YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Tôn Đức Thắng

Tải về
 
NONE

Gửi đến các em học sinh Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Tôn Đức Thắng được chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham gia giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su buna-S là:

A. CH3-CH=CH-CH3 , S                                          B. CH2=CH-CH=CH2 , CH2=CH-C6H5

C. CH3-CH=CH-CH3 , CH2=CH-C6H5                    D. CH2=CH-CH=CH2 , S

Câu 2: Căn cứ để phân biệt protein và lipit là phân tử protein luôn có:

A. nhóm chức –OH                                                   B. phân tử khối lớn hơn

C. nitơ trong phân tử                                                D. phản ứng thủy phân

Câu 3: Dung dịch etyl amin không phản ứng với chất nào trong số các chất sau đây

A. KOH.                             B. quỳ tím.                     C. AlCl3.                        D. HCl.

Câu 4: C4H9O2N có số đồng phân amino axit trong đó nhóm amino ở vị trí là:

A. 4                                     B. 2                                C. 3                                D. 1

Câu 5: Tơ capron thuộc loại:

A. tơ xenlulozơ                   B. tơ axetat                    C. tơ poliamit                 D. tơ polieste

Câu 6: Số đồng phân tripeptit gồm 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là:

A. 6                                            B. 5                         C. 4                                 D. 3

 Câu 7: Khi thủy phân hoàn toàn pentapeptit X , thu được 1 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol axit glutamic, 2 mol valin. Nếu thủy phân không hoàn toàn X, thu được các đipeptit Ala-Glu; Val-Gly và tripeptit Glu-Val-Gly. Trật tự các mắc xích trong X là:

A. Val-Gly-Glu-Ala-Val                                           B. Val-Ala-Val-Glu-Gly

C. Ala-Val-Gly-Val-Glu                                           D. Ala-Glu-Val-Gly-Val

Câu 8: Phát biểu không đúng là:

A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.

B. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.

C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

D. Etylamin tác dụng với HCl tạo ra etylamoniclorua.

Câu 9: Công thức C6H5NH2 không có tên gọi nào sau đây:

A. phenylamin                    B. benzenamin               C. Anilin                        D. benzylamin

Câu 10: Hợp chất có tên gọi poli(etylen terephtalat) có công thức là:

A. (-CH2CH2-NH-CO-CH2CH2-)n                           B. (-O-[CH2]2OOC-C6H4-CO-)n

C. (-NH(CH2)5CO-)­n                                                D. (-NH(CH2)6NH- CO-(CH2)4CO-)­n

Câu 11: Tên gọi thay thế của amino axit có công thức phân tử CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH là:

A. Axit 2-amino-2-isopropyletanoic                          B. Axit 2-amino-isopentanoic

C. Axit 3-metyl-2- amino butanoic                          D. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.

Câu 12: Khi trùng ngưng 7,5g axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit dư người ta còn thu được m gam polime và 1,44g nước. Giá trị m là:

A. 4,56g                              B. 4,25g.                        C. 5,56g                         D. 5,25g

Câu 13: Este X được điều chế từ -amino axit và metanol. Tỉ khối hơi của X so với hyđro bằng 44,5. Công thức cấu tạo của  -amino axit là:

A. CH3CH(NH2)COOH                                           B. NH2CH2COOH

C. CH3CH(NH2)COOCH3                                       D. H2NCH2COOCH3

Câu 14: Để điều chế 1 tấn tơ nilon-6 với hiệu suất phản ứng 80%, cần lượng axit -amino caproic là:

A. 0,926 tấn                        B. 1,000 tấn                   C. 1,158 tấn                   D. 1,447 tấn

Câu 15: Tính chất nào đúng cho polime?

A. đa số không có nhiệt độ nóng chảy xác định       B. hầu hết dễ bay hơi

C. đa số dẫn điện, dẫn nhiệt tốt                                D. luôn có tính dẻo và tính đàn hồi

Câu 16: Thực hiện phản ứng trùng ngưng hỗn hợp gồm glixin và alanin. Số đipeptit được tạo ra từ glixin và alanin là:

A. 4                                     B. 5                                C. 3                                D. 2.

Câu 17: Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:

A. C6H5NH2                       B. CH3COOH               C. H2N(CH2)10COOH   D. C2H5OH

Câu 18: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng CTPT C4H11N là:

A. 8                                     B. 2                                C. 5                                D. 4.

Câu 19: Cho 9,3g một amin no đơn chức, bậc I tác dụng với dd FeCl3 dư thu được 10,7g kết tủa. CTPT của amin là:

A. C2H5NH2                       B. C3H7NH2                  C. CH3NH2.                   D. C4H9NH2

Câu 20: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là

A. H2NCH2COOH.           B. CH3COOH.              C. CH3CHO.                 D. CH3NH2.

Câu 21:không sản xuất bằng phương pháp trùng ngưng là:

A. tơ lapsan                        B. tơ nilon                      C. tơ nitron                    D. tơ poliamit

Câu 22: Phân tử khối trung bình của nhựa PE  là 420.000u. Hệ số polime hóa của PE là:

A. 10000                             B. 24000                        C. 15000                        D. 12000

Câu 23: Clo hóa nhựa PVC thu được polime có 66,7% clo về khối lượng, Trung bình cứ k mắc xích –CH2-CHCl- thì có 1 mắc xích bị clo hóa. Tính k? (Cl=35,5)

A. 2                                     B. 4                                C. 5                                D. 3

Câu 24: Hợp chất có 3 liên kết peptit thì có tên gọi là:

A. polipeptit                       B. đipeptit                      C. tripeptit                     D. tetrapeptit

Câu 25: Dãy các chất gồm các amin là

A. C2H5NH2, CH3NH2, C2H5OH.                             B. C6H5OH, C6H5NH2, C2H5NH2.

C. NH(CH­3)2, C6H5NH2, C2H5NH2.                       D. (CH3)3N, C6H5NH2, CH3OH.

Câu 26: Thủy phân 300g protein A thu được 67,5g glyxin. Biết phân tử khối của A là 120.000u thì số mắc xích glyxin trong A là:

A. 280                                 B. 360                            C. 420                            D. 390

Câu 27: Nhóm vật liệu nào được điều chế từ polime thiên nhiên?

A. tơ visco, tơ axetat                                                 B. tơ lapsan, tơ tằm

C. tơ visco, tơ tằm, cao su buna                                D. tơ axetat, nilon-6

Câu 28: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm, tồn tại dạng ion lưỡng cực, cho phản ứng este hóa là:

A. butylamin .                    B. glyxin                        C. axit glutamic.            D. metyl axetat.

Câu 29: Phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien và stiren thu được polime A. Cứ 3,275 gam A phản ứng hết với 2 gam Br2(M=160). Tính tỉ lệ số mắc xích butađien và stiren trong polime trên?

A 1:2                             B. 1:3                              C. 3:1                             D. 2:1

Câu 30: Hai chất đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. H2N-[CH2]6NH2  và H2N[CH2]5COOH             B. C6H5CH=CH2 và H2N-CH2COOH.

C. C6H5CH=CH2 và H2N[CH2]6NH2.                      D. H2N[CH2]5COOH và CH2=CH-COOH.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

B

C

A

B

C

D

D

B

D

B

D

A

B

D

A

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

C

D

C

A

C

C

A

D

C

B

A

B

B

A

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: C4H9O2N có số đồng phân amino axit trong đó nhóm amino ở vị trí là:

A. 1                                     B. 5                                C. 3                                D. 2

Câu 2: Hai chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:

A. axit axetic, axit terephtalic.                                  B. axit fomic, axit glutamic.

C. Axit sunfuric, axetic.                                            D. axit ađipit,  axit -enantonic

Câu 3: Hexapeptit có số liên kết peptit là:

A. 5                                     B. 6                                C. 4                                D. 7

Câu 4: Thủy phân 500g protein Z thu được 170g alanin. Biết phân tử khối của Z là 100.000u thì số mắc xích alanin trong Z là:

A. 382                                 B. 281                            C. 191                            D. 391

Câu 5: Thủy phân tới cùng protein thu được sản phẩm nào?

A. đipeptit                          B. -amino axit             C. amino axit                 D. peptit

Câu 6: Este X được điều chế từ -amino axit và metanol. Tỉ khối hơi của X so với hyđro bằng 44,5. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(NH2)COOH                                    B. H2NCH2COOCH3

C. H2NCH2CH2COOCH3                                         D. CH3CH(NH2)COOCH3

Câu 7: Có dãy chất sau: Amoniac (1), metylamin (2), đimetylamin (3), phenylamin (4), điphenylamin (5).

Hãy xếp thứ tự tăng dần tính bazơ của các chất trong dãy:

A. 5<4<1<2<3.                   B. 5<1<2<4<3               C. 4<2<3<1<5               D. 1<2<3<4<5

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. các amino axit đều làm quì tím hóa đỏ                B. các amino axit đều có tính lưỡng tính

C. các amino axit đều có trong tế bào sống              D. các amino axit đều cho phản ứng trùng hợp

Câu 9: Khi trùng ngưng 10g axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit dư người ta còn thu được m gam polime và 1,62g nước. Giá trị m là:

A. 5,56g                              B. 6,83g                         C. 6,38g.                        D. 4,56g

Câu 10: Một loại nhựa poly etylen có phân tử khối trung bình là 560.000u. Hệ số polime hóa của nhựa là:

A. 20000                             B. 24000                        C. 15000                        D. 12000

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

D

D

A

A

B

B

A

B

C

A

B

C

C

A

C

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

D

D

D

B

D

A

C

B

D

B

C

C

A

D

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 : CH3–CH(NH2)–COOH tên gọi là

A. Anilin

B. Glyxin

C. Protêin

D. Alanin

Câu 2 : C6H5NH2 có tên là

A. anilin

B. glyxin

C. alanin

D. glucozo

Câu 3 : Tripeptit là hợp chất:

A. Có 2 liên kết peptit

B. C 3 liên kết peptit

C. Có 4 liên kết peptit

D. Có1 liên kết peptit

Câu 4 : Trong các chất: CH3NH2; C2H5NH2; (CH3)2NH; C6H5NH2.Chất có tính bazơ yếu nhất là:

A. CH3NH2

B. (CH3)2NH

C. C2H5NH2

D. C6H5NH2

Câu 5 : Phân tử khối trung bình của PVC là 1500000. Hệ số polime hóa của PVC là :

A. 15000

B. 12000

C. 24000

D. 20000

Câu 6 : Có 3 chất hữu cơ : H2N–CH2–COOH; CH3–CH2–COOH và H2N–CH2–CH2–CH3. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên ta dùng

A. CH3OH/HCl

B. Quỳ tím

C. NaOH

D. HCl

Câu 7 : Trung hòa 3,1g một amin đơn chức X cần 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là:

A. CH5N

B. C3H9N

C. C4H11N

D. C2H7N

Câu 8: Để chứng minh Glyxin có tính chất lưỡng tính thì cho Glyxin phản ứng với :

A. NaOH, Cu(OH)2

B. NaOH, HCl

C. HCl, Cu(OH)2

D. CH3OH/HCl

Câu 9 : Thuốc thử nào dùng để phân biệt các dung dịch : glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng :

A. NaOH

B. HNO3

C. Cu(OH)2

D. AgNO3/NH3

Câu 10: Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit:

A. CH3–CO–NH2

B. HOOC–CH2–CH(NH2)–COOH

C. H2N–CH2–COOH

D. CH3–CH(NH2)–COOH

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1D

2A

3A

4D

5C

6B

7A

8B

9C

10A

11D

12B

13C

14A

15C

16B

17D

18B

19B

20C

21D

22A

23B

24C

25A

26D

27A

28C

29D

30B

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Chất tác dụng với hidro tạo thành sobitol là:

A. Tinh bột                           B. Saccarozơ                   C. Xenlulozơ                   D. Glucozơ

Câu 2: Khi đun tripanmitin với dung dịch axit sunfuric loãng, ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COOH và glixerol.                                        B. C15H31COONa và etanol.

C. C17H35COONa và glixerol.                                      D. C15H31COONa và glixerol.

Câu 3: Để chế tạo thuốc súng không khói, sản xuất tơ nhân tạo, người ta dùng nguyên liệu:

A. Xenlulozơ                        B. Glucozơ                      C. Tinh bột                      D. Saccarozơ

Câu 4: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là:

A. AgNO3/NH3.                                                           B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. Cu(OH)2/NaOH đun nóng.                                      D. dung dịch nước brom.

Câu 5: Este metyl acrilat có công thức là

A. CH3COOCH3.                 B. HCOOCH3.                C. CH2=CHCOOCH3.    D. CH3COOCH=CH2.

Câu 6: este có công thức phân tử C3H6O2 là:

A. etyl axetat.                       B. Metyl axetat.               C. Propyl fomat.              D. metyl fomat.

Câu 7: Cho chất X vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac, đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?

A. axit fomic.                       B. fructozơ.                     C. glucozơ.                      D. saccarozơ.

Câu 8: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. HCOONa và C2H5OH.                                           B. CH3COONa và C2H5OH.

C. C2H5COONa và CH3OH.                                       D. CH3COONa và CH3OH.

Câu 9: Xà phòng được điều chế bằng cách nào sau đây?

A. Phản ứng của axít với kim loại                                B. Phân hủy mỡ

C. Đề hiđrô hóa mỡ tự nhiên                                        D. Thủy phân mỡ trong kiềm

Câu 10: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.                                 B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.

C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.                              D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Chất tác dụng với hidro tạo thành sobitol là:

A. Saccarozơ                        B. Xenlulozơ                   C. Tinh bột                      D. Glucozơ

Câu 2: Dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì:

A. Chứa chủ yếu các gốc acid béo không no               B. Chứa chủ yếu các gốc acid béo thơm

C. Chứa chủ yếu các gốc acid béo no                          D. Không tan trong nước

Câu 3: Khi đun tripanmitin với dung dịch axit sunfuric loãng, ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và glixerol.                                      B. C15H31COONa và etanol.

C. C17H35COONa và glixerol.                                      D. C15H31COOH và glixerol.

Câu 4: Cho chất X vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac, đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?

A. glucozơ.                           B. saccarozơ.                   C. axit fomic.                  D. fructozơ.

Câu 5: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là:

A. AgNO3/NH3.                                                           B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. Cu(OH)2/NaOH đun nóng.                                      D. dung dịch nước brom.

Câu 6: Để chế tạo thuốc súng không khói, sản xuất tơ nhân tạo, người ta dùng nguyên liệu:

A. Glucozơ                           B. Xenlulozơ                   C. Saccarozơ                   D. Tinh bột

Câu 7: Đun hỗn hợp axit axetic và ancol metylic với xúc tác H2SO4 đặc, ta thu được este?

A. Metyl axetat.                   B. etyl propionat.             C. Metyl propionat.         D. metyl fomat.

Câu 8: este có công thức phân tử C3H6O2 là:

A. Metyl axetat.                   B. etyl axetat.                  C. metyl fomat.               D. Propyl fomat.

Câu 9: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. HCOONa và C2H5OH.                                           B. CH3COONa và C2H5OH.

C. C2H5COONa và CH3OH.                                       D. CH3COONa và CH3OH.

Câu 10: Chất béo là trieste của axit béo với

A. etylen glicol.                    B. ancol etylic.                 C. ancol metylic.             D. glixerol.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Tôn Đức Thắng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF