Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 9.
-
Bài tập 11 trang 42 SGK Toán 9 Tập 2
Đưa các phương trình sau về dạng ax2 + bx + c = 0 và chỉ rõ các hệ số a, b, c:
a) \(5x^2 + 2x = 4 - x\)
b) \(\frac{3}{5}x^2 + 2x - 7 = 3x +\frac{1}{2}\)
c) \(2x^2 + x - \sqrt{3} = \sqrt{3}x + 1\)
d) \(2x^2 + m^2 = 2(m - 1)x, m\) là một hằng số
-
Bài tập 12 trang 42 SGK Toán 9 Tập 2
Giải các phương trình sau:
a) \(x^2 - 8 = 0\)
b) \(5x^2 - 20 = 0\)
c) \(0,4x^2 + 1 = 0\)
d) \(2x^2 + \sqrt{2}x = 0\)
e) \(-0,4x^2 + 1,2x = 0\)
-
Bài tập 13 trang 43 SGK Toán 9 Tập 2
Cho các phương trình:
a) \(x^2 + 8x = -2\)
b) \(x^2 + 2x = \frac{1}{3}\)
Hãy cộng vào hai vế của mỗi phương trình cùng một số thích hợp để được một phương trình mà vế trái thành một bình phương.
-
Bài tập 14 trang 43 SGK Toán 9 Tập 2
Hãy giải phương trình: \(2x^2 + 5x + 2 = 0\). Theo các bước như ví dụ 3 trong bài học.
-
Bài tập 15 trang 51 SBT Toán 9 Tập 2
Giải các phương trình
a) \(7{x^2} - 5x = 0\)
b) \( - \sqrt 2 {x^2} + 6x = 0\)
c) \(3,4{x^2} + 8,2x = 0\)
d) \( - {2 \over 5}{x^2} - {7 \over 3}x = 0\)
-
Bài tập 16 trang 52 SBT Toán 9 Tập 2
Giải các phương trình:
a) \(5{x^2} - 20 = 0\)
b) \( - 3{x^2} + 15 = 0\)
c) \(1,2{x^2} - 0,192 = 0\)
d) \(1172,5{x^2} + 42,18 = 0\)
-
Bài tập 17 trang 52 SBT Toán 9 Tập 2
Giải các phương trình:
a) \({\left( {x - 3} \right)^2} = 4\)
b) \({\left( {{1 \over 2} - x} \right)^2} - 3 = 0\)
c) \({\left( {2x - \sqrt 2 } \right)^2} - 8 = 0\)
d) \({\left( {2,1x - 1,2} \right)^2} - 0,25 = 0\)
-
Bài tập 18 trang 52 SBT Toán 9 Tập 2
Giải các phương trình sau bằng cách biến đổi chúng thành những phương trình với vế trái là một bình phương còn vế phải là một hằng số:
a) \({x^2} - 6x + 5 = 0\)
b) \({x^2} - 3x - 7 = 0\)
c) \(3{x^2} - 12x + 1 = 0\)
d) \(3{x^2} - 6x + 5 = 0\)
-
Bài tập 19 trang 52 SBT Toán 9 Tập 2
Nhận thấy rằng phương trình tích \(\left( {x + 2} \right)\left( {x - 3} \right) = 0,\) hay phương trình bậc hai \({x^2} - x - 6 = 0,\) có hai nghiệm là \({x_1} = - 2,{x_2} = 3\). Tương tự, hãy lập những phương trình bậc hai mà nghiệm của mỗi phương trình là một trong những cặp số sau:
a) \({x_1} = 2,{x_2} = 5\)
b) \({x_1} = - {1 \over 2},{x_2} = 3\)
c) \({x_1} = 0,1;{x_2} = 0,2\)
d) \({x_1} = 1 - \sqrt 2 ,{x_2} = 1 + \sqrt 2 \)
-
Bài tập 3.1 trang 52 SBT Toán 9 Tập 2
Đưa các phương trình sau về dạng \(a{x^2} + bx + c = 0\) và xác định các hệ số a, b, c:
a) \(4{x^2} + 2x = 5x - 7\)
b) \(5x - 3 + \sqrt 5 {x^2} = 3x - 4 + {x^2}\)
c) \(m{x^2} - 3x + 5 = {x^2} - mx\)
d) \(x + {m^2}{x^2} + m = {x^2} + mx + m + 2\)
-
Bài tập 3.2 trang 52 SBT Toán 9 Tập 2
Giải các phương trình sau bằng cách biến đổi chúng thành những phương trình với vế trái là một bình phương còn vế phải là một hằng số:
a) \({x^2} - 3x + 1 = 0\)
b) \({x^2} + \sqrt 2 x - 1 = 0\)
c) \(5{x^2} - 7x + 1 = 0\)
d) \(3{x^2} + 2\sqrt 3 x - 2 = 0\)
-
Bài tập 3.3 trang 53 SBT Toán 9 Tập 2
Tìm b, c để phương trình \({x^2} + bx + c = 0\) có hai nghiệm là những số dưới đây:
a) \({x_1} = - 1\) và \({x_2} = 2\)
b) x1 = -5 và x2 = 0
c) \({x_1} = 1 + \sqrt 2 \) và \({x_2} = 1 - \sqrt 2 \)
d) x1 = 3 và \({x_2} = - {1 \over 2}\)
-
Bài tập 3.4 trang 53 SBT Toán 9 Tập 2
Tìm \(a, b, c\) để phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) có hai nghiệm là \(x_1=-2\) và \(x_2=3.\)
Có thể tìm được bao nhiêu bộ ba số \(a, b, c\) thỏa mãn yêu cầu bài toán\(?\)