QUẢNG CÁO Tham khảo 300 câu hỏi trắc nghiệm về Điện tích. Điện trường Câu 1: Mã câu hỏi: 44440 Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 3cm là A. 105 V/m B. 104 V/m C. 5.103 V/m D. 3.104 V/m Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 44441 Độ lớn của cường độ điện trường tại một điểm gây ra bởi một điện tích điểm không phụ thuộc: A. độ lớn điện tích thử. B. độ lớn điện tích đó. C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. D. hằng số điện môi của môi trường Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 44442 Một điện tích điểm q đặt trong một môi trường đồng tính, vô hạn có hằng số điện môi bằng 2,5. Tại điểm M cách q một đoạn 0,4m vectơ cường độ điện trường có độ lớn bằng 9.105V/m và hướng về phía điện tích q. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về dấu và độ lớn của điện tích q? A. q = –4 μC B. q = 4 μC C. q = 0,4 μC D. q = –0,4 μC Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 44443 Đường sức điện cho biết: A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy. B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy. C. độ lớn của điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy. D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặt trên đường sức ấy. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 44444 Trong các nhận xét sau, nhận xét nào không đúng với đặc điểm của đường sức điện? A. Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau. B. Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín. C. Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. D. Các đường sức là các đường có hướng. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 44445 Khái niệm nào dưới đây cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm? A. Đường sức điện. B. Điện trường. C. Cường độ điện trường. D. Điện tích. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 44446 Hai điện tích q1 = 5.10-9 C, q2 = –5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là. A. E = 18000 V/m. B. E = 36000 V/m C. E = 1,800 V/m. D. E = 0 V/m. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 44447 Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16 C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là. A. E = 1,2178.10-3 V/m. B. E = 0,6089.10-3 V/m. C. E = 0,3515.10-3 V/m. D. E = 0,7031.10-3 V/m. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 44448 Hai điện tích q1 = 5.10-9 C, q2 = –5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 cm, cách q2 15 cm là. A. E = 16000 V/m. B. E = 20000 V/m. C. E = 1,600 V/m. D. E = 2,000 V/m. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 44449 Hai điện tích q1 = 5.10-16 C, q2 = –5.10-16 C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là. A. E = 1,2178.10-3 V/m. B. E = 0,6089.10-3 V/m. C. E = 0,3515.10-3 V/m. D. E = 0,7031.10-3 V/m. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 44450 Hai điện tích điểm q1 = 0,5 nC và q2 = –0,5 nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6cm trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn là. A. E = 0 V/m. B. E = 5000 V/m C. E = 10000 V/m. D. E = 20000 V/m. Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 44451 Hai điện tích điểm q1 = 0,5 nC và q2 = –0,5 nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6cm trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M nằm trên trung trực của AB, cách trung điểm của AB một khoảng ℓ = 4 cm có độ lớn là A. E = 0 V/m. B. E = 1080 V/m. C. E = 1800 V/m. D. E = 2592 V/m. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 44452 Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 μC và q2 = –2.10-2 μC đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là A. EM = 0,2 V/m. B. EM = 1732 V/m. C. EM = 3464 V/m. D. EM = 2000 V/m. Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 44453 Nếu tại một điểm có 2 điện trường thành phần gây ra bởi 2 điện tích điểm. Hai cường độ điện trường thành thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên: A. đường nối hai điện tích. B. đường trung trực của đoạn nối hai điện tích. C. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 1. D. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 2. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 44454 Nếu tại một điểm có 2 điện trường thành phần gây ra bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng: A. hướng của tổng 2 vectơ cường độ điện trường thành phần. B. hướng của vectơ cường độ điện trường gây ra bởi điện tích dương. C. hướng của vectơ cường độ điện trường gây ra bởi điện tích âm. D. hướng của vectơ cường độ điện trường gây ra bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn. Xem đáp án ◄1...910111213...20► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật