Với mục đích có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Tháp Chàm được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề.
TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?
A. CH2=CH-COOCH3 B. CH2=CH-OCOCH3
C. CH2=CH-COOC2H5 D. CH2=CH-CH2OH
Câu 2: Thủy phân tới cùng protein thu được sản phẩm nào?
A. \(\alpha \)-amino axit B. đipeptit C. peptit D. amino axit
Câu 3: Dung dịch etylamin không phản ứng với chất nào trong số các chất sau đây
A. Ba(OH)2. B. HCl. C. MgCl2. D. HNO3.
Câu 4: C4H9O2N có số đồng phân amino axit trong đó nhóm amino ở vị trí \(\alpha \) là:
A. 5 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 5: Tơ visco không thuộc loại:
A. tơ tổng hợp B. tơ bán tổng hợp C. tơ hóa học D. tơ nhân tạo
Câu 6: Từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin, thu được tối đa bao nhiêu đồng phân tripeptit?
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7: Thủy phân 500g protein Z thu được 170g alanin. Biết phân tử khối của Z là 100.000u thì số mắc xích alanin trong Z là:
A. 191 B. 391 C. 281 D. 382
Câu 8: Có dãy chất sau: Amoniac (1), metylamin (2), đimetylamin (3), phenylamin (4), điphenylamin (5).
Hãy xếp thứ tự tăng dần tính bazơ của các chất trong dãy:
A. 4<2<3<1<5 B. 5<4<1<2<3. C. 5<1<2<4<3 D. 1<2<3<4<5
Câu 9: Công thức C6H5NH2 có tên gọi nào sau đây:
A. phenylamoni B. benzylamin C. Alanin D. benzenamin
Câu 10: Hợp chất nào sau đây thuộc loại poliamit?
A. tơ axetat B. tơ enan C. tơ visco D. tơ lapsan
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. các amino axit đều làm quì tím hóa đỏ B. các amino axit đều cho phản ứng trùng hợp
C. các amino axit đều có trong tế bào sống D. các amino axit đều có tính lưỡng tính
Câu 12: Khi trùng ngưng 10g axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit dư người ta còn thu được m gam polime và 1,62g nước. Giá trị m là:
A. 6,38g. B. 4,56g C. 5,56g D. 6,83g
Câu 13: Hexapeptit có số liên kết peptit là:
A. 6 B. 5 C. 4 D. 7
Câu 14: Một loại nhựa poly etylen có phân tử khối trung bình là 560.000u. Hệ số polime hóa của nhựa là:
A. 15000 B. 12000 C. 24000 D. 20000
Câu 15: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
Câu 16: Thực hiện phản ứng trùng ngưng hỗn hợp gồm glixin và valin. Số đipeptit tối đa được tạo ra là:
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 17: Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su buna-N là:
A. CH3-CH=CH-CH3 , CH2=CH-CN B. CH3-CH=CH-CH3 , N2
C. CH2=CH-CH=CH2 , CH2=CH-CN D. CH2=CH-CH=CH2 , N2
Câu 18: Số đồng phân cấu tạo của amin có cùng CTPT C3H9N là:
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4.
Câu 19: Cho 21,9g một amin no đơn chức, bậc I tác dụng với dd AlCl3 dư thu được 7,8g kết tủa. CTPT của amin là:
A. C2H5NH2 B. C3H7NH2 C. C4H9NH2 D. CH3NH2.
Câu 20: Chất Z tác dụng được với dung dịch H2SO4, làm quì tím chuyển sang đỏ. Chất Z là
A. alanin. B. glyxin. C. axit glutamic. D. phenol.
Câu 21: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A. HOCH2CH2OH B. HCHO C. H2N(CH2)10COOH D. C2H5OH
Câu 22: Hợp chất có công thức (-O-[CH2]2OOC-C6H4-CO-)n có tên là:
A. poli(glycol terephtalat) B. nilon-6,6
C. poli(etylen terephtalat) D. poli(hexametylen ađipamit)
Câu 23: Lưu hóa cao su thiên nhiên, thu được cao su có 11,2% lưu huỳnh về khối lượng. Hỏi trung bình bao nhiêu mắc xích isopren thì có một cầu nối –S-S-? (biết S thế H ở nhóm CH2 trong mạch cao su, S=32)
A. 7,5 B. 9,5 C. 6,6 D. 15,5
Câu 24: Phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien và stiren thu được polime E. Cứ 5,668 gam E phản ứng hết với 3,462 gam Br2(M=160). Tính tỉ lệ số mắc xích butađien và stiren trong polime trên?
A. 2:1 B. 3:1 C. 1:2 D. 3:5
Câu 25: Nhiều monome khác nhau họp thành:
A. polipeptit. B. hỗn hợp. C. polime. D. peptit.
Câu 26: Este X được điều chế từ \(\alpha \)-amino axit và metanol. Tỉ khối hơi của X so với hyđro bằng 44,5. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH2CH(NH2)COOH B. CH3CH(NH2)COOCH3
C. H2NCH2COOCH3 D. H2NCH2CH2COOCH3
Câu 27: Từ 1 tấn axit \(\varepsilon \)-amino caproic điều chế được x tấn tơ nilon-6 với hiệu suất phản ứng 80%, giá trị của x là:
A. 0,691 tấn B. 1, 256 tấn C. 1,08 tấn D. 0,864 tấn
Câu 28: Đưa đũa thủy tinh nhúng dung dịch HCl đặc lên miệng ống nghiệm chứa dung dịch CH3NH2, thấy có hiện tượng nào thoát ra:
A. khói trắng. B. kết tủa xanh lam. C. khí không màu. D. kết tủa đỏ gạch.
Câu 29: Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ monome nào sau đây?
A. propilen B. metyl metacrilat C. vinyl clorua D. metyl acrilat
Câu 30: Hai chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A. axit ađipit, axit \(\omega \)-enantonic B. axit fomic, axit glutamic.
C. axit axetic, axit terephtalic. D. Axit sunfuric, axetic.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
A |
A |
B |
A |
D |
D |
B |
D |
B |
D |
A |
B |
D |
C |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
C |
D |
C |
C |
D |
C |
A |
C |
B |
C |
A |
A |
B |
A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: C4H9O2N có số đồng phân amino axit trong đó nhóm amino ở vị trí \(\alpha \)là:
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 2: Hai chất đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. C6H5CH=CH2 và H2N[CH2]6NH2. B. C6H5CH=CH2 và H2N-CH2COOH.
C. H2N[CH2]5COOH và CH2=CH-COOH. D. H2N-[CH2]6NH2 và H2N[CH2]5COOH
Câu 3: Este X được điều chế từ \(\alpha \)-amino axit và metanol. Tỉ khối hơi của X so với hyđro bằng 44,5. Công thức cấu tạo của \(\alpha \)-amino axit là:
A. NH2CH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH
C. CH3CH(NH2)COOCH3 D. H2NCH2COOCH3
Câu 4: Khi thủy phân hoàn toàn pentapeptit X , thu được 1 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol axit glutamic, 2 mol valin. Nếu thủy phân không hoàn toàn X, thu được các đipeptit Ala-Glu; Val-Gly và tripeptit Glu-Val-Gly. Trật tự các mắc xích trong X là:
A. Ala-Glu-Val-Gly-Val B. Ala-Val-Gly-Val-Glu
C. Val-Gly-Glu-Ala-Val D. Val-Ala-Val-Glu-Gly
Câu 5: Căn cứ để phân biệt protein và lipit là phân tử protein luôn có:
A. phân tử khối lớn hơn B. nitơ trong phân tử
C. phản ứng thủy phân D. nhóm chức –OH
Câu 6: Thủy phân 300g protein A thu được 67,5g glyxin. Biết phân tử khối của A là 120.000u thì số mắc xích glyxin trong A là:
A. 280 B. 420 C. 390 D. 360
Câu 7: Phát biểu không đúng là:
A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.
B. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
C. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.
D. Etylamin tác dụng với HCl tạo ra etylamoniclorua.
Câu 8: Tên gọi thay thế của amino axit có công thức phân tử CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH là:
A. Axit 2-amino-2-isopropyletanoic B. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.
C. Axit 3-metyl-2- amino butanoic D. Axit 2-amino-isopentanoic
Câu 9: Khi trùng ngưng 7,5g axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit dư người ta còn thu được m gam polime và 1,44g nước. Giá trị m là:
A. 4,56g B. 5,25g C. 4,25g. D. 5,56g
Câu 10: Để điều chế 1 tấn tơ nilon-6 với hiệu suất phản ứng 80%, cần lượng axit \(\varepsilon \)-amino caproic là:
A. 1,447 tấn B. 1,158 tấn C. 0,926 tấn D. 1,000 tấn
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
D |
A |
A |
B |
D |
C |
B |
A |
A |
D |
B |
C |
A |
C |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
D |
A |
B |
B |
C |
C |
C |
B |
A |
D |
D |
A |
B |
D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trong phân tử của các cacbohyđrat luôn có nhóm chức:
A. xeton. B. anđehit. C. ancol và anđehit. D. ancol.
Câu 2: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 15,0 B. 13,5 C. 30,0 D. 20,0
Câu 3: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ:
A. [C6H7O2(OH)2]n B. [C6H5O2(OH)3]n C. [C6H8O2(OH)3]n D. [C6H7O2(OH)3]n
Câu 4: Đun nóng một lượng chất béo cần vừa đủ dd chứa 6 kg NaOH, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là:
A. 13,8. B. 6,975. C. 8,17. D. 4,6.
Câu 5: Để thu được 1kg glucozơ cần thủy phân ít nhất bao nhiêu kg saccarozơ?
A. 1,18kg. B. 1,9kg . C. 0,5kg. D. 0,95kg.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,2g một este đơn chức (E) thu được 6,16g CO2 và 2,52g H2O. (E) là:
A. HCOOC2H5 B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 7: Este có công thức phân tử C3H6O2 có gốc ancol là etyl thì axit tạo nên este đó là
A. Axit propionic B. Axit fomic C. Axit propanoic D. Axit axetic
Câu 8: Tinh bột là chất rắn(1), không màu(2), tan tốt trong nước(3). Nhai kỹ tinh bột thấy có vị hơi ngọt của đextrin(4). Hiện không có nhà máy nào tổng hợp ra tinh bột(5). Các nội dung đúng trong đoạn văn trên là:
A. 1, 4,5 B. 1, 3, 4,5 C. 1,2,4 D. 1, 2, 5
Câu 9: Ứng dụng nào sau đây không phải của este?
A. keo dán B. kính ô tô C. nước hoa D. chất làm lạnh
Câu 10: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
A. 80% B. 40% C. 60% D. 54%
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
D |
A |
D |
D |
B |
B |
B |
A |
D |
C |
A |
C |
D |
A |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
D |
B |
C |
D |
C |
D |
A |
A |
B |
C |
C |
D |
B |
B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Este có công thức phân tử C3H6O2 có gốc ancol là etyl thì axit tạo nên este đó là
A. Axit propanoic B. Axit fomic C. Axit axetic D. Axit propionic
Câu 2: Đun nóng một lượng chất béo cần vừa đủ dd chứa 6 kg NaOH, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là:
A. 4,6. B. 6,975. C. 13,8. D. 8,17.
Câu 3: Để chứng minh trong phân tử saccarozơ có nhiều nhóm –OH ta cho dung dịch saccarozơ tác dụng với :
A. Na . B. nước brom. C. Cu(OH)2. D. AgNO3/NH3.
Câu 4: Chất không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) tạo thành Ag là
A. C6H12O6 (glucozơ). B. CH3COOH. C. HCHO. D. HCOOH.
Câu 5: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ:
A. [C6H7O2(OH)2]n B. [C6H5O2(OH)3]n C. [C6H8O2(OH)3]n D. [C6H7O2(OH)3]n
Câu 6: Dầu ăn bẩn được một số kẻ thiếu lương tâm tái chế từ các nguồn nào sau đây?
A. dầu dừa, dầu cám gạo
B. dầu cá tra, cá basa từ nguồn nuôi trồng thủy sản
C. cặn dầu nhớt từ xe có động cơ
D. mỡ thối; cặn dầu, mỡ từ thức ăn thừa thải ra ống cống
Câu 7: Este metyl acrilat có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH2=CHCOOCH3 B. HCOOCH3 C. CH3COOCH=CH2 D. C2H5COOCH3
Câu 8: Để thu được 1kg glucozơ cần thủy phân ít nhất bao nhiêu kg saccarozơ?
A. 1,18kg. B. 1,9kg . C. 0,5kg. D. 0,95kg.
Câu 9: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 360 gam. B. 300 gam. C. .250 gam. D. 270 gam
Câu 10: Trong cơ thể chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây?
A. NH3, H2O. B. NH3, CO2, H2O.
C. CO2, H2O. D. glyxerol và axit béo.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
A |
C |
B |
D |
D |
A |
B |
D |
C |
D |
A |
A |
A |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
C |
D |
C |
C |
D |
B |
A |
C |
B |
B |
A |
C |
B |
A |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Sản phẩm thủy phân este no đơn chức (hở) trong dung dịch kiềm thường là hỗn hợp:
A. ancol và axit. B. axit và nước. C. ancol và muối. D. muối và nước.
Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Xenlulozơ → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, etyl axetat.
C. mantozơ, glucozơ. D. glucozơ, ancol etylic.
Câu 3: Metyl fomat có thể cho được phản ứng với hai chất nào sau đây?
A. Dung dịch KOH, AgNO3/NH3 . B. Natri, Cu(OH)2 đun nóng.
C. Dung dịch CH3OH, Cu(OH)2. D. Dung dịch Br2, C2H5OH.
Câu 4: Trong phân tử của các cacbohyđrat luôn có nhóm chức:
A. ancol và anđehit. B. xeton. C. anđehit. D. ancol.
Câu 5: Trong cơ thể chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây?
A. CO2, H2O. B. glyxerol và axit béo.
C. NH3, CO2, H2O. D. NH3, H2O.
Câu 6: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
A. 40% B. 80% C. 54% D. 60%
Câu 7: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 13,5 B. 15,0 C. 30,0 D. 20,0
Câu 8: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A. glucozơ, fructozơ, xenlulozơ . B. glucozơ, glixerol, ancol etylic.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic. D. glucozơ, anđehit fomic, natri axetat.
Câu 9: Hòa tan 3,06g hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước. Dung dịch thu được cho tác dụng với lượng ( dư) dung dịch AgNO3/NH3 được 1,62g bạc. % ( theo khối lượng) của glucozơ trong X là:
A. 60%. B. 44,12% C. 55,88% D. 40%
Câu 10: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 360 gam. B. 300 gam. C. .250 gam. D. 270 gam
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
D |
A |
D |
A |
D |
B |
C |
B |
D |
C |
C |
C |
A |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B |
D |
B |
B |
C |
A |
D |
A |
B |
B |
D |
A |
A |
C |
A. |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Tháp Chàm. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.