YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại


Qua nội dung Lịch sử và Địa lí 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại SGK Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập rèn luyện. Bài học được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em, hi vọng tài liệu giúp ích các em trong quá trình học tập và rèn luyện. Mời các em cùng theo dõ

 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Hy Lạp cổ đại

- Vùng đất Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều với trung tâm nằm ở phía Nam bán đảo Ban-căng. Địa hình ở đây bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy dài ra biển. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ,chỉ thích hợp trồng các cây lâu lắm như nho,ô liu,…

- Hy Lạp có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc lập những hải cảng. Ở đây còn có nhiều khoáng sản như đồng, bạc, vàng.

Hoạt động kinh tế chính của người Hy Lạp là thương nghiệp, chủ yếu là mua bán và trao đổi hàng hóa như rượu nho, dầu ô liu, đồ gốm màu, đá cẩm thạch, thiếc, chì, vải,… và đổi lấy ngũ cốc, lương thực,… Nô lệ là hàng hóa đặc biệt với cảng Pi-rê là trung tâm sản xuất-nhập khẩu và buôn bán nô lệ sầm uất nhất của thế giới cổ đại.

b. La Mã cổ đại

- Cũng giống như Hy Lạp, bán đảo I-ta-li-a-nơi hình thành Nhà nước La Mã cổ đại, nằm ở Nam Âu, xung quanh được biển bao bọc.

- Bờ biển ở phía Nam có nhiều vịnh, cảng thuận lợi cho tàu bè ra vào trú đậu. Đến thời kì La Mã, lãnh thổ được mở rộng ở cả ba châu lục với nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn. Nhờ đó, trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển, đất chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim.

1.2. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại

+ Bộ máy nhà nước A-ten được tổ chức theo kiểu dân chủ chủ nô, đây là thành bang quan trọng nhất, tiêu biểu cho chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ đại. Để bảo vệ nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính.

+ Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tư lệnh, Hội đồng 500 người và Tòa án 6000 thẩm phán.

1.3. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại

- Khoảng thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành thị trên bán đảo I-ta-li-a, chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp,các quốc gia ven bờ Địa Trung Hải và trở thành một đế chế. Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào thế kỉ thứ II.

- Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã. Tuy không xưng là hoàng đế nhưng trong thực tế, Ốc-ta-viu-xơ nắm trong tay mọi ik

- Dưới thời Ốc-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện nguyên lão được coi trọng, với số nghị viện khoảng 600 người, nhiều chức năng của Đại hội nhân dân trước đó được chuyển giao cho Viện Nguyên lão.

1.4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã

+ Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A,B,C,…) và chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.

+ Văn học Hy Lạp và La Mã cổ đại phong phú về thể loại (thần thoại, thơ, kịch). Một số tác giả tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm I-li-át và Ô-đi-xê (Hy Lạp).

+ Từ những hiểu biết khoa học của người phương Đông cổ đại, người Hy Lạp đã khái quát thành định lí, định luật cho khoa học sau này như: định lí Pi-ta-go, định lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét,..

+Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, được gọi là Dương lịch.

+ Các nhà sử học tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã tiêu biểu là Hê-rô-dốt với Lịch sử chiến tranh Hy Lạp và Ba Tư, Tuy-xi-dit với Lịch sử chiến tranh Pê-lê-pôn-lét.

+ Nhiều tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại vẫn là mẫu mực nghệ thuật điêu khắc cho đến nay như tượng thần Vệ nữ Mi-lô, Lực sĩ ném đĩa, nữ thần A-tê-na,..

- Hầu hết những thành tựu văn minh của Hy Lạp và La Mã vẫn còn tồn tại và được bảo tồn đến tận ngày nay như:lịch, các định luật định lí,… những tác phẩm điêu khắc và những công trình vĩ đại như đấu trườn Cô-li-dê vẫn còn tồn tại đến nay.

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp thì không có châu Âu hiện đại (theo Ăng-ghen). Theo em, điều gì khiến cho nền văn minh cổ đại này được đánh giá cao như vậy? Văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật?

Hướng dẫn giải:

Đề trả lời câu hỏi này, học sinh liên hệ thực tế dựa trên các nguồn báo chí hoặc internet để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ăng ghen nói: “Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp thì không có châu Âu hiện đại.” Câu nói này đánh giá cao nền văn minh cổ đại Hy Lạp và La Mã là do:

Trong dòng chảy của lịch sử văn minh phương Tây cổ đại, hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã giữ vai trò nền tảng cho sự hình thành và phát triển của những cư dân gốc du mục, cùng với đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ từ các thành bang nhỏ bé. Do có cùng một phong cách nên hai nền văn minh này được gọi chung là nền văn minh Hy-La.

Khác với các quốc gia cổ địa ở phương Đông, chủ yếu được hình thành ở những khu vực gần các con sông, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp; còn văn minh phương Tây cổ đại được hình thành và phát triển trên những khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, phức tạp – không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nhưng bù lại có sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo. Từ đó hình thành những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè,… thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các nước; đồng thời mang những thành tựu văn hóa, văn minh truyền bá khắp thế giới.

Sự phát triển của kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại. Đặc biệt là sự phát triển cực thịnh của chế độ chiếm nô và phương thức sản xuất mới đạt đến đỉnh cao của chế độ nó trong xã hội phương Tây cổ đại.

Sự giàu mạnh về kinh tế chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy khát vọng mở rông lãnh thổ và ảnh hưởng đến các quốc gia khác.Văn minh Hy –La không chỉ đặt nền tảng vững chắc cho văn minh cổ đại mà còn là nền tảng xuyên suốt chiều dài lịch sử cho sự phát triển của các nước châu Âu đến nay.

2.2. Điều kiện tự nhiên

Câu 1

Quan sát lược đồ, em hãy cho biết vị trí địa lí của Hy Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật?

Hướng dẫn giải:

Quan sát lược đồ, xác định điểm nổi bật về vị trí địa lí của Hy Lạp cổ đại

Lời giải chi tiết:

Vùng đất Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều với trung tâm nằm ở phía Nam bán đảo Ban-căng. Địa hình ở đây bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy dài ra biển. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ,chỉ thích hợp trồng các cây lâu lắm như nho,ô liu,…

Hy Lạp có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc lập những hải cảng. Ở đây còn có nhiều khoáng sản như đồng, bạc, vàng.

Câu 2

Theo em, với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế để phát triển các ngành kinh tế nào?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào tư liệu được cung cấp, nghiên cứu nội dung tư liệu kết hợp kiến thức cá nhân 

Lời giải chi tiết:

Từ đoạn tư liệu trên có thể thấy cung cấp cho chúng ta những thông tin một cách khá đầy đủ về nền kinh tế của Hy Lạp cổ đại.

Hoạt động kinh tế chính của người Hy Lạp là thương nghiệp, chủ yếu là mua bán và trao đổi hàng hóa như rượu nho, dầu ô liu, đồ gốm màu, đá cẩm thạch, thiếc, chì, vải,… và đổi lấy ngũ cốc, lương thực,… Nô lệ là hàng hóa đặc biệt với cảng Pi-rê là trung tâm sản xuất-nhập khẩu và buôn bán nô lệ sầm uất nhất của thế giới cổ đại.

Câu 3

Dựa vào nội dung ở trên và quan sát lược đồ, em hãy cho biết vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại.

Hướng dẫn giải:

Quan sát lược đồ, xác định điểm nổi bật về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại.

Lời giải chi tiết:

Cũng giống như Hy Lạp, bán đảo I-ta-li-a-nơi hình thành Nhà nước La Mã cổ đại, nằm ở Nam Âu, xung quanh được biển bao bọc.

Bờ biển ở phía Nam có nhiều vịnh, cảng thuận lợi cho tàu bè ra vào trú đậu. Đến thời kì La Mã, lãnh thổ được mở rộng ở cả ba châu lục với nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn. Nhờ đó, trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển, đất chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim.

2.3. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại

Hãy trình bày những nét chính về tổ chức thành bang ở Hy Lạp. Những ưu điểm của nhà nước thành bang là gì?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào thông tin trong bài xác định những nét chính về tổ chức thành bang ở Hy-Lạp, dựa theo các gợi ý:

+ Bộ máy nhà nước.

+ Các cơ quan chính trị.

+ Ưu điểm nhà nước.

Lời giải chi tiết:

- Những nét chính về tổ chức thành bang A-ten:

+ Bộ máy nhà nước A-ten được tổ chức theo kiểu dân chủ chủ nô, đây là thành bang quan trọng nhất, tiêu biểu cho chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ đại. Để bảo vệ nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính.

+ Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tư lệnh, Hội đồng 500 người và Tòa án 6000 thẩm phán.

- Ưu điểm của nhà nước thành bang:

+ Không như ở phương Đông, quyền lực tối cao tập trung trong tay hoàng đế (chế độ quân chủ chuyên chế), ở Aten (Hi Lạp) quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân.

+ Tất cả những công dân 18 tuổi trở nên (chỉ giành cho nam giới), đều được tham gia. Cơ quan này có quyền thảo luận những vấn đề quan trọng nhất của đất nước như giảng hòa hay tuyên chiến, đề ra các dự luật, bầu chọn và cử các viên chức nhà nước như chức chấp chính quan hay tư lệnh quân đội.

+ Ngoài ra, còn có Hội đồng 500 người, mà tất cả các công dân tự do (nam) từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia. Đây là cơ quan hành chính cao nhất. Số đại biểu của mỗi tiểu khu cử lên được căn cứ theo tỉ lệ dân số nhiều hay ít.

+ Ở A-ten, còn quy định chế độ “bỏ phiếu bằng vỏ sò”. Có nghĩa là mọi công dân A-ten đều có thể ghi tên những người, kể cả quan chức bị nghi ngờ phản trắc. Nếu có 6000 vỏ sò cùng ghi tên một người thì trong vòng 10 ngày họ bị trục xuất khỏi thành bang, của cải bị niêm phong.

2.4. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại

Dựa vào sơ đồ trên, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.

Hướng dẫn giải:

Quan sát sơ đồ, phân tích nội dung sơ đồ, từ đó trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.

Lời giải chi tiết:

Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã. Tuy không xưng là hoàng đế nhưng trong thực tế, Ốc-ta-viu-xơ nắm trong tay mọi ik

Dưới thời Ốc-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện nguyên lão được coi trọng, với số nghị viện khoảng 600 người, nhiều chức năng của Đại hội nhân dân trước đó được chuyển giao cho Viện Nguyên lão.

2.5. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại

Hãy kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay?

Hướng dẫn giải:

Nghiên cứu nội dung thông tin mục 4, lưu ý các thành tựu:

+ Bảng chữ cái La-tinh

+ Văn học

+ Toán học

+ Lịch dương...

Lời giải chi tiết:

- Một số thành tựu tiêu biểu của văn hóa Hy Lạp và La Mã đó là:

+ Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A,B,C,…) và chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.

+ Văn học Hy Lạp và La Mã cổ đại phong phú về thể loại (thần thoại, thơ, kịch). Một số tác giả tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm I-li-át và Ô-đi-xê (Hy Lạp).

+ Từ những hiểu biết khoa học của người phương Đông cổ đại, người Hy Lạp đã khái quát thành định lí, định luật cho khoa học sau này như: định lí Pi-ta-go, định lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét,..

+Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, được gọi là Dương lịch.

+ Các nhà sử học tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã tiêu biểu là Hê-rô-dốt với Lịch sử chiến tranh Hy Lạp và Ba Tư, Tuy-xi-dit với Lịch sử chiến tranh Pê-lê-pôn-lét.

+ Nhiều tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại vẫn là mẫu mực nghệ thuật điêu khắc cho đến nay như tượng thần Vệ nữ Mi-lô, Lực sĩ ném đĩa, nữ thần A-tê-na,..

- Hầu hết những thành tựu văn minh của Hy Lạp và La Mã vẫn còn tồn tại và được bảo tồn đến tận ngày nay như: lịch, các định luật, định lí,… những tác phẩm điêu khắc và những công trình vĩ đại như đấu trường Cô-li-dê vẫn còn tồn tại đến nay.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Giới thiệu và nhận xét được tác động cảu điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
+ Trình bàu được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã.
+ Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 49 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 49 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 49 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1.1 trang 29 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.2 trang 30 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.3 trang 30 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.4 trang 30 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1.5 trang 30 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 30 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 31 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 31 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 32 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 32 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 32 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 32 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 32 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON