QUẢNG CÁO Tham khảo 300 câu hỏi trắc nghiệm về Điện tích. Điện trường Câu 1: Mã câu hỏi: 20755 Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r. Dịch chuyển để khoảng cách giữa hai điện tích điểm đó giảm đi hai lần nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng. Khi đó, lực tương tác giữa hai điện tích A. tăng lên hai lần. B. giảm đi hai lần. C. tăng lên bốn lần. D. giảm đi bốn lần. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 20756 Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt trong không khí chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε =2 thì lực tương tác giữa chúng là F' với A. F' = F B. F' = 2F C. F' = 0,5F D. F' = 0,25F Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 20757 Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không? A. Có phương là đường thẳng nối hai điện tích. B. Có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích. C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. D. Là lực hút khi hai điện tích trái dấu. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 20758 Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 20759 Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó. B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó. C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử. D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 20761 Một tụ điện phẳng có điện dung 7,0 nF chứa đầy điện môi. Diện tích mỗi bản bằng 15 cm2 và khoảng cách giữa hai bản bằng 10-5 m. Hỏi hằng số điện môi của chất điện môi trong tụ điện ? A. 5,28 B. 2,56 C. 4,53 D. 3,63 Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 20762 Hai bản của một tụ điện phẳng được nối với hai cực một acquy. Nếu dịch chuyển để bản ra xa nhau thì trong khi dịch chuyển có dòng điện đi qua acquy không ? Nếu có, hãy chỉ rõ chiều dòng điện. A. Không có. B. Lúc đầu dòng điện đi từ cực âm sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại. C. Dòng điện đi từ cực âm sang cực dương. D. Dòng điện đi từ cực dương sang cực âm. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 20763 Đường kính trung bình của nguyên tử Hidro là d = 10-8 cm. Giả thiết electron quay quanh hạt nhân Hidro dọc theo quỹ đạo tròn. Biết khối lượng electron m = 9,1.10-31 kg, vận tốc chuyển động của electron là bao nhiêu? A. v = 2,24.106 m/s B. v = 2,53.106 m/s C. v = 3,24.106 m/s D. v = 2,8.106 m/s Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 20764 Hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ 3 Q có điện tích dương hay âm và ở đâu để điện tích này cân bằng, khi q và 4q giữ cố định A. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng r/4. B. Q < 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng 3r/4. C. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3. D. Q tùy ý đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 20765 Có hai điện tích q1= 2.10-6 C, q2 = - 2.10-6 C, đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6cm. Một điện tích q3= 2.10-6 C, đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 cm. Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là A. 14,40N B. 17,28 N C. 20,36 N D. 28,80N Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 20766 Hai điệm tích điểm q1 = 2.10-8C; q2 = -1,8.10-7C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng 12cm trong không khí. Đặt một điện tích q3 tại điểm C. Tìm vị trí, dấu và độ lớn của q3 để hệ 3 điện tích q1, q2, q3 cân bằng? A. q3 = - 4,5.10-8C; CA = 6cm; CB = 18cm B. q3 = 4,5.10-8C; CA = 6cm; CB = 18cm C. q3 = - 4,5.10-8C; CA = 3cm; CB = 9cm D. q3 = 4,5.10-8C; CA = 3cm; CB = 9cm Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 20791 Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. q1> 0 và q2 < 0. B. q1< 0 và q2 > 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 20792 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật A và D cùng dấu. C. Điện tích của vật B và D cùng dấu. D. Điện tích của vật A và C cùng dấu. Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 20793 Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (ε = 81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 (N). Hai điện tích đó A. trái dấu, độ lớn là 4,472.10-2 (μC). B. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10-10 (μC). C. trái dấu, độ lớn là 4,025.10-9 (μC). D. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10-3 (μC). Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 20794 Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là: A. lực hút với độ lớn F = 45 (N). B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N). C. lực hút với độ lớn F = 90 (N). D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N). Xem đáp án ◄12345...20► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật