YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trần Quý Cáp

Tải về
 
NONE

Để giúp các em tiếp cận và làm quen với những dạng bài tập thường gặp trong các đề thi. Để quá trình ôn tập đạt hiệu quả cao, mời các em xem thêm tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trần Quý Cáp để tham khảo thêm các phương pháp làm bài.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ CÁP

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Thành phần chính của tơ nitron (tơ olon) là polime được tạo thành từ hợp chất nào sau đây?

A. CH2=C(CH3)-COOCH3.   B. C6H5-CH=CH2.                 C. CH2=CH-Cl.                      D. CH2=CH-CN.

Câu 2: Hợp chất X có công thức cấu tạo HCOOCH3. X có tên gọi nào sau đây?

A. Etyl fomat.                         B. Metyl fomat.                      C. Axit axetic.                         D. Metyl axetat.

Câu 3: Tơ axetat thuộc loại

A. polime thiên nhiên.            B. polime bán tổng hợp.         C. polime tổng hợp.           D. polime trùng hợp.

Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại este đơn chức, no?

A. C6H5NH2.                          B. CH3COOCH3.                    C. HCOOCH2NH2.                D. CH3NH2.

Câu 5: Chất nào sau đây không phải axit béo?

A. axit fomic.                          B. axit oleic.                C. axit panmitic.                                 D. axit stearic.

Câu 6: Loại cacbohiđrat nào có nhiều nhất trong mật ong?

A. tinh bột.                              B. mantozơ.                C. fructozơ.                            D. xenlulozơ.

Câu 7: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng

A. oxi hóa.                              B. trùng hợp.               C. trùng ngưng.                       D. xà phòng hóa.

Câu 8: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Ag.                                     B. Cr.                          C. W.                                      D. Au.

Câu 9: Cho dãy các chất sau đây: CH3COOH, C2H5OH, CH3COOCH3, CH3CHO. Số chất thuộc loại este là:

A. 3.                                        B. 1.                            C. 2.                                        D. 4.

Câu 10: Công thức cấu tạo thu gọn nào dưới đây là của glyxin (axit α-amino axetic)?

A. NH2-CH2-CH2-COOH.                                         B. CH3-CH(CH3)-COOH.     

C. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH.                             D. NH2-CH2-COOH.

Câu 11: Chất nào thuộc loại polisaccarit trong các chất sau?

A. saccarozơ.                          B. tinh bột.                              C. fructozơ.                            D. glucozơ.

Câu 12: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh?

A. CH3-COOH.                      B. CH3-CH2-OH.                    C. CH3-NH2.                          D. NaCl.

Câu 13: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. saccarozơ (C12H22O11).                                          B. glixerol (C3H5(OH)3).                   

C. axit oxalic (HOOC-COOH).                                 D. glucozơ (C6H12O6).

Câu 14: Benzyl axetat được tim thấy tự nhiên trong nhiều loại hoa. Nó là thành phần của các loại tinh dầu từ hoa nhài, ylang-ylang, tobira. Nó có mùi thơm ngọt ngào dễ chịu gợi nhớ của hoa nhài. Do đó, nó được sử dụng rộng rãi trong nước hoa, mỹ phẩm, cho hương thơm của nó vào trong hương liệu để tạo mùi táo và lê. Công thức thu gọn của benzyl axetat là

A. CH3COOCH2C6H5.                                   B. CH3COOC6H5.                 

C. HCOOCH3.                                               D. CH3COOCH3.

Câu 15: Thành phần chính của tơ nilon-6,6 là polime được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic bằng phản ứng

A. trùng hợp.               B. trao đổi.                  C. trùng ngưng.                                   D. xà phòng hóa.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Kim loại luôn bị hòa tan bởi axit.                          B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.                    

C. Kim loại yếu thì có tính oxi hóa mạnh.                 D. Kim loại chỉ có tính khử.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn chất nào sau đây trong oxi dư thu được sản phẩm có chứa N2?

A. tinh bột.                  B. cao su Buna.                       C. peptit.                                 D. chất béo.

Câu 18: Chất tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch sản phẩm có màu tím là

A. tinh bột.                  B. tetrapeptit.                          C. anđehit axetic.                                D. xenlulozơ.

Câu 19: Trong thành phần hóa học của polime nào sau đây không có oxi?

A. tơ nilon-6.               B. tơ nilon-6,6.                        C. cao su Buna.                                   D. tơ nilon-7.

Câu 20: Dung dịch glucozơ không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Na.                         B. Cu(OH)2.                C. dung dịch AgNO3/NH3.                            D. NaCl.

Câu 21: Có bao nhiêu amin đơn chức có công thức phân tử C2H7N?

A. 1.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 22: Cacbohiđrat bị thủy phân hoàn toàn chỉ tạo ra sản phẩm glucozơ là

A. tristearin.                B. fructozơ.                 C. saccarozơ.                          D. xenlulozơ.

Câu 23: Nếu không may bị bỏng vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây là tối ưu để sơ cứu?

A. Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô.                     

B. Rửa sạch vôi bột dưới vòi nước chảy rồi rửa lại bằng dung dịch amoni clorua 10%.                  

C. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch xà phòng loãng.                                   

D. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoni clorua đậm đặc.

Câu 24: Đun hoàn lưu 1 mol metyl fomat (HCOOCH3) với dung dịch chứa 2 mol NaOH (đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn), dung dịch thu được chứa các chất tan là

A. CH3-COONa và NaOH dư.                                   B. HCOONa và CH3OH.                  

C. CH3COONa và HCOOCH3 dư.                            D. HCOONa, CH3OH và NaOH dư.

Câu 25: Glyxin là amino axit

A. đa chức.                                      

B. khi hòa tan vào nước tạo thành dung dịch không làm quì tím đổi màu.

C. no đơn chức, mạch hở.             

D. không có tính lưỡng tính.

Câu 26: Chọn phát biểu đúng?

A. Chất béo không tan trong nước.                           

B. Chất béo rắn không tan trong nước nhưng chất béo lỏng thường tan nhiều trong nước.             

C. Thành phần nguyên tố chính của dầu bôi trơn động cơ là C, H và O.

D. Chất béo rắn có thành phần chủ yếu là trieste của glixerol và các axit cacboxylic no đơn chức có không quá 5 nguyên tử cacbon.

Câu 27: Có 4 kim loại K, Mg, Fe,Cu. Thứ tự giảm dần tính khử là

A. Cu, K, Mg, Fe.              B. K, Fe, Cu, Mg.                   C. K, Mg, Fe, Cu.                D. Mg, K, Cu, Fe.

Câu 28: Có ba lọ đựng riêng biệt ba dung dịch: glyxin, valin, axit glutamic. Có thể nhận biết dung dịch chứa axit glutamic bằng

A. quì tím.                   B. dung dịch brom.                 C. kim loại Na.                       D. dung dịch NaOH.

Câu 29: Khi thay thế một nguyên tử H trong gốc hiđrocacbon của phân tử axit axetic bằng 1 nhóm -NH2 thì tạo thành hợp chất mới là

A. một α-amino axit.   B. muối amoni axetat.            C. amin bậc 2.             D. một este của axit axetic.

Câu 30: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng nhất?

A. Thủy phân hoàn toàn peptit với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chỉ chứa các muối clorua.

B. Thủy phân hoàn toàn chất béo bằng cách đun nóng với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp gồm muối của axit béo và glixerol tan trong nước.

C. Tất cả các amin đơn chức, mạch hở đều có số nguyên ttử H là số lẻ.

D. Tất cả các trieste của glixerol đều là chất béo.

Câu 31: Hợp chất X là 1 amin đơn chức chứa 45,16% nitơ. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thì luôn luôn thu được a mol CO2B. X là amin no.

C. X có thể là amin bậc 2.                                                                  D. X chỉ có 1 công thức cấu tạo đúng.

Câu 32: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X trong đó có chứa 1,13 gam muối kali của glyxin. Giá trị gần nhất với m là

A. 2,14.                                   B. 2,15.                                   C. 1,64.                       D. 1,45.

Câu 33: Xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH vừa đủ, các muối sinh ra sau khi xà phòng hóa được sấy đến khan và cân được 21,8 gam. Tỉ lệ nHCCONa : nCH3COONa là

A. 2:1.                         B. 3:4.                         C. 1:1.                         D. 3:2.

Câu 34: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam HCOOC2H5 bằng một lượng KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 8,4 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 7,4.                         B. 6,6.                         C. 11,3.                                   D. 8,8.

Câu 35: Thủy phân 324 gam tinh bột thành glucozơ sau đó lên men, khối lượng ancol etylic thu được là m gam. Nếu xem các quá trình đều đạt hiệu suất 100%. Giá trị của m là

A. 90.                          B. 180.                        C. 184.                        D. 360.

Câu 36: Este X được tạo thành từ etilenglicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tự cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khhi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là

A. 16,5.                                   B. 17,5.                                   C. 15,5.                                   D. 14,5.

Câu 37: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 90.                          B. 180.                        C. 184.                        D. 360.

Câu 38: Để tráng một tấm gương người ta phải dùng 2,7 gam glucozơ, hiệu suất phản ứng đạt 95%. Số gam bạc bám trên tấm gương là

A. 1,7053.                               B. 3,0780.                               C. 3,4105.                               D. 1,5390.

Câu 39: Lấy m gam K cho tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch M và thoát ra 0,336 lít hỗn hợp N (đkc) gồm 2 khí X và Y. Cho thêm vào M dung dịch KOH dư thì thấy thoát ra 0,224 lít khí Y (đkc). Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo một sản phẩm khử duy nhất. Xác định m?

A. 6,63 gam.                           B. 7,8 gam.                              C. 6,24 gam.                           D. 12,48 gam.

Câu 40: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetyl amin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O; 0,1mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 11,2 gam.                           B. 12,0 gam.                            C. 16,8 gam.                           D. 14,0 gam.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1D       2B       3B       4B       5A       6C       7D       8C       9B       10D

11B     12C     13D     14A     15C     16D     17C     18B     19C     20D

21C     22D     23B     24D     25B     26A     27C     28A     29A     30C

31C     32D     33A     34A     35C     36A     37A     38B     39A     40D

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Thủy phân một  lượng  tetrapeptit X (mạch hở) chỉ  thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị gần nhất với m là

  A. 29.                         B. 34.                          C. 39.                          D. 30.

Câu 2: Cho 0,05 mol -aminoaxit phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH 0,25M vào dung dịch A thì thấy cần vừa hết 600ml. Công thức tổng quát của A là

  A. H2NR(COOH)3.    B. H2NR(COOH)2.      C. H2NRCOOH.         D. (H2N)2RCOOH.

Câu 3: Lấy 6,93 gam peptit (X) thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thì thu được 8,01 gam alanin duy nhất. Số gốc alanin trong X là

  A. 3.                           B. 4.                            C. 5.                            D. 2.

Câu 4: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

  A. 3.                           B. 2.                            C.  4.                           D. 1.

Câu 5: Các polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

  A. polietilen.              B. Amilopectin.           C. cao su lưu hóa.       D. Amilozơ.

Câu 6: Este metyl fomat có công thức là

  A. CH3COOCH3.      B. HCOOCH3.            C. HCOOCH=CH2.    D. HCOOC2H5.

Câu 7: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2  tạo thành 25 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm đi 11,8 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Biết hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80%, giá trị của m là

  A. 21,6 g.                   B. 19,44 g.                  C. 33,75 g.                  D. 30,375 g.

Câu 8: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?

  A. CH2=CH2 – CN.                                       B. CH2=CH – Cl.

  C. CH2=CH – CH=CH2.                               D. CH2=C(CH3)COOCH3.    

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch KOH 0,35M thu được 6,44 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  A. 5,28.                      B. 3,33.                       C. 4,44.                       D. 3,60.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 11,1 gam hỗn hợp hai este đồng phân, thu được 10,08 lít CO2 ( ở đktc) và 8,1 gam H2O. CTPT của hai este là

  A. C3H6O2.                B. C4H8O2.                 C. C2H4O2.                 D. C4H6O2.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết từ câu 10 đến câu 30 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

D

11

C

21

A

2

B

12

D

22

C

3

A

13

A

23

B

4

C

14

D

24

D

5

B

15

C

25

A

6

B

16

B

26

C

7

D

17

D

27

C

8

A

18

B

28

A

9

C

19

D

29

B

10

A

20

D

30

A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X ngoài các α - amino axit còn thu được các đi peptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là

A. Ala-Val-Phe-Gly.                 B. Val-Phe-Gly-Ala.      C. Gly-Ala-Phe -Val.      D. Gly-Ala-Val-Phe.

Câu 2. Khi trùng ngưng 13,1g axit α-aminocaproic với hiệu suất  80%, ngoài aminoaxit còn dư ta còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. m có giá trị là

A. 11,66g.                                 B. 10,41g.                      C. 9,04g.                         D. 9,328g.

Câu 3. Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là

A. 48 g.                                     B. 40 g.                          C. 24 g.                           D. 50 g.

Câu 4. Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là

A. metyl axetat.                        B. propyl fomiat.            C. etyl axetat.                 D. metyl fomiat.

Câu 5. Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđêhit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?

A. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0.                                      B. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.

C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.                       D. Oxi hoà glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.

Câu 6. Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là

A. propyl fomat.                       B. ancol etylic.               C. metyl propionat.         D. etyl axetat.

 Câu 7. Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là

A. Cu.                                       B. Al.                             C. Mg.                            D. Zn.

 Câu 8. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

A. 4.                                          B. 5.                               C. 3.                                D. 2.

Câu 9. Ngâm 1 lá Zn trong 50 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Giả sử kim loại tạo ra bám hết vào lá Zn. Sau khi phản ứng xảy ra xong lấy lá Zn ra sấy khô, đem cân, thấy:

A. Khối lượng lá kẽm tăng 0,215 gam.                           B. Khối lượng lá kẽm tăng 0,755 gam.

C. Khối lượng lá kẽm giảm 0,755 gam.                          D. Khối lượng lá kẽm tăng 0,43 gam.

Câu 10. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. este đơn chức.                      B. phenol.                       C. glixerol.                      D. ancol đơn chức.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết từ câu 10 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ?

A. Axit a-aminopropionic.                 B. Anilin.           C. Alanin.                D. Axit 2-aminopropanoic.

Câu 2: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,20M                              B. 0,02M                         C. 0,01M                         D. 0,10M

Câu 3: Hợp chất X là axit glutamic. Cho 1,47 gam X tác dụng hết với 200ml dd HCl 0,25M thu được dung dịch Y. Cho một lượng NaOH vừa đủ vào dung dịch Y thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được m gam muối khan. Giá trị gần đúng nhất của m là

A. 2,27.                                B. 2,92.                            C. 4,83.                            D. 1,90.

Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no B. Chất B là:

A. axit oleic                          B. axit axetic                   C. axit stearic                  D. axit panmitic

Câu 5: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. C2H5COONa và CH3OH.                                       B. CH2=CHCOONa và CH3OH.

C. CH3COONa và CH2=CHOH.                                 D. CH3COONa và CH3CHO.

Câu 6: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trintrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit ntric 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là:

A. 20,36 lít.                          B. 14,39 lit.                      C. 14,52 lít                      D. 15,24 lít.

Câu 7: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

Câu 8: Phân tử khối trung bình của PE là 364000, của PVC là 750000. Hệ số polime hóa của  loại PE và PVC trên lần lượt là:

A. 15000 và 12000               B. 12000 và 13000          C. 13000 và 12000          D. 12000 và 15000

Câu 9: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.                               B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, lưu huỳnh.

C. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.                 D. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ

(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau

(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.

(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

 (e) Saccarozơ là chất rắn kết tinh, có vị ngọt,dễ tan trong nước

Số phát biểu đúng là

A. 5                                      B. 2                                  C. 3                                  D. 4

---(Để xem đầy đủ, chi tiết từ câu 10 đến câu 30 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

D

D

B

C

C

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

D

A

A

B

D

A

C

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

B

B

B

C

C

A

A

D

A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng từ các monome nào sau đây?

A. Glixerol và axit Terephtalic                                  B. Glixerol  và axit Acrylic

C. Etylenglicol và axit Terephtalic                           D. Etylenglicol và axit Metacrylic

Câu 2: Khi thực hiện phản ứng  este hóa giữa 6g CH3COOH và 9,2g C2H5OH với hiệu suất 70% thu được bao nhiêu gam este?

A. 8,8g                                B. 12,32g                       C. 6,16g                         D. 17,6g

Câu 3: Cho 1,37g hỗn hợp Mg, Al, Cu tác dụng với dung dịch  HNO3 loãng dư thu được 1,12 lít khí NO (đkc). Khối lượng muối Nitrat sinh ra là:

A. 10,76g                            B. 10,67g                       C. 17,6g                         D. 16,7g

Câu 4: Cho các phản ứng:

  I/ Hòa tan Ag2S vào dd NaCN sau đó dùng Zn để khử ion Ag+ trong Na[Ag(CN)2]

  II/ Đốt Ag2S bằng O2;

  III/ Điện phân dd AgNO3

  IV/ Nhiệt phân AgNO3. Số trường hợp tạo ra Ag là:

  A.3                                         B.1                                C.4                                    D.2

Câu 5: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?

A. Ngâm trong dd H2SO4 loãng.

B. Ngâm trong dd HCl.

C. Ngâm trong dd H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dd CuSO4.

D. Ngâm trong dd HgSO4.

Câu 6: Cho 5 hợp chất sau: CH3-CHCl2 (1); CH3-COO-CH=CH2 (2); CH3-COO-CH2-CH=CH2 (3); CH3COOCH3 (4); CH3-CH2-CH(OH)-Cl (5). Chất nào thủy phân trong môi trường kiềm tạo sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?

A. 1,2,5                               B. 2,3,4                          C. 2,3,5                          D. 1,3,4

Câu 7: Cho Glixerin trioleat (hay Triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp,số phản ứng xảy ra là:

A. 3.                                    B. 5.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 8: Đun nóng hỗn hợp gồm 0,2mol glixin và 0,3mol alanin thì khối lượng Dipeptit cực đại có thể thu được là:

A. 41,7g                              B. 20g                            C. 38,1g                         D. 37,2g

Câu 9: Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dd H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là:

A. Mg.                                B. Zn.                             C. Fe.                             D. Al.

Câu 10: Khối lượng phân tử của tơ Nylon-6,6 là 22.600.Số mắc xích trong công thức phân tử của tơ này là:

A. 228                                 B. 200                            C. 178                            D. 100

---(Để xem đầy đủ, chi tiết từ câu 10 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trần Quý Cáp. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF