YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Mai Thúc Loan

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Mai Thúc Loan, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian 45 phút

Đề thi số 1

Câu 1: Cho Fe tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao hơn 5700C thì thu  được sản phẩm là

A. Fe2O3 và Fe3O4.              B. Fe2O3 và H2.               C. Fe3O4 và H2.               D. FeO và H2.

Câu 2: Hai chất chỉ có tính oxi hóa là

A. Fe2O3, FeCl3.                   B. FeO, Fe2O3.                C. Fe2O3, FeCl2.              D. FeO, FeCl3.

Câu 3: Để tạo men màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh người ta dùng

A. K2CrO4.                          B. CrO3.                          C. Cr2O3.                         D. Cr(OH)3.

Câu 4: Chất nào dưới đây là chất khử các sắt oxit trong lò cao?

A. CO.                                  B. CO2.                            C. Al.                               D. H2.

Câu 5: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 rất cao (20500C), vì vậy để hạ nhiệt độ nóng chảy xuống, phải hòa tan Al2O3 trong:

A. criolit nóng chảy.            B. đất sét nóng chảy.       C. boxit nóng chảy.         D. mica nóng chảy.

Câu 6: Có các dung dịch: AlCl3, FeCl3, CuCl2, FeCl2. Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH làm thuốc thử thì có thể phân biệt được

A. 2 dung dịch.                    B. 4 dung dịch.                C. 1 dung dịch.               D. 3 dung dịch.

Câu 7: Hòa tan 16,8 gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch K2Cr2O7 0,5M. Giá trị của V là

A. 150 ml.                            B. 50 ml.                          C. 100 ml.                       D. 200 ml

Câu 8: Cho dung dịch chứa FeCl2 và AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn gồm

A. Fe2O3.                             B. FeO.                            C. FeO, ZnO.                  D. Fe2O3, ZnO.

Câu 9: Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là

A. 0,26 gam.                         B. 1,04 gam.                    C. 0,056 gam                   D. 0,52 gam.

Câu 10: Để chế tạo thép không gỉ, người ta thêm vào thành phần của thép thường kim loại

A. Mn.                                  B. W, Cr.                         C. Cr, Ni.                         D. Si.

Câu 11: Hai kim loại đều phản ứng được với dung dịch CuSO4 giải phóng Cu là

A. Al và Ag                          B. Fe và Cu.                    C. Fe và Ag.                    D. Al và Fe.

Câu 12: Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất trong sự hình thành mưa axit?

A. Cacbon đioxit.                                                        

B. Lưu huỳnh đioxit.

C. Dẫn xuất flo của hiđrocacbon.                                

D. Ozon.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác ?

A. Nhôm là kim loại màu trắng bạc.

B. Nhôm là kim loại nhẹ.

C. Nhôm có khả năng dẫn điện tốt hơn Cu nhưng kém hơn Fe.

D. Nhôm khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.

Câu 14: Cho từ từ 2ml dung dịch FeCl2 vào ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch NaOH, hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, một lúc sau chuyển sang màu trắng xanh.

B. xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh và có khí thoát ra.

C. xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, một lúc sau chuyển sang màu nâu đỏ.

D. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

Câu 15: : Nung 21,4 gam Fe(OH)3  ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là

A. 8,0 gam.                           B. 16,0 gam.                    C. 24,0 gam.                    D. 32,0 gam.

Câu 16: Fe là kim loại có tính khử ở mức độ nào sau đây?

A. Yếu.                                 B. Mạnh.                          C. Rất mạnh.                   D. Trung bình.

Câu 17: Có thể dùng thùng nhôm để chuyên chở axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội vì

A. nhôm bị thụ động bởi những dung dịch axit này.

B. trên bề mặt của nhôm có màng Al(OH)3 bền vững bảo vệ.

C. trên bề mặt của nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 rất mỏng, bền bảo vệ.

D. nhôm là kim loại có tính khử yếu không tác dụng với các axit.

Câu 18: Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau?

A. Fe(OH)3 và H2SO4.                                                

B. FeCl3 và AlCl3.          

C. CrO3 và H2O.                                                         

D. Al(OH)3 và NaOH.

Câu 19: Nguyên liệu dùng để sản xuất gang là

A. quặng sắt oxit, than cốc.                                         

B. quặng sắt oxit, than cốc, chất chảy.

C. quặng sắt oxit, than đá, chất chảy.                         

D. quặng sắt oxit, chất chảy.

Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:   FeCl3 → CuCl2   FeCl2. X, Y lần lượt là

A. Cu, FeSO4.                      B. Cu, Fe.                        C. CuSO4, Fe.                 D. Fe, Cu.

Câu 21: Cho 23,1 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

A. 6,075 gam và 17,025 gam.                                     

B. 5,4 gam và 17,7 gam.

C. 4,05 gam và 19,05 gam.                                         

D. 2,7 gam và 20,4 gam.

Câu 22: Thổi khí CO dư qua 1,6g Fe2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, khối lượng Fe thu được là

A. 5,6 gam.                           B. 1,12 gam.                    C. 8,4 gam.                      D. 1,68 gam.

Câu 23: Khí CO2 gây ra ô nhiễm môi trường là vì khí CO2

A. không duy trì sự cháy.                                            

B. là khí độc.

C. làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên.                  

D. không duy trì sự sống.

Câu 24: Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 có hiện tượng

A. không có hiện tượng.

B. sủi bọt khí.

C. xuất hiện kết tủa keo màu trắng và kết tủa tan dần.

D. xuất hiện kết tủa keo màu trắng.

Câu 25: Số electron độc thân có trong nguyên tử crom là

A. 6.                                     B. 7.                                 C. 5.                                 D. 1.

Câu 26: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. xuất hiện kết tủa keo màu trắng và kết tủa tan dần.

B. xuất hiện kết tủa keo trắng và sủi bọt khí.

C. sủi bọt khí.

D. xuất hiện kết tủa keo màu trắng.

Câu 27: Để nhận biết 2 chất khí CO2 và SO2 ta chỉ cần dùng một thuốc thử là

A. nước vôi trong.                B. phenolphtalein.           C. dung dịch NaOH.       D. nước brom.

Câu 28: Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây?

A. Zn.                                   B. Ag.                              C. Cu.                              D. Fe.

Câu 29: Cho 19,2g kim loại M (hóa trị II) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). M là :

A. Zn.                                   B. Cu.                              C. Mg.                             D. Ca.

Câu 30: Có các oxit sau: Al2O3, Cr2O3, CrO3, FeO, Fe2O3. Có bao nhiêu oxit phản ứng được với cả hai dung dịch HCl và KOH đặc?

A. 3.                                     B. 1.                                 C. 4.                                D. 2.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

D

11

D

21

D

2

A

12

B

22

B

3

C

13

C

23

C

4

A

14

C

24

D

5

A

15

B

25

A

6

B

16

D

26

A

7

C

17

A

27

D

8

A

18

B

28

B

9

D

19

B

29

B

10

C

20

B

30

D

Đề thi số 2

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN - ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,04 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, điện cực trơ, dòng điện 5A, trong 32 phút 10 giây. Khối lượng kim loại bám vào catot là:

A. 6,24 gam.                              B. 3,12 gam.                          C. 6,5 gam.                           D. 7,24 gam.

Câu 2. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

A. Cu, Al, Mg.                          

B. Cu, Al, MgO.                  

C. Cu, Al2O3, MgO.            

D. Cu, Al2O3, Mg.

Câu 3. Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. Giá trị của V là:

A. 1,344lit.                                                                              

B. 2,24 lit.

C. 3,136lit.                                                                              

D. 3,136lit hoặc 1,344 lit.

Câu 4. Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là:

A. 28 gam.                                 B. 26 gam.                             C. 22 gam.                            D. 24 gam.

Câu 5. Để làm sạch loại thủy ngân có lẫn tạp chất là Zn,Sn,Pb cần khuấy loại thủy ngân này trong:

A. Dung dịch Sn(NO3)2.                                                        

B. Dung dịch HgNO3)2.

C. Dung dịch Zn(NO3)2.                                                        

D. Dung dịch Pb(NO3)2.

Câu 6. Al2O3, Al(OH)3 bền trong:

A. Dung dịch HCl.                                                                 

B. Dung dịch Ca(OH)2.

C. H2O.                                                                                  

D. Dung dịch Ba(OH)2.

Câu 7. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?

A. Ozon.                                                                                 

B. Dẫn xuất flo của hidrocacbon.

C. Cacbon dioxit.                                                                   

D. Lưu huỳnh dioxit.

Câu 8. Để phân biệt các khí CO CO2 O2 và SO2 có thể dùng

A. tàn đóm cháy dở và nước brom.

B. dung dịch Na2CO3 và nước brom.

C. tàn đóm cháy dở nước vôi trong và dung dịch K2CO3.

D. tàn đóm cháy dở nước vôi trong và nước brom.

Câu 9. Hòa tan hết 9,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại kiềm đó là:

A. K, Rb.                                   B. Rb, Cs.                              C. Li, Na.                              D. Na, K.

Câu 10. Cho 50 gam hỗn hợp X gồm bột Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là:

A. 53,6%.                                   B. 40,8%.                              C. 20,4%.                              D. 40,0 %.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1. A

11. C

21. A

2. C

12. B

22. D

3. C

13. D

23. C

4. B

14. A

24. C

5. B

15. A

25. C

6. C

16. D

26. B

7. D

17. B

27. D

8. D

18. D

28. C

9. D

19. B

29. B

10. A

20. A

30. C

Đề thi số 3

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN - ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

A. Pb.                                   B. Sn.                               C. Cu.                              D. Zn.

Câu 2: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ

A. không màu sang màu vàng.                                    

B. không màu sang màu da cam.

C. màu vàng sang màu da cam.                                   

D. màu da cam sang màu vàng.

Câu 3: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. Fe(OH)2.                         B. Fe3O4.                         C. Fe2O3.                         D. FeO.

Câu 4: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

A. CuSO4 và ZnCl2.             B. HCl và AlCl3.             C. CuSO4 và HCl.           D. ZnCl2 và FeCl3.

Câu 5: Cấu hình electron của ion Cr3+

A. [Ar]3d5.                           B. [Ar]3d4.                      C. [Ar]3d3.                      D. [Ar]3d2.

Câu 6: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây

A. Khí hidroclorua.              B. Khí cacbonic.              C. Khí clo.                       D. Khí cacbon oxit.

Câu 7: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch

A. NaCl.                               B. CuSO4.                       C. Na2SO4.                      D. NaOH.

Câu 8: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.                   

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. chỉ có kết tủa keo trắng.                                         

D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 9: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. Na2SO4, KOH.                B. NaOH, HCl.                C. KCl, NaNO3.              D. NaCl, H2SO4.

Câu 10: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có

A. bọt khí và kết tủa trắng.                                          

B. bọt khí bay ra.

C. kết tủa trắng xuất hiện.                                           

D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

Đề thi số 4

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN - ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

A. nhận proton                        B. bị khử                        C. khử                             D. cho proton

Câu 2. Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch tạo thành là

A. 2,7                                      B. 1,6                             C. 2,4                              D. 1,9                             

Câu 3. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ

A. màu vàng sang màu da cam                                     

B. không màu sang màu vàng

C. không màu sang màu da cam                                   

D. màu da cam sang màu vàng

Câu 4. Có các kim loại: Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự

A. Ag, Cu, Au, Al, Fe            

B. Ag, Cu, Fe, Al, Au   

C. Al, Fe, Cu, Ag, Cu    

D. Au, Ag, Cu, Fe, Al   

Câu 5. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị của m là

A. 11,00                                  B. 13,70                         C. 12,28                          D. 19,50

Câu 6. Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Cho sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 0,540                                  B. 1,755                         C. 1,080                          D. 0,810             

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 loãng dư, giải phóng 8,064 lít NO ( là sản phẩm khử duy nhất ở đtkc ) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hòa tan lượng kết tủa Z bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 30,29 gam chất rắn không tan. Giá trị của a gam là

A. 8,64                                    B. 9,76                           C. 7,92                            D. 9,52

Câu 8. Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ trong 1 giờ với cường độ dòng điện 5 ampe. Khối lượng đồng giải phóng ở catot là

A. 5,9 gam                               B. 7,9 gam                      C. 5,5 gam                      D. 7,5 gam                     

Câu 9. Hoà tan 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đktc). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt bằng

A. 0,03 và 0,03                        B. 0,02 và 0,03               C. 0,03 và 0,02               D. 0,01 và 0,01  

Câu 10. 100 ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M .Thêm từ từ HCl 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần,lọc kết tủa ,nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 1,02g chất rắn .Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 0,8 lít                                  B. 0,6 lít                         C. 0,7 lít                          D. 0,5 lít                

 ---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

01. B; 02. A; 03. A; 04. A; 05. A; 06. C; 07. B; 08. A; 09. B; 10. C

11. C; 12. A; 13. C; 14. A; 15. D; 16. A; 17. C; 18. A; 19. B; 20. B

21. D; 22. D; 23. D; 24. B; 25. A; 26. D; 27. C; 28. B; 29. A; 30. B

Đề thi số 5

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN - ĐỀ SỐ 5

Câu 1:Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

A. Ánh kim.       

B.  Tính dẻo.          

C. Tính cứng.              

D.  Tính dẫn điện và nhiệt.            

Câu 2: Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng?

A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe                  

B. Tỉ khối Li < Fe < Os.

C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W                        

D. Tính cứng Cs < Fe < Al ~ Cu < Cr                           

Câu 3:  Liên kết tạo thành trong mạng tinh thể kim loại là

A.  liên kết kim loại.   

B. liên kết ion        

C. liên kết cộng hóa trị.  

D. liên kết hidro.

Câu 4 :Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là :

A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.                   

B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.

C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.                     

D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB

Câu 5:Tính chất vật lý chung của kim loại là

A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.       

B. Tính mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.

C. Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.    

D. Nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.

Câu 6::   Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì:

A. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.

B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.

C. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền.

D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.

Câu 7:: Cho các kim loại Fe , Al , Mg , Cr , K , có bao nhiêu nguyên tố kim loại trong các phản ứng hóa học chỉ thể hiện một hóa trị duy nhất ?   

A.3        

B.5         

C.2  

D.4

Câu 8: Trường hợp nào xảy ra ăn mòn hóa học?

A. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.

B. Ngâm Zn trong dung dịch H2SO4 loãng có vài giọt CuSO4.

C. Tôn lợp nhà xây sát tiếp xúc với không khí ẩm .

D. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH tiếp xúc với Cl2 ở nhiệt độ cao.

Câu 9:Dãy các kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:

A. Na, Mg, Al.               

B. Cu, Na, Mg.    

C. Mg, Al, Cu.    

D. Al, Cu, Na.

Câu 10:: Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hoá của các ion kim loại giảm dần theo dãy sau

A. Cu2+ ; Fe3+ ; Fe2+.     

B.  Fe3+ ; Cu2+ ; Fe2+.      

C. Cu2+ ; Fe2+ ; Fe3+.    

D.  Fe2+ ; Cu2+ ; Fe3+

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

C

11

A

21

C

2

D

12

B

22

B

3

A

13

A

23

D

4

B

14

C

24

C

5

A

15

B

25

B

6

B

16

B

26

D

7

A

17

A

27

C

8

D

18

A

28

B

9

A

19

D

29

C

10

B

20

B

30

A

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Mai Thúc Loan. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!    

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF