Với bài học này chúng ta sẽ cùng Làm quen với số nguyên âm, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Số nguyên âm:
Trong thực tế người ta còn dùng những số nguyên với dấu trừ đứng trước. Chẳng hạn, nhiệt độ mùa đông ở đỉnh Mẫu Sơn có khi xuống tới -20C. Số tự nhiên với dấu trừ đứng trước gọi là số nguyên âm.
1.2. Trục số:
Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số. Khi đó ta được một trục số.
Như vậy một trục số là một đường thẳng trên đó đã chọn điểm 0 gọi là điểm gốc, thường chọn chiều từ trái sang phải làm chiều dương và một đơn vị độ dài, mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm ở bên phải điểm 0, mỗi số nguyên âm được biểu diễn bởi một điểm ở bên trái điểm 0.
Ví dụ 1:
Người ta còn dùng số nguyên để chỉ thời gian trước Công nguyên. Chẳng hạn, nhà toán học Pi-ta-go sinh năm -570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên. Hãy viết số (nguyên âm) chỉ năm tổ chức Thế vận hội đầu tiên, biết rằng nó diễn ra năm 776 trước Công nguyên.
Giải
Thế vận hội đầu tiên tổ chức vào năm -776 (âm bảy trăm bảy mươi sáu).
Ví dụ 2: Vẽ trục số và cho biết: Những điểm nằm cách điểm 0 hai đơn vị, không đơn vị và hai cặp điểm cách đều điểm 0.
Giải
Những điểm nằm cách điểm 0 hai đơn vị là 2 và -2, cách không đơn vị là điểm 0. Hai cặp điểm cách đều điểm 0, chẳng hạn:3 và -3, 4 và -4
Ví dụ 3: Trên trục số điểm 3 cách điểm 0 là 3 đơn vị theo chiều dương, điểm -3 cách điểm 0 là 3 đơn vị theo chiều âm.
Điền vào chỗ trống các câu sau đây:
a. Điểm -2 cách điểm 2 là ... đơn vị theo chiều...
b. Điểm 1 cách điểm -3 là .... đơn vị theo chiều....
Giải
a. Điểm -2 cách điểm 2 là 4 đơn vị theo chiều âm
b. Điểm 1 cách điểm -3 là 4 đơn vị theo chiều dương.
Bài tập minh họa
Bài 1: Vẽ một trục số và cho biết:
a) Những điểm nằm cách điểm 3 bốn đơn vị
b) Những điểm nằm giữa các điểm -4 và 2
Hướng dẫn giải:
a) Những điểm nằm cách điểm 3 bốn đơn vị là 7 và -1
b) Những điểm nằm giữa các điểm -4 và 2 là -3; -2; -1; 0; 1
Bài 2: Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần:
-54; 65; -35; 0; 12; 45; -17
Hướng dẫn giải:
-54; -35; -17; 0; 12; 45; 65
Bài 3: Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:
24; -19; -20; 3; 2; -108; -96
Hướng dẫn giải:
24; 3; 2; -19; -20; -96; -108
3. Luyện tập Bài 1 Chương 2 Số học 6
Qua bài giảng Làm quen với số nguyên âm này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
- Biết được số nguyên âm là số như thế nào
- Cách biểu diễn số nguyên âm trên trục số
3.1 Trắc nghiệm về Làm quen với số nguyên âm - Số học 6
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Bài 1 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
Câu 1:
Trục số là gì?
Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2 Bài tập SGK về Làm quen với số nguyên âm - Số học 6
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Bài 1 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1
Bài tập 1 trang 66 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 2 trang 66 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 3 trang 66 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 4 trang 66 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 5 trang 66 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 6 trang 67 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 7 trang 67 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 8 trang 67 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 1 trang 68 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 2 trang 68 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 3 trang 68 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 4 trang 68 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 5 trang 68 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 1.1 trang 67 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 1.2 trang 67 SBT Toán 6 Tập 1
4. Hỏi đáp về Làm quen với số nguyên âm - Số học 6
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Toán Học 6 HỌC247