaOH

Câu 5: Tên gọi của amino axit sau là:

A. Axit α-aminoglutaric                                            B. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic

C. Axit α-aminoisovaleric                                        D. Axit glutamic

Câu 6: Để rửa sạch lọ đựng anilin ta nên dùng cách nào sau đây:

A. Dùng dung dịch NaOH để rửa, sau đó tráng bằng nước sạch

B. Dùng dung dịch NaCl để rửa, sau đó tráng bằng nước sạch

C. Dùng dung dịch HCl để rửa, sau đó tráng bằng nước sạch

D. Tất cả đều sai.

Câu 7: Cho anilin tác dụng 200ml dung dịch Br2 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 3,3 g                                B. 19,8 g                          C. 6,6 g                            D. 4,4 g

Câu 8: Tìm công thức cấu tạo của chất X ở trong phương trình phản ứng sau:

C4H9O2N  + NaOH  → (X)  + CH3OH

A. H2N-CH2-CH2-COONa                                         B. CH3-CH2-CONH2

C. CH3-COONH4                                                        D. CH3-CH2-CH2-CONH2

Câu 9: Trong các polime sau:

(1) poli(metyl metacrylat)

(2) polistiren

(3) poli(etylen terephtalat)

(4) poli(hexametylen ađipamit)

(5) poli(phenol fomanđehit)

(6) poliacrilonitrin

(7) poli(vinyl clorua)

(8) policaproamit

Số polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:

A. 3.                                      B. 6.                                 C. 4.                                 D. 5.

Câu 10: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?

A. 6 amin.                            B. 5 amin.                       C. 4 amin.                       D. 7 amin.

Câu 11: Cho 2 chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H7O2N. Cho X và Y tác dụng hết với NaOH dư thấy thoát ra 4,48lít (đktc) hỗn hợp 2 khí làm quỳ tím hóa xanh và dung dịch Z. Tỉ khối hơi của 2 khí đó so với H2 là 13,75. Cô cạn dung dịch Z khối lượng muối thu được là:

A. 11,2g                               B. 15,7g                           C. 17,5g                          D. 14,3g

Câu 12: Polime X có phân tử khối là 280000 đvC và hệ số trùng hợp là 10000. Polime X là

A. PP                                    B. PVC                            C. PE                               D. Teflon

Câu 13: Cho hợp chất: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. Tên gọi được viết gọn của chất này là:

A. Ala-Gly-Gly                   B. Gly-Gly-Gly              C. Gly-Gly-Ala              D. Gly-Ala-Gly

Câu 14: Thủy phân hoàn toàn polipeptit sau thu được bao nhiêu  amino axit?

H2N-CH2-CO-NH-CH(CH2COOH)-CO-NH-CH(CH2C6H5)-CO-NH-CH2-COOH

A. 3                                       B. 4                                  C. 6                                  D. 5

Câu 15: Polime nào dưới đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo?

A. Poli (vinyl clorua)                                                 B. Poli (phenol fomanđehit).

C. Poli (vinyl xianua)                                                D. Poli (metyl metacrilat)

Câu 16: Cho các phản ứng :     

H2N – CH2 – COOH + HCl → Cl-H3N+ - CH2 – COOH

H2N – CH2 – COOH + NaOH → H2N - CH2 – COONa + H2O

Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic.

A. có tính oxi hóa và tính khử                                  B. chỉ có tính bazơ

C. chỉ có tính axit                                                       D. có tính chất lưỡng tính

Câu 17: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?

A. Etylmetylamin.              B. Isopropylamin.          C. Isopropanamin.         D. Metyletylamin.

Câu 18: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:

A. dung dịch HCl                                                        B. dung dịch NaCl

C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm                         D. dung dịch NaOH

Câu 19: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (biết hiệu suất của quá trình phản ứng là 90%)

A. 2,55 tấn                           B. 3,60 tấn                      C. 2,50 tấn                      D. 2,52 tấn

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một amin no, đơn chức mạch hở X thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là:

A. C3H9N                             B. CH5N.                         C. C4H11N                       D. C27N

Câu 21: Tính chất nào của anilin chứng tỏ nhóm amino ảnh hưởng lên gốc phenyl?

A. Phản ứng với brom dễ dàng                                 B. Không làm xanh giấy quỳ tím

C. Phản ứng với axit nitrơ                                         D. Phản ứng với axit clohidric tạo ra muối

Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polime là những dẫn xuất hiđrocacbon có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

B. Polime là những hợp chất có phân tử khối  rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

C. Polime là những hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành

D. Polime là những hiđrocacbon có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Câu 23: Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là

A. lysin.                               B. valin.                          C. alanin.                        D. glyxin.

Câu 24: Cho 0,15 mol  axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu đuợc dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là

A. 0,75 mol                         B. 0,65 mol                     C. 0,50 mol                     D. 0,55 mol

Câu 25: Nhóm vật liệu nào đuợc điều chế từ polime thiên nhiên?

A. Tơ tằm, cao su isopren                                         B. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna

C. Tơ visco, tơ tằm, tơ axetat.                                  D. Tơ axetat, tơ capron, tơ olon.

Câu 26: Glixin có thể tác dụng tất cả các chất của nhóm nào sau đây (điều kiện có đủ):

A. C2H5OH, HCl, KOH, dung dịch Br2                   B. C2H5OH, HCl, NaOH, Ca(OH)2

C. HCHO, H2SO4, KOH, Na2CO3                            D. C6H5OH, HCl, KOH, Cu(OH)2

Câu 27: Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm. Vì:

A. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO - NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt.

B. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy.

C. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt.

D. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại.

Câu 28: Cho dãy các chất: phenylamin C6H5NH2, etylamin C2H5NH2, điphenylamin (C6H5)2NH, đietylamin (C2H5)2NH, amoniac NH3. Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là :

A. đietylamin > etylamin > amoniac > phenylamin > điphenylamin

B. điphenylamin > phenylamin > amoniac > etylamin > đietylamin.

C. đietylamin > etylamin > điphenylamin > phenylamin > amoniac

D. đietylamin > phenylamin > amoniac > etylamin > điphenylamin.

Câu 29: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

A. H2N–CH2CONH–CH(CH3)–COOH                    B. H2N–CH2CH2CONH–CH2–COOH

C. H2N–CH2CONH–CH2CH2–COOH                     D. H2N–CH2CONH–CH2CONH–CH2COOH

Câu 30: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là :

A. 4                                       B. 3                                  C. 6                                  D. 5

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

B

11

D

21

A

2

D

12

C

22

B

3

B

13

D

23

D

4

D

14

A

24

B

5

C

15

C

25

C

6

C

16

D

26

B

7

C

17

B

27

A

8

A

18

C

28

A

9

C

19

D

29

A

10

A

20

A

30

B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Chất tác dụng với hidro tạo thành sobitol là:

A. Saccarozơ                         B. Xenlulozơ                    C. Tinh bột                       D. Glucozơ

Câu 2: Dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì:

A. Chứa chủ yếu các gốc acid béo không no                    B. Chứa chủ yếu các gốc acid béo thơm

C. Chứa chủ yếu các gốc acid béo no                              D. Không tan trong nước

Câu 3: Khi đun tripanmitin với dung dịch axit sunfuric loãng, ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và glixerol.                                         B. C15H31COONa và etanol.

C. C17H35COONa và glixerol.                                         D. C15H31COOH và glixerol.

Câu 4: Cho chất X vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac, đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?

A. glucozơ.                            B. saccarozơ.                    C. axit fomic.                    D. fructozơ.

Câu 5: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là:

A. AgNO3/NH3.                                                             B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. Cu(OH)2/NaOH đun nóng.                                         D. dung dịch nước brom.

Câu 6: Để chế tạo thuốc súng không khói, sản xuất tơ nhân tạo, người ta dùng nguyên liệu:

A. Glucozơ                            B. Xenlulozơ                    C. Saccarozơ                    D. Tinh bột

Câu 7: Đun hỗn hợp axit axetic và ancol metylic với xúc tác H2SO4 đặc, ta thu được este?

A. Metyl axetat.                     B. etyl propionat.              C. Metyl propionat.           D. metyl fomat.

Câu 8: este có công thức phân tử C3H6O2 là:

A. Metyl axetat.                     B. etyl axetat.                    C. metyl fomat.                 D. Propyl fomat.

Câu 9: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. HCOONa và C2H5OH.                                               B. CH3COONa và C2H5OH.

C. C2H5COONa và CH3OH.                                           D. CH3COONa và CH3OH.

Câu 10: Chất béo là trieste của axit béo với

A. etylen glicol.                     B. ancol etylic.                  C. ancol metylic.               D. glixerol.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Khi thủy phân pentapeptit thu được các dipeptit Ala-Val; Glu-Phe; Val-Glu; Gly-Ala.

Pentapeptit trên có cấu tạo là:

A. Glu-Phe-Val-Ala-Gly                                                B. Ala-Val-Glu-Phe-Gly

C. Gly-Ala-Val-Glu-Phe                                                D. Gly-Ala-Val-Phe-Glu

Câu 2: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là :

A. Dung dịch KOH                                                        B. Dung dịch HCl

C. Cu(OH)2 trong  kiềm.                                                D. Dung dịch quỳ tím

Câu 3: Trong cấu tạo của chất nào sau đây có chứa liên kết peptit?

A. protein                              B. chất béo                       C. aminoaxit                     D. tinh bột

Câu 4: Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH,

C6H5-NH2,  HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Số dung dịch làm xanh quỳ tím là :

A. 2                                       B. 3                                  C. 1                                  D. 4

Câu 5: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là

A. tơ visco.                            B. tơ lapsan.                     C. tơ tằm.                          D. tơ nilon-6,6.

Câu 6: PVC là một loại chất dẻo được dùng làm vật cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa. PVC được tổng hợp từ monome

A. CH2=CH2                          B. CH2=CHCl                   C. CH2=CH-CH=CH2       D. CH2=CHCN

Câu 7: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là

A. 4.                                      B. 3.                                 C. 1.                                 D. 2.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước .

B. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

C. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Câu 9: Chất nào sau đây tạo kết tủa trắng với dung dịch Brôm?

A. Axit acrylic                       B. axit axetic                     C. etyl amin                      D. phenyl amin

Câu 10: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính, ta có thể dùng phản ứng của chất này với:

A. Dung dịch HCl và dung dịch NH3                               B. Dung dịch KOH và dung dịch HCl

C. Dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4                          D. Dung dịch KOH và CuO

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo : CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là:

A. Etyl axetat.                             B. Metyl propionat.                C. Metyl axetat.                      D. Propylaxetat

Câu 2: Hãy chọn nhận định đúng

A. Lipit là chất béo.

B. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động vật, thực vật.

C. Lipit là este của glixerol với các axit béo.

D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit.

Câu 3: Các axit panmitic và stearic trộn với parafin để làm nến. Công thức phân tử 2 axit trên là:

A. C17H29COOH và C15H31COOH                                              B. C15H31COOH và C17H35COOH

C. C17H29COOH và C17H25COOH                                              D. C15H31COOH và C17H33COOH

Câu 4: Dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì:

A. Chứa chủ yếu các gốc axit béo không no                                B. Không chứa gốc axit

C. Chứa chủ yếu các gốc axit thơm                                            D. Chứa chủ yếu các gốc axit béo no

Câu 5: Tính chất hoá học quan trọng nhất của este là

A. Phản ứng trùng hợp.                                                              B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng thuỷ phân.                                                             D. Tất cả các phản ứng trên

Câu 6: Đun nóng xenlulozơ trong dung dich axit vô cơ loãng, thu được sản phẩm là:

A. saccarozơ                               B. glucozơ                              C. fructozơ                             D. mantozơ

Câu 7: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hoà tan Cu(OH)2.                   B. trùng ngưng.                       C. tráng gương.                       D. thủy phân.

Câu 8: Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là:

A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.

B. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.

C. hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.

D. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của xenlulozơ là không đúng?

A. Xenlulozơ dưới dạng tre, gỗ,nứa, ... làm vật liệu xây, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy, ...

B. Xenlulozơ được dùng làm một số tơ tự nhiên và nhân tạo.

C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic

D. Thực phẩm cho con người.

Câu 10: Một phân tử saccaroz ơ có:

A. một gốc - glucozơ và một gốc – fructozơ.                       B. một gốc - glucozơ và một gốc – fructozơ.

C. hai gốc - glucozơ                                                              D. một gốc - glucozơ và một gốc – fructozơ.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Hợp chất chiếm thành phần chủ yếu trong cây mía có tên là:

A. Glucozơ.                                B. Fructozơ.                           C. Săcarozơ.                          D. Mantozơ.

Câu 2: Chọn định nghĩa đúng

A. Glucôzơ là hợp chất hữu cơ tạp chức của ancol và andehit

B. Glucôzơ là hợp chất hydrat cacbon

C. Glucôzơ là hợp chất hữu cơ tạp chức thuộc loại ancol đa chức và andehit đơn chức  (phân tử chứa 5 nhóm hydroxyl và 1 nhóm andehit)

D. Glucôzơ là hợp chất thuộc loại monosaccarit

Câu 3: Số nhóm hydroxyl trong hợp chất glucozơ là:

A. 2                                            B. 3                                        C. 4                                        D. 5

Câu 4: Xác định công thức cấu tạo thu gọn đúng của hợp chất xenlulôzơ:

A. ( C6H7O3(OH)3)n                     B. (C6H5O2(OH)3)n                 C. (C6H8O2(OH)2)n                 D. [C6H7O2(OH)3 ]n

Câu 5: Tính số gốc glucôzơ trong đại phân tử xenlulôzơ của sợi đay ,gai có khối lượng phân tử 5900000 dvc:

A. 30768                                    B. 36419                                C. 39112                                D. 43207

Câu 6: Este đựơc tạo thành từ axit no, đơn chức mạch hở và ancol no, đơn chức mạch hở có công thức cấu tạo là :

A. CnH2n - 1COOCmH2m + 1                                                           B. CnH2n -1COOCmH2m -1

C. CnH2n + 1COOCmH2m + 1                                                          D. CnH2n+1COOCmH2m -

Câu 7: Đốt cháy a(g) C2H5OH được 0,2 mol CO2.Đốt b(g) CH3COOH được 0,2 mol CO2. Cho a(g) C2H5OH tác dụng với b(g) CH3COOH (có H2SO4đ,giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) được c(g) este. c có giá trị là:

A. 4,4 g                                       B. 8,8 g                                  C. 13,2 g                                D. 17,6 g

Câu 8: Một este đơn chức A có phân tử lượng 88.Cho 17,6g A tác dụng với 300 ml dd NaOH 1M, đun nóng.Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng được 23,2g rắn khan.Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.CTCT A là:

A. HCOOCH(CH3)2                    B. CH3CH2COOCH3               C. C2H3COOC2H5                  D. HCOOCH2CH2CH3

Câu 9: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc , nóng . Để có  29,7 kg Xenlulozơ trinitrat , cần dùng dd chứa m kg axit nitric ( hiệu suất phản ứng đạt 90%).

A. 30 kg                                      B. 21 kg                                 C. 42 kg                                 D. 10 kg .

Câu 10: Thủy phân 324 g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75% , khối lượng glucozơ thu được là :

A. 360  g                                     B. 270  g                                C. 250 g                                 D. 300 g .

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trường Chinh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON